So sánh thi bằng lái xe giữa Singapore và Việt Nam

ở Nhật, ngoái đầu tức là quay đồng nhìn điểm mù bên hông xe xem có thằng nào đang đi song song mình không đấy, chứ có phải quay hẳn người nhìn ra đuôi xe đâu.
 
Có gương nhìn phía sau mà nhỉ, sao phải ngoái đầu lại ta @_@



Ở Việt Nam thi đường trường phải vào / trả số theo hướng dẫn của giám thị, rẻ trái rẻ phải, tăng tốc, đèn xanh đèn đỏ, xi nhan các kiểu.

Chấm bằng máy nên khi giám thị ra lệnh rẽ mà bạn ko rẽ thì máy sẽ trừ điểm, nhưng nếu bạn làm cách nào đó để thầy chấm qua thì thầy bấm ok ko bị trừ :D

Hôm tôi thi sa hình, sang số 3 nhanh qua thầy bảo làm lại vì chưa kịp bấm nút :LOL:

Thi ở cái đường làng nhỏ xíu tôi toàn chạy ở giữa đường, mấy bà chị hỏi ủa chạy kiểu gì không bám lề, thầy bảo chạy vậy đúng rồi.

Do xưa giờ tập với ông thầy đến buổi thứ 2 ổng cho ra QL1 chạy luôn, nói ra thì nguy hiểm nhưng nhờ vậy mới nhanh quen cảm giác lái. Đi đường trường thực tế với sa hình nó khác nhau hoàn toàn.

Sent from Samsung SM-G973F using vozFApp
 
Mấy cái liệt kê về thi ở Việt nam đúng nhưng mới là phần nổi. Thực tế còn nhiều yếu tố tác động tới kết quả đậu rớt:
  • thi lý thuyết nghe đồn trước đây có thể mua. Bây giờ chắc làm khó rồi nên ko mua dc nữa
  • thi sa hình phụ thuộc vào xe chip khá nhiều. Xe cùi ko quen xe dễ tạch bài qua dốc cầu. (nghe có trường hợp thầy đứng ngoài chỉ dẫn luôn)
  • đường trường thì auto đút tiền là qua. 1 sát hạch viên + 6 thí sinh chung 1 xe. Mỗi người chạy 2km. Shv thậm chí còn thao tác phụ học viên (lên, trả số)

Đây là trải nghiệm cá nhân của tôi. Có thể tuỳ trung tâm, tuỳ thầy
 
Mấy cái liệt kê về thi ở Việt nam đúng nhưng mới là phần nổi. Thực tế còn nhiều yếu tố tác động tới kết quả đậu rớt:
  • thi lý thuyết nghe đồn trước đây có thể mua. Bây giờ chắc làm khó rồi nên ko mua dc nữa
  • thi sa hình phụ thuộc vào xe chip khá nhiều. Xe cùi ko quen xe dễ tạch bài qua dốc cầu. (nghe có trường hợp thầy đứng ngoài chỉ dẫn luôn)
  • đường trường thì auto đút tiền là qua. 1 sát hạch viên + 6 thí sinh chung 1 xe. Mỗi người chạy 2km. Shv thậm chí còn thao tác phụ học viên (lên, trả số)

Đây là trải nghiệm cá nhân của tôi. Có thể tuỳ trung tâm, tuỳ thầy
Tôi vừa thi sát hạch B2 ngày 5/11, và có 1 số đúc kết sau:
  • Thi lý thuyết: có thể bao được bằng cách thầy giáo xếp 1 người biết làm và 1 người bao (Cách này rủi ro và không bao đậu 100%, và mỗi ca thi thực hiện được ít) Vì vậy 90% tôi xác nhận là tự thi.
  • Thi sa hình: chỉ có thể chọn được xe thi như xe lúc tập chip, còn lại tự thi tự đậu. Tôi thi ramdom nhưng vẫn cảm giác xe hôm thi có máy và ga khỏe hơn mấy xe lúc tập.
  • Thi đường trường: thầy giáo chỉ cho nhiều, chạy đường ít người nên dễ. Lúc đậu tôi có cảm ơn thầy còn không biết mn ra sao. Cái này tôi thấy tùy mỗi người vì sau khi đậu tôi mới cảm ơn.
 
Chưa rõ vụ quay hẳn đầu ra quan sát cho lắm. Bác có ví dụ hình ảnh hay clip nào không.

Còn lái thông thường thì trước khi chuyển làn cần nhìn phía trước không có điểm quay đầu có xe tới , và nhìn gương hậu không thấy xe từ sau đi tới, hoặc liếc ngang không thấy xe nào bên hông (mà điểm mù gương không thấy được) thì mới xi nhan rồi đánh lái vừa đủ để chuyển làn.

Liệu có phải “quay hẳn đầu quan sát” chính là quay liếc ngang hông xe tránh khuất điểm mù không bác?

via theNEXTvoz for iPhone
Đúng là kiểm tra điểm mù của gương đấy. Nhưng bên này họ không cho liếc, mà phải quay hẳn đầu sang. Mình quen kiểu liếc ở VN sang bên này đi đổi bằng bị trừ điểm nhiều nhất phần đấy. Thi 4-5 lần mới được.
 
Chấm dựa vào sát havh5 viên có vẻ cảm tính quá.

Còn thấy cái vụ chia bài lý thuyết cơ bản nâng cao, dẫu cái này dc thị cái kia. Cái này ok nà.
Nhắc mới nhớ, 99% sát hạch viên mặt mũi cứ hầm hầm cứ như thí sinh đang nợ tiền vậy 🤣 . Luật thi ghi là họ không được nói chuyện thân mật với thí sinh, lại còn có camera ghi hình trong xe nữa, nên chắc làm vậy cho an toàn. Chỉ tội mấy đứa thi, đang lo lắng thấy vậy còn sợ hơn nữa.

Còn có mấy ông già thích chơi khó thí sinh nữa. Xe khác đang đến mà ổng ra lệnh "đi". Đứa nào không để ý mà đi luôn thì tạch tại chỗ.
 
Mấy ông nói ko ngoái đầu lại chắc toàn lái ẩu, chưa gặp trường hợp nhìn gương chiếu hậu ko có xe nào nhưng rẽ ra có xe nó phi cái vèo. Điểm mù gương chiếu hậu là khi xe đi gần đến xe mình :D
 
Đm sao phải ngoái nhỉ, xi nhan đâu phải rẽ ngay, rẽ từ từ ko đột ngột thì ko bao giờ có điểm mù với xe nhỏ, còn xe tải thì có thêm gương, cam hỗ trợ :doubt:
 
Chưa rõ vụ quay hẳn đầu ra quan sát cho lắm. Bác có ví dụ hình ảnh hay clip nào không.

Còn lái thông thường thì trước khi chuyển làn cần nhìn phía trước không có điểm quay đầu có xe tới , và nhìn gương hậu không thấy xe từ sau đi tới, hoặc liếc ngang không thấy xe nào bên hông (mà điểm mù gương không thấy được) thì mới xi nhan rồi đánh lái vừa đủ để chuyển làn.

Liệu có phải “quay hẳn đầu quan sát” chính là quay liếc ngang hông xe tránh khuất điểm mù không bác?

via theNEXTvoz for iPhone
Confirm là phải quay hẳn đầu nhìn góc ô kính 2 cửa nha. Đó là check điểm mù khi rẽ vì gương nhiều khi ko bao hết đc do người khác có thể đi bất chợt từ hướng khác ra chứ ko riêng gì cùng chiều với mình. Họ rất máy móc, muốn rẽ phải đúng thứ tự: nhìn gương hậu => bật xinhan => quay đầu check=> rẽ. Mới đầu tôi ko quen toàn quên check nó chửi sml.
Nhưng đổi lại nhờ có sự máy móc khi dạy của họ mà tôi thấy lái xe rất an toàn và tự tin.
có khá nhiều bài học hay của họ về đảm bảo an toàn cho mình lẫn người xung quanh mà tôi thấy vn mình ko có.(tôi ko phải kiểu thượng đẳng chê đất nc đâu nhé )
 
Confirm là phải quay hẳn đầu nhìn góc ô kính 2 cửa nha. Đó là check điểm mù khi rẽ vì gương nhiều khi ko bao hết đc do người khác có thể đi bất chợt từ hướng khác ra chứ ko riêng gì cùng chiều với mình. Họ rất máy móc, muốn rẽ phải đúng thứ tự: nhìn gương hậu => bật xinhan => quay đầu check=> rẽ. Mới đầu tôi ko quen toàn quên check nó chửi sml.
Nhưng đổi lại nhờ có sự máy móc khi dạy của họ mà tôi thấy lái xe rất an toàn và tự tin.
có khá nhiều bài học hay của họ về đảm bảo an toàn cho mình lẫn người xung quanh mà tôi thấy vn mình ko có.(tôi ko phải kiểu thượng đẳng chê đất nc đâu nhé )
Share thêm cho anh em nữa xem nào thím

via theNEXTvoz for iPhone
 
Đm sao phải ngoái nhỉ, xi nhan đâu phải rẽ ngay, rẽ từ từ ko đột ngột thì ko bao giờ có điểm mù với xe nhỏ, còn xe tải thì có thêm gương, cam hỗ trợ :doubt:
Clip này nè, nguyên tắc là rẽ vô đường khác, nhập vô đường khác là phải dừng chờ clear of traffic, còn thấy xe chạy tới là phải nhường họ. Cái này áp dụng ở nước ngoài mật độ xe thấp, ở vn chắc chờ tới tối cũng ko clear đc.

 
Share thêm cho anh em nữa xem nào thím

via theNEXTvoz for iPhone
Ở trong quá trình học của tôi thì thấy ấn tượng về bài học điểm mù của họ. Khi ngồi vào vị trí ghế lái, quan sát 3 gương hậu+ đằng trước xe tuy nghĩ là nhìn đc nhiều nhưng thực ra họ làm 1 bài test nhét đc hơn 100 người ở tư thế ngồi vào 3 điểm mù: đầu xe, 2 bên hông, đuôi xe. Vì vậy họ luôn yêu cầu kiểm tra xung quanh trc khi nổ máy(tránh trẻ em chơi gần xe, gầm xe). Trước khi ra cầm volang thật thì mình đc lái xe giả lập gần giống thật cho quen cảm giác ngồi xe.
họ dạy lí thuyết thường hay nhấn mạnh vào khâu tai nạn gây nỗi đau tới người khác, họ quy trách nhiệm lên mình sẽ ra sao nếu làm mất đi thành viên của gđ người khác. Vì thế nên mọi người sẽ có trách nhiệm hơn khi ngồi lên lái xe.
à về khoản thi thì họ ko có thi chip như mình, học và thi là 1 quá trình các giáo viên họ đánh giá, ko phải chỉ 1 giáo viên dạy. Học lái xe trong khu vực đào tạo riêng của họ trước, thi lấy bằng tạm thời trước mới được đi ra ngoài đường. Mỗi tiết lái là họ luôn ngồi cạnh mình, chú ý rất kĩ mình lái xe và hết giờ sẽ lại góp ý mình sai ở đâu và nên cải thiện thế nào. Cứ như vậy đến khi họ công nhận mình đã “đủ” kinh nghiệm để ra trường. Còn bài thi ra trường cũng chỉ ra ngoài lái theo ý giáo viên thôi chả có gì khó.
Thử thách cuối cùng sau khi học xong tại trường đào tạo lái xe là thi lý thuyết tại tỉnh thành đang sống. Cái này khoai vl do nếu thi bằng tiếng nhật thì tỉ lệ tạch khá cao vì mình ko hiểu hết chữ hán tiếng nhật đc, người nhật còn trượt đầy. Nên là có 1 cách lách luật rất ổn cho thím nào ko biết đó là có 1 số tỉnh cho đăng kí thi tiếng việt, mình cần phải mượn địa chỉ bạn bè sống tại tỉnh đó để xin chuyển cư trú vào đó thì mới đăng kí thi được. Thi xong lại chuyển về tỉnh mình sống, rồi cầm bằng lái đó ra công an chuyển địa chỉ. :D Hơi rắc rối tí nhưng đảm bảo tỉ lệ đỗ 100%( vì phải học hành cẩn thận thi chứ) tôi biết nhiều ông tự tin tiếng nhật trình độ cao nhưng thi mấy lần vẫn tạch,mà tạch 2 lần là lại đóng tiền học lại từ đầu thì phải, phí tiền lắm:haha::haha:
Mà học hành luật gt cẩn thận cũng có cái hay. Ngày xưa đi xe máy chả học hành gì gặp mấy chú xxx thì run như chó vì đâu có biết mình đúng sai như nào. Mất khá tiền ngu rồi
Bây giờ mà bị tuýt cái là mạnh dạn xin biên bản tự tin nói các chú làm sai thì liệu hồn với cháu ngay :byebye::byebye::byebye:
 
Chào các bác. Chẳng qua là em vừa lấy được bằng lái xe manual bên Singapore, cao hứng quá nên mới đi tìm hiểu thêm về thi bằng lái B2 ở Việt Nam. Em post thread này để so sánh về thi lấy bằng lái xe giữa 2 nước, để các bác góp ý và thảo luận.

Lưu ý là em chưa bao giờ học và thi bằng B2 ở Việt Nam. Tất cả những gì em biết về bằng B2 là qua google, youtube, lời thằng bạn, con em, ông bác, v.v., cho nên có thể sẽ không chính xác.

Thi Lý Thuyết
  • Singapore: Thi 2 lần, Cơ Bản và Nâng cao,mỗi lần thi 50 câu, phải trả lời đúng ít nhất 45 câu. Phải đậu Cơ Bản thì mới được ngồi vào xe học (bắt buộc phải có thầy dạy lái ngồi cạnh). Phải đậu Nâng cao thì mới được thi thực hành. Ngày thi 2 bài lý thuyết với thực hành phải khác nhau.
  • Việt Nam: Thi lý thuyết (35 câu) với thực hành cùng 1 ngày.
Thi Thực Hành
  • Thể thức thi
    • Singapore:
      • Thi trong sa hình và ngoài đường. Sát hạch viên (là cảnh sát giao thông) sẽ ngồi cạnh mình từ đầu đến cuối.
      • Mỗi lần phạm lỗi sẽ bị cho điểm trừ, tùy vào lỗi. Một số lỗi sẽ rớt trực tiếp
      • Muốn đậu thì khi kết thúc bài thi phải dưới 20 điểm trừ, và không có lỗi rớt trực tiếp nào. Lưu ý là sa hình và ngoài đường sẽ tính điểm chung (ví dụ sa hình bị trừ 8 điểm, ngoài đường bị trừ 12 điểm thì kết quả cuối là sẽ tạch)
    • Việt Nam
      • Thi trong sa hình bằng xe gắn chíp tự động, không có người ngồi cạnh. Khi thi ngoài đường sẽ có sách hạch viên ngồi cạnh
      • Tối đa 100 điểm, mỗi lần phạm lỗi sẽ bị cho điểm trừ, tùy vào lỗi. Một số lỗi sẽ rớt trực tiếp
      • Sa hình và ngoài đường tính điểm riêng. Mỗi phần thi cần đạt 80/100 điểm để đậu
  • Thi Sa Hình
    • Singapore
      • Gồm các phần thi Slope Start (khởi hành dốc), Crank Course (đường vuông góc), S Course (đường chữ S), Vertical Parking (Đỗ xe ngang), Parallel Parking (Đỗ xe dọc), Directional Change (Thay đổi hướng), Emergency Brake (thắng xe khẩn cấp)
      • Các phần thi không theo thứ tự nhất định nào. Người thi cần lái vòng quanh sa hình và tuân theo hiệu lệnh của sát hạch viên (ví dụ rẽ trái vào đường số 17 và đỗ xe song song). Nếu lái nhanh quá mà đi quá chỗ rẽ thì có thể bị loại trực tiếp.
      • Người thi cần tuân thủ luật giao thông mọi lúc ở trong sa hình, như đèn giao thông, đi đúng làn đường, phần đường cho người đi bộ, nếu không sẽ bị loại trực tiếp. Tuy nhiên, nó không phải là 1 phần thi riêng. Ví dụ nếu đèn xanh hoặc vạch ngựa vằn cho người đi bộ không có ai, thì có thể đi tiếp mà không cần dừng lại. Thậm chí, nếu dừng lại không có lí do thì sẽ bị trừ điểm.
      • Không có giới hạn thời gian, trừ phần thi Đỗ xe ngang (3 phút) và đỗ xe song song (5 phút)
      • Nếu rớt từ phần sa hình thì không được ra đường
      • 5pE68pe.jpg
    • Việt Nam
      • Có 11 bài thi sa hình, gồm khởi hành, nhường đường cho người đi bộ, khởi hành dốc, v.v.
      • Người thi ngồi 1 mình trong xe gắn chíp và tuần theo hiệu lệnh của loa phát thanh
      • Các bài thi đi theo 1 thứ tự nhất định (có thể tùy vào trường thi).
      • Có thời gian giới hạn cho cả bài thi (quên mất rồi :pudency:), và cho từng phần thi (khoảng 30s thì phải, bác nào biết thì nhắc với)
      • Nếu rớt từ phần sa hình thì không được ra đường.
  • Thi ngoài đường
    • Singapore
      • Đi theo sự chỉ đạo của sát hạch viên, ví dụ đi thẳng, rẻ trái, quay đầu, rẽ phải, v.v
      • Sẽ không có 1 đường nhất định, mà tùy vào hứng của sát hạch viên hôm đó. Bài thi sẽ bắt đầu từ trường lái, đi vòng vèo và kết thúc khi thí sinh quay lại trường lái và đỗ xe.
      • Tuân theo luật giao thông và giới hạn tốc độ. Nếu xe quá đông và mình không thể chuyển làn 1 cách an toàn để đi theo hướng của sát hạch viên yêu cầu thì cũng sẽ không bị loại. Chỉ đơn giản là sẽ đi đường khác
    • Việt Nam
      • Hình như là chạy thẳng 1 đường 2km? Em cũng không rõ lắm tại thấy ít người nhắc đến phần này?
  • Một số lỗi bị trừ điểm tiêu biểu
    • Singapore
      • Chậm khởi hành: -2pts/lần
      • Dừng lại không cần thiết: -2pts/lần
      • Tốc độ quá chậm trên đường: -2pts/lần
      • Không khởi động lại nhanh khi chết máy (chết máy không bị trừ điểm): -2pts/ lần
      • Không chỉnh gương khi di chuyển tới (kể cả trong sa hình): -2pts/ lần
      • Không kiểm tra gương chiếu hậu (khi khởi hành, chậm lại hoặc dừng lại): -4pts/lần
      • Không kiểm tra điểm mù khi khởi hành, rẽ trái hoặc phải (phải ngoái đầu lại sau nhìn): -4pts/lần
      • Khiến xe khác phải phanh hoặc chậm lại để tránh tai nạn: - 8pts/ lần
      • Vượt quá vạch dừng: loại thẳng
      • Vượt đèn đỏ, vượt tốc độ cho phép: loại thẳng
      • Leo lề: loại thẳng
    • Việt Nam
      • Không bật/ tắt xi nhan đúng lúc: -5pts/lần
      • Dừng quá xa vạch dừng: -5pts/lần
      • Số vòng động cơ quá lớn: -5pts/lần
      • Chết máy: -5pts/lần
      • Vượt quá thời gian: -5pts hoặc bị loại
      • Vượt tốc độ cho phép: -5pts
      • Vượt quá vạch dừng: loại thẳng
      • Leo lề: loại thẳng
Kết luận
  • Theo cảm nhận của em, bài thi của Singapore họ chú trọng về việc lái xe an toàn hơn, còn kỹ năng lái xe thì chỉ cần ở mức cơ bản đủ xài
  • Bài thi của Việt Nam đòi hỏi sự nhuần nhuyễn của người thi, tiêu biểu là việc giới hạn thời gian cho các phần thi quá ngắn. Trong khi đó, việc kiểm tra an toàn bị bỏ qua, chỉ giới hạn ở việc bật xi nhan, chứ không ngoái đầu lại để kiểm tra xung quanh xe. Như vậy nó chỉ trông chờ ở ý thức từng người, và cái tâm của thầy dạy lái xe.
  • Việc đậu rớt ở Singapore cũng phụ thuộc rất lớn vào cảm nhận của sát hạch viên. Nếu họ cảm thấy an tâm với cách bạn lái thì họ sẽ cho qua, còn không thì họ dễ dàng tìm ra 101 cách để trừ điểm (nghe đồn là người trẻ < 20 tuổi thì sẽ bị chấm gắt gao hơn)
  • Thi cử là một chuyện, còn dĩ nhiên ở Singapore thì cũng có nhiều đứa lái rất láo, và ở Việt Nam có nhiều người lái có common sense và an toàn.
Đây là mấy dòng so sánh và cảm nhận của em. Các bác có điều gì để thêm vào, chỉnh sửa thì cứ thoải mái nhé :)
Thx thím vì bài review chi tiết.
Thím có thể cho biết thêm các bước để lấy được bằng không ợ, cũng như chi phí thế nào. Với thím tính mua hay thuê xe mà lấy bằng thế
lBAzaFs.png
 
Viet nam thi tuổi tôm so với sing, bên đó thi rớt như rạ, động tác nào chuẩn động tác đó, ninja ko sống nổi bên nước đó đâu
h2tqlbi.gif
 
Năm 2k17 mình thi bằng lái. Phần thi sa hình lúc đỗ xe vào chuồng có mấy ng thi chung với mình đỗ xe được rồi nhưng không vuông vắng hay sao đó mà cảm biến nó không nhận
4gmOAMB.gif
loay hoay chỉnh xe tới lui 1 lát nó loại cmnl. Cay cho mấy anh này vcl

via theNEXTvoz for iPhone
 
Không biết các ông thế nào chứ tôi học vs thi B2 là đóng thẳng 10tr cho ông thầy (ông này là bố của bạn của thằng bạn tôi và ổng là thầy dạy lái) ổng cho thực hành mệt nghỉ thì thôi :big_smile: xe Wigo số sàn ngon ghẻ khác hẳn xe ở trường, đang dịch chưa thấy sở GTVT cho thi
 
Thx thím vì bài review chi tiết.
Thím có thể cho biết thêm các bước để lấy được bằng không ợ, cũng như chi phí thế nào. Với thím tính mua hay thuê xe mà lấy bằng thế
lBAzaFs.png
À, các bước lấy bằng bên Sing thì khá đơn giản:

  1. Thi lý thuyết cơ bản -> đậu -> xin bằng lái xe tạm để học thực hành (bắt buộc phải có thầy dạy)
  2. Học thực hành (có thể học trường hoặc người dạy tư) - trung bình cỡ 20-30 tiếng, tùy vào tốc độ tiếp thu
  3. Thi lý thuyết nâng cao (có thể thi trong lúc đang học thực hành)
  4. Tham gia 3 buổi lái xe mô phỏng trên máy tính
  5. Xong 2, 3, 4 thì có thể book thi thực hành
  6. Thi thực hành đậu -> xin bằng lái xe chính thức.

Chi phí thì khá là khác nhau, tại vì nó tính tiền theo giờ, cho nên tùy mình học nhanh hay chậm và thi lại bao nhiêu lần. Nói chung là nếu thi đậu lần đầu thì học trường sẽ đắt hơn học tư nhân, nhưng tỉ lệ đậu sẽ cao hơn:
  • Phí học/ thi thực hành: không đáng kể, cỡ 6SGD/ lần
  • Học thực hành: 70-78/ 2 tiếng/ buổi (trường), 30-40/tiếng (tư nhân) . Nhưng khi học trường thì bắt mình học nhiều buổi hơn, nên chi phí cuối cùng sẽ cao hơn.
  • Thi thực hành: 33 (tiền thi), 200-300 (tiền thuê xe), 40 (thi thử). Bởi vậy, ai thi lại càng nhiều sẽ càng tốn nhiều tiền.
Em thì không dám mơ mua xe rồi, nhưng có bằng thì mượn xe công ty chạy đi làm cũng đỡ, tiết kiệm thời gian :)
 
Back
Top