Sự hối hận muộn màng

Về một vài khía cạnh thì câu "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" vẫn đúng. Hồi mình học ĐH, đám bạn thân nhất của mình đứa nào cũng ngoan, hiền, chăm chỉ chịu học nên làm mình cũng cố gắng phấn đấu theo. Giờ thì cả đám đều có công việc ổn định, đứa thì nhận học bổng đi du học tiến sĩ, đứa làm công ty đa quốc gia, tốt nghiệp đi làm lương cũng cao hơn hẳn so với những đứa khác.

À mà nói ngoan hiền, nhưng tụi mình vẫn có những cuộc đi chơi, đi du lịch, đi overnight sau những kì thi nên nói chung cũng trọn vẹn.
 
Sinh viên vừa mới ra trường, được nhận vào làm ở một trong những cơ sở y tế top đầu miền Nam và cả nước. Được phân công làm đúng chuyên ngành mình yêu thích. Tất cả nhờ không rớt môn nào, kiến thức vững nhờ dành thời gian đọc tài liệu nước ngoài tìm trên libgen chứ không tham gia ăn chơi bù khú ở ngoài với đám bạn.

Gửi từ Phòng mổ bằng vozFApp
 
không có ý phản biện hay gì
nhưng mình nhớ trong quyến dạy con làm giàu mở đầu có đoạn này
[B][I]Một trong những nguyên nhân khiến người giàu ngày càng giàu, người nghèo ngày càng nghèo, còn giới trung lưu thì thường mắc nợ… chính là vì chủ đề tiền bạc thường được dạy ở nhà chứ không phải ở trường. [/I][/B]

nên mình nghỉ gv gọi là trung lưu cũng đc mà :D
gọi là dân trí thức nghèo đúng hơn.
 
Hồi năm 2 nói ko biết các bác tin ko. Tôi rớt hơn 15 môn. Ko phải do học tệ mà lúc đó tôi bần thần mất phương hướng vl. Học những môn mình thích rồi có hôm alo mẹ nói sẽ ko học nữa. Mẹ khóc và bảo bây giờ mẹ ko cần mày học giỏi ra làm có tiền đưa mẹ. Mày chỉ cần đem cái bằng về rồi muốn làm cái j cũng dc. Ăn xin cũng dc. Tôi lúc đó mới suy nghĩ. 1 thằng con trai đã học đh mà éo lấy dc cái bằng thì sau này chỉ có nước túm váy đàn bà mà sống qua ngày. À mày khéo cũng đoé có con nào cho mình túm vấy. Ấy thế là tôi vùi đầu vào học lấy học để để gỡ môn đến nỗi sinh viên năm 1 2 sau tôi đều biết mặt vì học chung với chúng nó để trả nợ môn mà. Và cuối cùng ra trường đúng hạn. Ơn mẹ. Dù bây giờ ra trường đi làm chuyên ngành chưa đúng với bằng cấp nó nhờ những tư duy từ hồi học đh và lời khuyên của mẹ tôi cũng có phần nào gọi là đi đúng hướng. Dì con covid nó tới làm kế hoạch của tôi bị thay đổi hoàn toàn. Thôi thì ko thành công cũng thành nhân vậy.
 
- Đất nước Việt Nam ta đang thừa thầy thiếu thợ, nên không cần phải vào đại học. Cách đây 10 năm, mình nghe cô giáo dục công dân nói như vậy. Và hôm nay nghĩ lại thì thấy nó thật khắm. Câu nói đó không cổ vũ cho tin thần học sinh vươn lên mà kìm hãm những ước mơ, gieo rắc nỗi sợ vào tâm hồn của trẻ mới lớn.
đúng mẹ rồi còn gì
 
Nói tóm lại là phải có ý thức, biết thương bố mẹ, gia đình là thứ tồn tại duy nhất, cứ lấy đó là động lực mà cố gắng, vượt qua cám dỗ xã hội. Học tập tốt, lao động tốt, làm theo 5 điều bác Hồ dạy!
 
Đừng anh nào tin câu "Chơi đi, học gì lắm, gần thi rồi học" nhé
Xưa tôi lảm nhảm câu này riết, ngày fontbass chứ đêm đêm lén mang sách lên tầng thượng bật đèn học :big_smile: vậy nên đứa nào nói câu đấy đều là xạo l** :canny:
 
Em đang là sinh viên. Thấy trong bài cái việc anh nói tiếp xúc với bạn bè hư hỏng làm thua chột suy nghĩ của mình là đúng. Bọn đấy thường là sẽ có não trạng cua trong chậu , thường kìm hãm hoặc buông những lời làm cho nguời khác thua nhụt ý chí mỗi khi nguời nào đó có ý vươn lên. May mắn từ khi đi học trên cái Sài Gòn này đa phần kết bạn được những nguời tốt và giỏi.
hồi sinh viên mấy môn bình thường thì điểm mình lúc nào cũng nằm top 10 của lớp .còn mấy môn học nhóm-làm việc nhóm thì toàn điểm thấp. phải nói là cái tròn học nhóm gây ức chế nhất
 
Hôm nay rỗi việc, nhâm nhi ly café hồi tưởng lại thời sinh viên, cũng có nhiều cái thú vị nhưng cũng gian nan trắc trở quá.

Mình sinh ra trong gia đình trung lưu của xã hội, ba mẹ làm giáo viên cấp một, mọi người cũng biết rồi đó, làm nha nước, lương theo hệ số chỉ nuôi nổi bản thân, chứ có gia đình rồi thì thật vất vả. Mình có 3 anh em, cả 3 đều đỗ đại học, có việc làm ổn định, tuy không giàu có nhưng vẫn đủ sống, đủ nuôi miệng.

Bây giờ ra trường, đã đi làm, gặp nhiều việc cần giải quyết mới thấy rằng những lời khuyên của thầy cô cấp 3 thật nhỏ hẹp, thời gian sinh viên lãng phí làm sao. Để rồi khi tóc đã điểm bạc mới thấy hối hận về tuổi thanh xuân vẫn chưa làm được gì.

- Đất nước Việt Nam ta đang thừa thầy thiếu thợ, nên không cần phải vào đại học. Cách đây 10 năm, mình nghe cô giáo dục công dân nói như vậy. Và hôm nay nghĩ lại thì thấy nó thật khắm. Câu nói đó không cổ vũ cho tin thần học sinh vươn lên mà kìm hãm những ước mơ, gieo rắc nỗi sợ vào tâm hồn của trẻ mới lớn.

Thật may, mình tự ôn và đã đậu nguyện vọng 2, nguyện vọng 1 rớt (tự ôn thì khó mà thi đậu điểm cao lắm). Người ta thường nói đời người có 3 bước ngoặt lớn sẽ đưa bản thân qua một ngã rẽ khác, đó là: đậu đại học, kiếm được việc làm và cưới vợ.

Mình may mắn đã đi được bước thứ nhất nhưng đến bây giờ mình vẫn thấy hối hận vì bước này làm không trọn vẹn, cẩu thả.

Từ một người dân ở tỉnh lẻ xa xôi, được tiếp cận với những cái mới mẻ, hào nhoáng đầy cám dỗ, mình xao nhãng việc học, chỉ hưởng thụ là nhiều: xem phim, nhậu nhẹt, học hành nhàng nhàng, qua môn là được.

Mình không đổ lỗi cho ai nhưng khuyên thật lòng với các bạn, nên kiếm bạn tốt mà chơi, tránh xa mấy thằng rủ rê nhậu nhẹt, cờ bạc, gái gú…không sớm thì muộn cũng vào nhà đá hoặc phá sản, còn nếu gia đình bạn giàu, gia đình trả những món nợ bạn gây ra thì tâm hồn của bạn cũng bị gầy mòn, nhân cách của bạn cũng bị méo mó. Bạn, con bạn, cháu bạn… ngày một đi thụt lùi vì bạn chẳng có gì để dạy cho nó cả, ngoài những món nợ, những lần ăn chơi bù khú.

Mình rất may, cũng gặp những thành phần ất ơ này nhưng không nhiều và mình biết dừng đúng lúc, biết từ chối cám dỗ nhưng nó ảnh hưởng đến việc học của mình. May nhờ mình có tính tự lập từ nhỏ, ham học hỏi, tìm tòi những cái mới, nếu không con người mình cũng coi như bỏ.

Ấn tượng của mình hồi đại học và cũng chính là người đã làm mình thay đổi đó chính là cô L. Đã có chồng, lâu rồi không liên lạc, nhưng trong lòng mình vẫn biết ơn.

- Cô ơi, sao không cho học chuyên ngành luôn, mà học mấy môn đại cương làm gì vậy cô, như toán đại cương, vật lý đại cương… nó không cần thiết.

- Mấy môn đó không dính dáng đến chuyên ngành nhưng nó rèn luyện cho em cách tư duy, xử lý vấn đề.


Đoạn đối đáp ngắn thôi nhưng đã thay đổi mình, chăm lo học hơn, bớt ăn nhậu, bù khú và từ chối những mối quan hệ không đáng có. Cuối cùng mình cũng ra trường đúng hạn. Nhưng điều mình hối hận là thời sinh viên không lo học hành chăm chỉ, tìm tòi sâu rộng, có thể có những cái sẽ giúp mình liền nhưng có nhiều cái cả 10 năm sau mới đưa ra ứng dụng.

Giờ này, mỗi lần về quê nhìn mái tóc mẹ mình ngày một bạc, những cơn đau đầu bất chợt do phải thức khuya buôn bán phụ thêm vào những đồng lương giáo viên ít ỏi để nuôi 3 đứa con học đại học. Mình cứ ray rứt khôn nguôi.

Những ai đang còn là sinh viên, hãy chăm chỉ học hành đi, đừng nghe mấy lời xúi vớ vẩn của bọn não cá vàng muốn kéo bạn xuống ngang hàng với chúng.
đồng ý với bài viết của thớt nhưng mình có ý này : toán đại cương, vật lý đại cương nó là kiến thức nền cho mấy môn cao cấp .ai học kinh tế thì phải biết toán đại cương.học xây dựng thì phải hiểu vật lý đại cương. còn rèn cách tư duy giải quyết vấn đề thì t nghĩ đi luyện đánh cờ tướng còn lên trình nhanh hơn đi học mấy cái này
 
hồi sinh viên mấy môn bình thường thì điểm mình lúc nào cũng nằm top 10 của lớp .còn mấy môn học nhóm-làm việc nhóm thì toàn điểm thấp. phải nói là cái tròn học nhóm gây ức chế nhất
Đồng ý nhưng mà cũng phải chấp nhận vì khi ra đi làm cũng gặp trường hợp tương tự . Thường thường những môn làm đồ án nhóm như thế này đa phần là 1 hoặc 2 đứa trong nhóm sẽ làm hơn 50% công việc của nhóm .
 
Thời SV rớt đúng môn Cơ sở lý luận báo chí 3 lần, giờ dỗi không đi làm báo nữa 8-)
 
Nghe cái giới hạn được gọi là "trung lưu" của fen là biết rằng fen còn non, phải va vấp thêm nhiều lắm. Thôi cố gắng lên. Cuộc sống phải luôn cố gắng thì mới có kết quả tốt được.
 
Nghe cái giới hạn được gọi là "trung lưu" của fen là biết rằng fen còn non, phải va vấp thêm nhiều lắm. Thôi cố gắng lên. Cuộc sống phải luôn cố gắng thì mới có kết quả tốt được.
Cái này thì mình không hiểu ý của bạn lắm, có thể giải thích rõ hơn được không?
 
Cái này thì mình không hiểu ý của bạn lắm, có thể giải thích rõ hơn được không?
Nếu giáo viên cấp 1 ở quê đc gọi là trung lưu thì khái niệm trung lưu của bạn quá dễ dãi. Trừ khi bố mẹ bạn ở quê nhưng là kiểu quê so với HN hay SG, kiểu Cần Thơ, Hải Phòng so với SG, HN ấy, thì giáo viên cấp 1 còn khá. Chứ giáo viên cấp 1 ở quê thật thì nghèo lắm. Ngoài lương làm gì có cái gì. Làm gì có phong bao, phong bì ngập mặt mỗi dịp Lễ, Tết, làm gì có dậy thêm tối ngày để tăng thu nhập? Vậy nên họ nuôi con ăn học tử tế đã là vất vả. Và phải cực kỳ tiết kiệm thì mới có chút đỉnh để gọi là có tí dưỡng già. Ko xếp họ vào hạng trung lưu được đâu bạn ơi.
 
Thời nào thì cũng 1 ông thầy cần 10 ông thợ. Ai cũng được dạy tư tưởng làm thầy thì lấy đâu ra thợ. Nói chung khôn ranh thì tự khai thông mà làm thầy thôi chứ giáo dục mà dạy mọi ng làm thầy hết thì có mà.. mai sau lại có những thớt như này nhưng ngược lại, chửi cô khắm lọ vì dạy làm thầy :LOL:
 
Back
Top