Sự thật khác hẳn phim 'Tây du ký' của Đường Tăng trong lịch sử

Status
Not open for further replies.
Dài dòng vớ vẫn, nó không giống Ngưu vì nó giống mẹ nó chứ sao. Mẹ nó là người chứ không phải thú và khá đẹp nên miêu tả Hồng Hài Nhi khá đẹp cũng bình thường

Khi bị thu phục, nó là Thiện tài đồng tử là nói cho sang thôi chứ thật ra là người hầu của Bồ Tát. Nó không bị bắt làm vật cưỡi như các con yêu quái khác vì nó là người chứ không phải là thú

Hồng Hài Nhi là biệt hiệu dựa vào ngoại hình và phép thuật của nó chứ không phải là họ Hồng đâu cha nội
Mặt như bôi phấn trắng,Môi tựa thoa son hồng.
Tóc xanh rờn chàm nhuộm,Mày cong vút cánh cung.
Na Tra thua béo tốt,Quần gấm thêu phượng rồng.
Giáo trong tay lẫm liệt,Hào quang tỏa quanh vùng.
Tiếng vang như sấm dậy,Mắt quắc tựa chớp giông.
Họ tên ai muốn biết:Hồng Hài danh vang lừng[1].


Bài thơ trong truyện TDK nó ghi thế này thì không biết Hồng Hài có phải là "danh" không ?
Chẳng cần biết cái thuyết ấm mưu này đúng hay sai, nhưng theo phân tích, dẫn chứng, lập luận của đồng chí kia nghe rất bị "dẫn dắt" và hợp lý. Còn những thằng vào phản biện nếu có khả năng thì hãy lập luận, dẫn chứng, phân tích để bảo vệ quan điểm của mình, cứ nhào nhào và chửi như 1 đứa thiểu năng cấp độ 1 :burn_joss_stick:
 
Nhớ là bộ Hậu Tây Du Ký copy y xỳ từ cái bộ Thạch Cảm Đương, chiếu lần đầu bị bóc phốt nên mới ko dc chiếu lại nữa.
Cũng giống như bộ Thời niên thiếu BTT dính phốt đạo nhái Kindaichi + Conan nên cũng "1 lần rồi thôi"
Đạo diễn không biết xấu hổ phim Thạch Cảm Đương copy Hậu Tây Du Ký mới đúng. Phim Hậu Tây Du Ký ra đời vào đầu thập niên 2000. Còn Thạch Cảm Đương tới giữa hay cuối thập niên 2010s mới ra mắt
 
vẽ việc là đi thỉnh kinh, trong khi thuê con khỉ ship thì mất có 5', có khi còn được freeship
đúng là thời nào cũng có các cốp vẽ dự án, không kém gì sách giáo khoa thời bây giờ :canny:
Công nhận tác phẩm có góc nhìn sâu rộng thật. Lột tả chính xác cách vận hành của xã hội đến tận bây giờ :nosebleed:
 
Các bác đọc sách tàu thì cứ đọc bộ kể chuyện lịch sử của gs sử học lê đông phương. Dựa vào hình thức kể chuyện tiền thân của loại diễn nghĩa minh thanh. ( Đa phần người xưa kể chuyện lấy hấp dẫn làm đầu, ko đọc sử, lấy chuyện dật sự làm chính, đem tích ông này gán ông kia là chính). Cụ phương cũng lấy hấp dẫn làm chính,
UDqbcUT.png
. Nhưng đủ thâm trầm đầy đủ. Bình dân nhưng vẫn đủ đầy. ( Văn phong bình dân nhưng toàn cây đề bên tàu soạn)
Tôi xuống tiền mua cả 4 cuốn từ Tần đến Đường. Công nhận xứng từng đồng tiền bỏ ra. Đang nhai Kể chuyện Tam Quốc. Ông Lê Đông Phương tuy bảo là kể chuyện nhưng ông ấy khảo cứu rất kỹ, viết nghiêm túc với tinh thần khoa học kèm theo câu văn rất hay. Cá nhân tôi tin: La Quán Trung với tinh thần Khoa học xã hội hiện đại là ông Lê Đông Phương
 
nghe đâu vụ kinh phật này cũng là 1 dạng đạo chích, ăn cắp công nghệ, cải biên của bọn tàu
thời xưa chưa có kinh phật hay đạo phật thì dân chúng rất khó quản, triều đình chém giết nhiều thì cũng ko phải là biện pháp, bèn nghĩ ra cách lấy kinh phật từ hiếp dâm về cải biên lại cho dân tàu hưởng thụ, từ lúc có kinh phật thì dân đen mới hiền lành, dễ bảo và dễ cai trị hơn nhiều
hình bóng quan âm tui thấy giống sản phẩm kết hợp từ tiên + phật mà ra
 
Mặt như bôi phấn trắng,Môi tựa thoa son hồng.
Tóc xanh rờn chàm nhuộm,Mày cong vút cánh cung.
Na Tra thua béo tốt,Quần gấm thêu phượng rồng.
Giáo trong tay lẫm liệt,Hào quang tỏa quanh vùng.
Tiếng vang như sấm dậy,Mắt quắc tựa chớp giông.
Họ tên ai muốn biết:Hồng Hài danh vang lừng[1].


Bài thơ trong truyện TDK nó ghi thế này thì không biết Hồng Hài có phải là "danh" không ?
Chẳng cần biết cái thuyết ấm mưu này đúng hay sai, nhưng theo phân tích, dẫn chứng, lập luận của đồng chí kia nghe rất bị "dẫn dắt" và hợp lý. Còn những thằng vào phản biện nếu có khả năng thì hãy lập luận, dẫn chứng, phân tích để bảo vệ quan điểm của mình, cứ nhào nhào và chửi như 1 đứa thiểu năng cấp độ 1 :burn_joss_stick:

Lập luận thằng kia HHN con lão Ngưu mà tại sao lại mang họ Hồng là ngu cmnr
 
thời Hán Nôm thì điều kiện để biết chữ Nôm là phải biết chữ Hán mà. Dịch chữ Hán ra chữ Nôm cũng chả để làm gì.
Sao ko, đọc chinh phụ ngâm của đoàn thị điểm hay truyện kiều đỡ phải dịch, khỏi lo sai lệch từ ngữ, thời chưa có quốc ngữ thì dịch tạm ra chữ nôm.
Có rồi thì hi vọng mấy cụ đồ nho nhiều kiến thích TK 20 biết cả hán Nôm lẫn quốc ngữ dịch lại hay chỉnh lý lại cũng bớt công sức đi.
Chứ trông vào người dịch công nghiệp như h thì chẳng muốn mua sách nữa.
 
vậy chớ sao mới đúng, xin giải thích dùm
Nếu mà "Hồng" là họ thì Thiên Bồng Nguyên Soái chắc họ Thiên, Thiết Phiến công chúa chắc họ Thiết, Ngọc Hoàng là họ Ngọc tên Hoàng, Bạch Long Mã họ Tủ... Ngưu Ma Vương đơn giản là con yêu quái trâu chứ đâu phải họ Ngưu. :( :(
 
t quên mất ngày xưa vn mình cũng viết chứ hán, cơ mà vẫn thắc mắc câu này của thím :shame:
Đó là Ngụy Nho học giúp người Nem "nghìn năm văn hiến" vinh thân phì gia đỗ đạt cầu Phú quý. Vì thế họ chỉ cần học thuộc lòng vài cuốn sách Nho sứt sẹo mỏng dính rút gọn, rút gọn nữa, rút gọn mãi từ số sách ít ỏi được các quan đi sứ mang về từ mỗi lần đi sứ sang Tàu. Do đó, loại sách lite quá đà này chẳng biết còn giữ bao nhiêu ý chính, tinh tuý uyên thâm của Đại Nho người Tàu soạn ra sách.

Elite "Nho" Đại Việt xưa học sách Nho chỉ vì cái lợi trước mắt, học tìm hiểu cái đơn giản, đơn giản nữa, đơn giản mãi mãi không thích sách dày, lý thuyết quá trừu tượng cao siêu vì họ sẽ chụp ngay cái mũ Lý thuyết tốn giấy không đem lại Phú Quý lợi lộc và Chức quan(đó là lý do nền tư tưởng triết học không bao giờ tồn tại ở nước Nam giống như nền tư tưởng Tàu, nền tư tưởng Triều Tiên hay thiên đường các luồng tư tưởng triết học Nhật Bản). Chỉ học rập khuôn từ Tàu bao gồm cả cái Ngu, Dở, Khuyết Điểm của người Tàu.

Mục Chuyện Đông Chuyện Tây trên tạp chí Kiến thức ngày nay số 105, ngày 01-4-1993

Độc giả hỏi An Chi: Tại sao người ta lại ghép tên con chim (có cánh, đẻ trứng) với tên con chuột (có vú, đẻ con) thành tiếng đôi “chim chuột” để chỉ chuyện trai gái ve vãn, tán tỉnh nhau?

AN CHI: Hai con vật hữu quan, một con thuộc lớp chim, một con thuộc lớp có vú, tất nhiên không thể "tình tự" với nhau được. Đó là xét về sinh vật học. Còn xét về từ nguyên thì chim chuột cũng không phải là một tổ hợp được tạo ra theo qui tắc cấu tạo từ ghép đẳng lập của tiếng Việt. Nó chỉ là kết quả của một sự dịch nghĩa từ các thành tố của một địa danh Trung Hoa: Điểu Thử Đồng Huyệt (= Chim Chuột Cùng Hang), cũng gọi tắt là Điểu Thử (= Chim Chuột). Đó là tên một ngọn núi trong dãy Tần Lĩnh, nằm ở phía Tây huyện Vị Nguyên, huyện Lan Châu, tỉnh Cam Túc. Núi này có tên như thế là vì dân chúng ở địa phương đã quan sát được hiện tượng chim chuột ở cùng một hang. Giống chim đó có tên là đồ hoặc mộc nhi chu còn giống chuột đó có tên là đột hoặc ngột nhi thử. Sách Cam Túc ghi chép: “Đất Lương Châu có con ngột nhi thử, giống như con chuột, có con chim tên là mộc nhi chu, giống như con sẻ, thường cùng con ngột nhi thử ở chung một hang. Đó chính là (chim) đồ (chuột) đột nhưng chỉ là tên xưa tên nay khác nhau mà thôi”. Vậy con mộc nhi chu, tức con chim đồ, chỉ là kẻ sống nhờ ở hang của con ngột nhi thử, tức con chuột đột. Giữa chúng không thể có quan hệ “tình cảm” hoặc “tính dục” đựợc. Nhưng cháu mười hai đời của Khổng Tử là Khổng An Quốc, khi chú giải Kinh thư, đã giảng bốn tiếng Điểu Thử Đồng Huyệt như sau: “Chim (và) chuột cùng nhau làm (con) trống (con) mái (Chúng tôi nhấn mạnh – AC) cùng chung hang sống ở núi này, (vì vậy) mới có tên núi là Chim Chuột”.
Từ xưa, đã có nhiều người cực lực bác bỏ cách giải thích này của họ Khổng, chẳng hạn như Đỗ Ngạn Đạt và Trương Án đều quả quyết rằng đó không phải là chuyện đực cái hoặc trống mái giữa chim và chuột.

Tuy nhiên nhà nho Việt Nam thì lại tin tưởng ở nhà chú giải họ Khổng. Khổng Tử là Đức Thánh thì Khổng An Quốc cháu ngài cũng phải là một quyền uy. Bậc quyền uy này đã giảng rằng “điểu thử đồng huyệt” là chuyện trống mái giữa chim và chuột thì việc nhà nho Việt Nam dịch hai tiếng điểu thử thành chim chuột để chỉ chuyện tán tỉnh, ve vãn giữa trai và gái cũng là điều rất tự nhiên.
 
Last edited:
Sao ko, đọc chinh phụ ngâm của đoàn thị điểm hay truyện kiều đỡ phải dịch, khỏi lo sai lệch từ ngữ, thời chưa có quốc ngữ thì dịch tạm ra chữ nôm.
Có rồi thì hi vọng mấy cụ đồ nho nhiều kiến thích TK 20 biết cả hán Nôm lẫn quốc ngữ dịch lại hay chỉnh lý lại cũng bớt công sức đi.
Chứ trông vào người dịch công nghiệp như h thì chẳng muốn mua sách nữa.
Chinh phụ ngâm là tác phẩm chữ Hán, các bản diễn Nôm đều là chuyển thể sang thơ lục bát hoặc song thất lục bát rồi chứ ko phải nguyên gốc như dịch văn. Còn Truyện Kiều được sáng tác bằng chữ Nôm sẵn rồi, dịch ra đâu nữa?

Cổ văn bằng chữ Hán mới ko lo sai lệch từ ngữ thì có. Chữ Nôm cùng 1 chữ có nhiều cách viết khác nhau. Các tác phẩm ngày xưa có bản dịch Nôm thực tế là diễn Nôm, bình dân học thuộc với hiểu nghĩa thì được chứ viết thì chưa chắc vì chữ Nôm khó học hơn chữ Hán.
 
Chinh phụ ngâm là tác phẩm chữ Hán, các bản diễn Nôm đều là chuyển thể sang thơ lục bát hoặc song thất lục bát rồi chứ ko phải nguyên gốc như dịch văn. Còn Truyện Kiều được sáng tác bằng chữ Nôm sẵn rồi, dịch ra đâu nữa?
Cổ văn bằng chữ Hán mới ko lo sai lệch từ ngữ thì có. Chữ Nôm cùng 1 chữ có nhiều cách viết khác nhau. Các tác phẩm ngày xưa có bản dịch Nôm thực tế là diễn Nôm, bình dân học thuộc với hiểu nghĩa thì được chứ viết thì chưa chắc vì chữ Nôm khó học hơn chữ Hán.
thế mới nói đọc chữ nôm thì lúc có chữ quốc ngữ chỉ cần chuyển đổi khỏi phải dịch, đọc lên thơ Nôm thì còn hiểu đc chứ đọc hán Việt mà ko dịch nghĩa có hiểu đc đâu. Các cụ ở nông thôn làng quê mù chữ vẫn lảy Kiều, ngâm Kiều, hát chèo thường xuyên đc mà.
Cái vỏ nó là tượng hình khó nhìn thôi chứ nó vẫn là kí âm đc. Thời k có chữ quốc ngữ thì các cụ giỏi thời đó đành xài tạm chữ Nôm chứ
chữ hán sao đủ diễn tả hết các âm tiết trong TV???

Mà rốt cục các cụ làm thơ chữ hán, đem vô sgk vẫn cần phải dịch lại lần nữa, dùng tiếng mẹ đẻ mà làm thơ, thể thơ tự do k gò bó niêm luật nữa vẫn diễn tả chính xác ý tác giả hơn
Đáng lẽ các loại sách sử về sau các cụ viết quách = chữ Nôm nữa thì NXB cũng chỉ việc chuyển đổi, có giải nghĩa thêm thì chú thích chứ khỏi phải dịch :canny:

Nếu k nhờ mấy cụ tinh thông thời xưa dịch đỡ mà trông nhờ vào đội ngũ dịch bây h dịch sách thì chán như con gián chăng? sách vở cổ các thứ cũng nên dịch đầy đủ cho người đời sau tham khảo, dịch càng sát ý càng tốt.
 
thế mới nói đọc chữ nôm thì lúc có chữ quốc ngữ chỉ cần chuyển đổi khỏi phải dịch, đọc lên thơ Nôm thì còn hiểu đc chứ đọc hán Việt mà ko dịch nghĩa có hiểu đc đâu. Các cụ ở nông thôn làng quê mù chữ vẫn lảy Kiều, ngâm Kiều, hát chèo thường xuyên đc mà.
Cái vỏ nó là tượng hình khó nhìn thôi chứ nó vẫn là kí âm đc. Thời k có chữ quốc ngữ thì các cụ giỏi thời đó đành xài tạm chữ Nôm chứ
chữ hán sao đủ diễn tả hết các âm tiết trong TV???

Mà rốt cục các cụ làm thơ chữ hán, đem vô sgk vẫn cần phải dịch lại lần nữa, dùng tiếng mẹ đẻ mà làm thơ, thể thơ tự do k gò bó niêm luật nữa vẫn diễn tả chính xác ý tác giả hơn
Đáng lẽ các loại sách sử về sau các cụ viết quách = chữ Nôm nữa thì NXB cũng chỉ việc chuyển đổi, có giải nghĩa thêm thì chú thích chứ khỏi phải dịch :canny:

Nếu k nhờ mấy cụ tinh thông thời xưa dịch đỡ mà trông nhờ vào đội ngũ dịch bây h dịch sách thì chán như con gián chăng? sách vở cổ các thứ cũng nên dịch đầy đủ cho người đời sau tham khảo, dịch càng sát ý càng tốt.
Ngày xưa các cụ toàn học thuộc diễn Nôm nên mới đẻ ra một đống phiên bản khác nhau đó. Ko có bản dịch gốc viết bằng chữ Nôm mà toàn truyền miệng bản diễn Nôm. Ngày xưa muốn viết chữ Nôm thì phải biết chữ Hán, nhưng học thuộc lòng tác phẩm Nôm thì ko cần biết chữ.

Ngày nay dịch cổ văn bằng chữ Hán ko thành vấn đề chứ dịch chữ Nôm ra quốc ngữ thì chưa chắc.
 
Ngày xưa các cụ toàn học thuộc diễn Nôm nên mới đẻ ra một đống phiên bản khác nhau đó. Ko có bản dịch gốc viết bằng chữ Nôm mà toàn truyền miệng bản diễn Nôm. Ngày xưa muốn viết chữ Nôm thì phải biết chữ Hán, nhưng học thuộc lòng tác phẩm Nôm thì ko cần biết chữ.
Để các cụ xưa giỏi hơn dịch vẫn hơn dịch giả bây h, đọc vẫn sướng hơn.
Vớ phải bản dịch lôm côm bực mình.
Ko có chữ quốc ngữ thì tạm xài Nôm vậy chứ sao. Các cụ TK 18, 19 xài tạm đi đến TK 20 có cụ khác cho sang bản chữ quốc ngữ là vừa.
Đang định đẻ ra bộ chữ kí âm mấy chục chữ kiểu như Hangul hay bộ chữ katakana, Hiraganamà mới trên bản thảo dự án chưa triển khai đc thì có chữ quốc ngữ tiện hơn rồi thì xếp xó cái Quốc âm tân tự kia thôi.
 
Last edited:
Nếu mà "Hồng" là họ thì Thiên Bồng Nguyên Soái chắc họ Thiên, Thiết Phiến công chúa chắc họ Thiết, Ngọc Hoàng là họ Ngọc tên Hoàng, Bạch Long Mã họ Tủ... Ngưu Ma Vương đơn giản là con yêu quái trâu chứ đâu phải họ Ngưu. :( :(
Thiên bồng Nguyên Soái, Thiết phiến công chúa là danh hiệu, Hồng Hài Nhi lấy hiệu là Thánh Anh Đại Vương nhé
 
Tôi xuống tiền mua cả 4 cuốn từ Tần đến Đường. Công nhận xứng từng đồng tiền bỏ ra. Đang nhai Kể chuyện Tam Quốc. Ông Lê Đông Phương tuy bảo là kể chuyện nhưng ông ấy khảo cứu rất kỹ, viết nghiêm túc với tinh thần khoa học kèm theo câu văn rất hay. Cá nhân tôi tin: La Quán Trung với tinh thần Khoa học xã hội hiện đại là ông Lê Đông Phương
Thì cụ là giáo sư mà. Đệ toàn viện trưởng sử học. Cụ học người xưa viết sao cho hấp dẫn. Nhưng không được chém bừa. Người bình dân cũng đọc được, trẻ em cũng hiểu, mà chuyên gia cũng thấy hay. Tiếc rằng không hiểu sao cụ cao tự thanh không dịch hết bỏ nữa mấy triều. Mình thích nhất là ngụy tấn nam bắc triều vì thời này chưa biết gì.
xRAbI1X.png
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top