thắc mắc sv it bị đuổi học...cần một hướng đi

Status
Not open for further replies.

dev_thatvidieu

Junior Member
Chào các thím. năm nay em 28. từng là Sv cntt của ĐH trùm đuổi sinh viên dốt + lười.

Để phải lập topic nay là em cũng đã mông lung lắm, dịch covid làm mọi thứ vốn bình lặng nay nó đảo điên hết cả. Thời sv em lười nhác thích game, thích ngủ nên cố dặt dẹo học đến giữa năm 3 thì bị trường đuổi cmn học. Cả nhà biết chuyện rồi bạn bè, hàng xóm .......mất gần một năm suy sụp và tiếp tục vừa đi làm vừa sa đà vào game. Chơi thêm 2 năm nữa thì chán, apply hồ sơ làm cái chân "Ai ty" sai vặt cho một hệ thống chuỗi khách sạn. Lương net 8,5 + lậu nhờ việc ăn chênh mua sắm thiết bị cho ks...vài triêu. Đủ sống, đợt này covid lương net 5 triệu...Ngành du lịch nói chung chết rồi nên thu nhập của em giảm đáng kể lương đã thấp lại còn không có lậu gì. Cty vẫn trả lương duy trì quân số cốt lõi. Giờ thì rảnh vl ra, ngày ngày đến cty k có việc gì làm cả.

Thời gian rảnh này tính mò mẫm lại lập trình nhưng mông lung quá. K biết bắt đầu tư đâu ...xin voz lời khuyên.

Lúc bị đuổi là em đang học xong môn cấu trúc dữ liệu và giải thuật (thi không qua môn) :(
 
Nhờ voz check kiến thức và tư duy của em về máy tính và lập trình. Xem em có thể cứu vớt được cuộc đời này k. Đúng sai ra sao, vozer cứ thẳng thắn ạ. Chửi em cũng cảm ơn.

1. Em hiểu biết về một phần mềm máy tính ntn?

Khi em đang type này, em không google gì đâu ạ. Có trong đầu thế nào thì ghi ra thế.

Hiểu biết của em về một phần mềm máy tính là tập hợp các chỉ thị với phần cứng để máy tính hoạt động. Chỉ thị máy tính là các mã nhị phân kiểu 01010101010. Thoạt đầu, khi chưa có ngôn ngữ lập trình người ta sử dụng phương pháp đục lỗ để làm chỉ thị cho máy tính. Về sau này thì hợp ngữ (assembly) ra đời. Nó là cách cover lại kiểu đục lỗ nhưng tinh gọn và hiệu quả hơn và có các role, cấu trúc để phát triển các chỉ thị máy tính phức tạp hơn. Từ hợp ngữ người ta bắt đầu ra đời các ngôn ngữ lập trình cover lại từ assembly. Ví dụ như C. Các ngôn ngữ lập trình đều cần một trình biên dịch hoặc thông dịch để chạy một quá trình trung gian để chuyển code ra machine code để ra các chỉ thị cho máy tính.

Các ngôn ngữ bậc cao như python hay php đa số sẽ sử dụng ngôn ngữ C để tạo ra trình biên/thông dịch của riêng nó để cover ra mã máy. Túm lại là ngôn ngữ nào đi nữa cũng sẽ phải có một tiến trình trung gian để tạo ra mã máy.
 
Fen nên đi học 1 khoá online rồi apply xin việc ở cty to to như fpt để biết thêm quy trình phần mềm
 
2. Trái tim của một phần mềm là gì?
Có thể hiểu là phần core. Dù UI có đẹp đến mấy mà core như hạch thì vứt hết. Mà core của một phần mềm lại nằm ở thuật toán. Thuật toán trong một phần mềm lại có 3 loại. Thứ nhất là các hàm có sẵn từ chính ngôn ngữ lập trình cung cấp. Thì thực ra các hàm này vốn nó chứa các thuật toán, việc của lập trình viên là gọi ra và sử dụng.

Loại 2 là các thuật toán được nạp vào từ bên ngoài (các lib, các framework bên ngoài) hoặc đơn giản là copy and paste một đoạn code nào đó vào code của mình cũng được gọi là nạp từ bên ngoài.

Loại 3 là loại tự sáng tạo ra các thuật toán và nạp vào chương trình.

Thì mỗi loại lại có ưu điểm nhược điểm riêng, điểm chung là phải có hiểu biết về giải thuật để lựa chọn thuật toán nào tốt nhất. Có độ phức tạp của thuật toán phù hợp với mục tiêu cần đạt. Không phải cứ gọi bừa hàm có sẵn chạy được là được.

Cũng k hẳn cứ tự viết ra thuật toán là hay. Đôi khi các thuật toán đã có sẵn nó an toàn và nhanh, hiệu quả hơn rất nhiều lần thuật toán mình tự viết ra. Tuy nhiên có những trường hợp đặc thù thì thì cần tự viết theo tiêu chí kế thừa và đột phá.
 
Last edited:
Nếu thím vẫn còn đam mê với lập trình thì học frontend cho dễ có việc làm đi thím. Apply vô các công ty làm fresher để học hỏi dần lên.
 
Chào các thím. năm nay em 28. từng là Sv cntt của ĐH trùm đuổi sinh viên dốt + lười.

Để phải lập topic nay là em cũng đã mông lung lắm, dịch covid làm mọi thứ vốn bình lặng nay nó đảo điên hết cả. Thời sv em lười nhác thích game, thích ngủ nên cố dặt dẹo học đến giữa năm 3 thì bị trường đuổi cmn học. Cả nhà biết chuyện rồi bạn bè, hàng xóm .......mất gần một năm suy sụp và tiếp tục vừa đi làm vừa sa đà vào game. Chơi thêm 2 năm nữa thì chán, apply hồ sơ làm cái chân "Ai ty" sai vặt cho một hệ thống chuỗi khách sạn. Lương net 8,5 + lậu nhờ việc ăn chênh mua sắm thiết bị cho ks...vài triêu. Đủ sống, đợt này covid lương net 5 triệu...Ngành du lịch nói chung chết rồi nên thu nhập của em giảm đáng kể lương đã thấp lại còn không có lậu gì. Cty vẫn trả lương duy trì quân số cốt lõi. Giờ thì rảnh vl ra, ngày ngày đến cty k có việc gì làm cả.

Thời gian rảnh này tính mò mẫm lại lập trình nhưng mông lung quá. K biết bắt đầu tư đâu ...xin voz lời khuyên.

Lúc bị đuổi là em đang học xong môn cấu trúc dữ liệu và giải thuật (thi không qua môn) :(
Đọc thì thấy thím tư duy không có nhiều mà còn lười và ko đam mê sao theo nổi. Giờ thím như trái ngành chứ có biết gì đâu. Mà trái ngành thì cần phải tư duy tốt + cày nhiều vl mới đâu may theo nổi . Khuyên thím giờ nên đầu u
 
2. Trái tim của một phần mềm là gì?
Có thể hiểu là phần core. Dù UI có đẹp đến mấy mà core như hạch thì vứt hết. Mà core của một phần mềm lại nằm ở thuật toán. Thuật toán trong một phần mềm lại có 3 loại. Thứ nhất là các hàm có sẵn từ chính ngôn ngữ lập trình cung cấp. Thì thực ra các hàm này vốn nó chứa các thuật toán, việc của lập trình viên là gọi ra và sử dụng.

Loại 2 là các thuật toán được nạp vào từ bên ngoài (các lib, các framework bên ngoài) hoặc đơn giản là copy and paste một đoạn code nào đó vào code của mình cũng được gọi là nạp từ bên ngoài.

Loại 3 là loại tự sáng tạo ra các thuật toán và nạp vào chương trình.

Thì mỗi loại lại có ưu điểm nhược điểm riêng, điểm chung là phải có hiểu biết về giải thuật để lựa chọn thuật toán nào tốt nhất. Có độ phức tạp của thuật toán phù hợp với mục tiêu cần đạt. Không phải cứ gọi bừa hàm có sẵn chạy được là được.

Cũng k hẳn cứ tự viết ra thuật toán là hay. Đôi khi các thuật toán đã có sẵn nó an toàn và nhanh, hiệu quả hơn rất nhiều lần thuật toán mình tự viết ra. Tuy nhiên có những trường hợp đặc thù thì thì cần tự viết theo tiêu chí kế thừa và đột phá.
Kiến thức kiểu Liên Xô đây à, thế thì mình khuyên bạn nên kết hợp đồng bộ các giải pháp, linh hoạt sáng tạo để tạo ra sản phẩm phần mềm tốt nhất.

Đùa chứ nên list ra những cái gì mình đã biết, đã thực hành. Chứ viết vầy tôi lên reddit hacker news vài ngày xong đọc vanh vách, ko sợ thằng nào
 
thô nhưng mà thật, bác con lại xem có thật sự thích lập trình không.
nhìu bác cứ cố đâm đầu vào học, mà không phải yêu thích nó. Thì cũng sẽ đến lúc mấy bác từ bỏ,
hoặc có chăng chỉ là một thợ code thôi
Chắc em chỉ làm đc đến thợ code thôi, cũng có tuổi rồi
 
Kiến thức kiểu Liên Xô đây à, thế thì mình khuyên bạn nên kết hợp đồng bộ các giải pháp, linh hoạt sáng tạo để tạo ra sản phẩm phần mềm tốt nhất.

Đùa chứ nên list ra những cái gì mình đã biết, đã thực hành. Chứ viết vầy tôi lên reddit hacker news vài ngày xong đọc vanh vách, ko sợ thằng nào
Kiến thức của em nó phân mảnh và mai một nhiều, cảm ơn thím góp ý chuẩn và thực tế. Em đúng nghĩa là tối cổ vs thời đại rồi
 
Ngoài Đại học thiếu gì chỗ học :sure:
Thiếu gì Nghề + Chứng chỉ Hành nghề mà không qua Đại học đâu bro... :sexy_girl:

Bro lương 10 triệu, chi tiêu hết 2/3 thì mỗi tháng vẫn còn để đc 1-2 triệu có lẻ.

- Học nghề + cấp Chứng Chỉ qua Trung tâm đào tạo liên tục của các Trường đại học có 3-5 triệu, ngành nghề đủ loại, tha hồ chọn: Kế toán, Marketing, Quản trị,... Mỗi ngành học có 3-6 tháng;

- Học Trung cấp hệ vừa học vừa làm (học các buổi tối trong tuần, hoặc học thứ 7 chủ nhật), học phí mỗi tháng hết tầm 1-1.5 triệu, 2 năm xong rồi;

- Học Chứng chỉ ngoại ngữ, Tiếng Anh nhiều rồi thì sang Trung - Nhật - Tây Ban Nha;

- Nhảy qua mấy môn năng khiếu. Chứng chỉ hành nghề bắt buộc theo quy định pháp luật của nghề Thể dục thể hình, hết có 5 triệu/khóa học của Liên đoàn kia kìa... Làm PT vừa có thu nhập vừa có nhiều chị em...;

Nhiều hướng vô cùng luôn... 8-)
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top