thảo luận Tài chính cá nhân/Tài chính gia đình

kimiquy

Senior Member
Chào các bạn, mình lập thread này để hưởng ứng phong trào chia sẻ Kiến thức chất lượng từ admin (https://voz.vn/t/tang-qua-cho-nhung-thread-chia-se-kien-thuc-chat-luong.73354/), hi vọng có thể chia sẻ những gì mình biết và đang thực hành suốt 4 năm qua, được 1 phần quà từ admin thì càng tốt :D

  • Một chút về bản thân mình
Background của mình thì mình là dân học và làm về tài chính đầu tư (mình có bằng Master về Tài chính + CFA charterholder và đang làm công ăn lương cho 1 tổ chức tài chính của tư bản tây lông), năm nay U30, mới lập gia đình và có 1 bé. Ngày xưa thời sinh viên mình từng suy nghĩ ngây thơ là sau này ra trường đi làm cố gắng thu nhập $1000 như người ta hay khoe trên mạng là ngon lành rồi, đến giờ có gia đình có con mới thấy chi tiêu nó đấm vào mặt bôm bốp hàng ngày như thế nào :) May nhờ việc có kỷ luật từ nhiều năm nay + 1 chút may mắn trong công việc nên cuối cùng cũng không bị áp lực lắm, vẫn đảm bảo chi tiêu cần thiết trong gia đình + có tích lũy. Làm thế nào để kỷ luật thì dựa vào những nguyên tắc cơ bản mà mình sẽ chia sẻ dưới đây.

  • Thớt này dành cho ai?
Cơ bản thì mình nghĩ những nguyên tắc trong thớt này có thể áp dụng cho phần lớn mọi người, tuy nhiên hữu ích nhất sẽ dành cho những bạn mà có background tương tự như mình: độ tuổi khoảng U30-U35, hiện đang đi làm công ăn lương (i.e. không phải làm kinh doanh/làm chủ), gia đình cơ bản bình thường cho đến khá vừa phải (i.e. không phải xuất phát ở vạch đích), không mang nợ lớn, sức khỏe bình thường không có bệnh gì nghiêm trọng.

Mục đích của thớt này mình muốn chia sẻ với các bạn cách làm giàu chậm, thông qua việc chi tiêu kỷ luật + tiết kiệm/đầu tư hợp lý. Bạn nào muốn giàu nhanh thông qua việc kinh doanh/làm chủ, đánh con coin mua miếng đất hi vọng x10 tài khoản, hay xin viện trợ không hoàn lại từ OBZ Bank thì sẽ không phù hợp với những gì mình chia sẻ ở đây. Tất nhiên là giàu càng nhanh được thì càng tốt, tuy nhiên trong xã hội này số người có khả năng giàu nhanh như trên có lẽ chỉ chiếm không đến 20%; vì vậy mình hi vọng những gì chia sẻ ở thớt này có thể hữu ích cho 80% còn lại :)


  • Khung nguyên tắc cơ bản của tài chính cá nhân/tài chính gia đình (Personal/Family finance framework)
Bộ khung này sẽ được chia làm 5 phần, tương ứng với 5 dòng tiền cơ bản của mỗi gia đình là: Thu nhập (Income), Chi tiêu (Spending), Tiết kiệm (Saving), Đầu tư (Investing), và Bảo vệ (Protection). Phần trọng tâm của cơ cấu tài chính cá nhân/gia đình mà mình muốn chia sẻ trong thớt này là phần Tiết kiệm và Đầu tư. Ngoài ra mình sẽ đá thêm 1 chút phần Bảo vệ, vì nó cũng liên quan đến nghề tay trái của mình như dưới sign :D

OK bắt đầu nào.

1593493996427.png



1. Thu nhập (Income)
Phần này thực ra mình không có quá nhiều điều để nói, chỉ có 1 nguyên tắc chung đấy là thu nhập càng cao càng tốt (đương nhiên rồi :beat_brick:). Làm thế nào để có thu nhập cao thì tùy thuộc vào mỗi người thôi, có thể cố gắng phấn đấu để được tăng lương thăng chức, có thể làm thêm các công việc ngoài giờ để đa dạng hóa nguồn thu nhập, v.v Nói chung phần này mình chịu, ko dám múa rìu qua mắt ai cả, kiếm tiền như thế nào cũng không phải mục đích chính của thớt này.


2. Chi tiêu (Spending)
Nguyên tắc của phần này thì cũng tương tự như trên thôi, đấy là chi tiêu càng ít càng tốt (okay :beat_brick:). Ví dụ một số cách đơn giản chúng ta có thể làm là ngưng uống trà sữa, hạn chế ăn nhà hàng, mua Xiaomi thay vì iPhone 11 Pro Max, v.v

OK, ai chả biết thế, nhưng…

Mình nghĩ là không có gì phải “nhưng” ở đây cả. Ở phần sau mình sẽ chia sẻ vì sao kỷ luật lại vô cùng quan trọng, và các hiểu lầm (myth) mà mọi người thường gặp khi nói về chi tiêu/tiết kiệm.


3. Tiết kiệm (Saving)

Đây rồi, mãi mới vào phần chính. Để nói về phần này, đầu tiên mình sẽ giới thiệu 1 khái niệm cơ bản là Tỷ lệ tiết kiệm (Saving Rate):

1593494079030.png

Cái này cũng đơn giản thôi, tỷ lệ tiết kiệm chính là số tiền hàng tháng bạn tiết kiệm được chia cho tổng thu nhập hàng tháng của bạn. Nguyên tắc cũng không có gì cao siêu cả, đấy là tỷ lệ tiết kiệm càng cao càng tốt (lại captain obvious :beat_brick:). Để tăng được tỷ lệ tiết kiệm thì chỉ có 2 cách, đấy là áp dụng 2 nguyên tắc phía trên: (i) Tăng thu nhập và/hoặc (ii) Giảm chi tiêu.


Tỷ lệ tiết kiệm bao nhiêu là hợp lý?

Đọc đến đây các bạn thử ngẫm lại xem hiện giờ tỷ lệ tiết kiệm của mình đang ở mức nào. Mình thì không có thống kê cụ thể, nhưng khảo sát nhanh bạn bè đồng trang lứa với mình thì nhìn chung mọi người thường tiết kiệm khoảng 0-30% thu nhập. Theo ý kiến cá nhân của mình, tỷ lệ tiết kiệm lí tưởng phải nằm trong khoảng 30-60+%, nếu thu nhập chưa cao thì có thể chấp nhận tiết kiệm khoảng 30%, còn thu nhập cao rồi thì phải cố đạt 60-70% hoặc thậm chí hơn.


Tầm quan trọng của tăng tỷ lệ tiết kiệm

Đoạn này mình xin phép nói chuyện xa xôi bên Mỹ 1 chút. Theo 1 báo cáo của Vanguard (1 tập đoàn đầu tư lớn ở Mỹ), số dư tài khoản tiết kiệm hưu trí trung bình của 1 người Mỹ đến tuổi nghỉ hưu là US$ 104,000 (khoảng 2.5 tỷ VNĐ, nghĩa là chỉ đủ mua 1 chiếc chung cư nho nhỏ tại 1 quận xa xa ở HN/HCM). Con số trung bình này thậm chí còn gây hiểu nhầm bởi có những người Mỹ có thu nhập rất cao so với phần còn lại; nếu nhìn vào số trung vị (median - nghĩa là 50% dân số Mỹ có số dư thấp hơn số này) thì số dư trung vị chỉ là US$ 26,000 (khoảng 600tr VNĐ, chẳng đủ làm được gì mấy). Theo 1 khảo sát khác của GOBankingRates thì có 42% người Mỹ có nguy cơ nghỉ hưu tay trắng (có nghĩa chỉ tích lũy được < US$10,000, ko đủ trang trải chi phí sinh hoạt trong 1 năm). Lý do là vì người Mỹ không có thói quen tiết kiệm, tỷ lệ tiết kiệm của họ như số liệu dưới đây chỉ khoảng 6-8% (làm 100 đồng tiêu 92 đồng :sweat:). Cho đến khi covid-19 bùng lên tỷ lệ này mới tăng tạm thời lên 33%. Cơ mà có tăng lên 33% trong 1 vài tháng thì cũng không ăn nhằm gì, có lẽ vì vậy nhiều người Mỹ mới đi biểu tình đòi dỡ lệnh phong tỏa sớm để còn đi làm kiếm tiền, và thế là dịch ở Mỹ bây giờ coi như mất kiểm soát, đánh đổi bằng cả trăm nghìn mạng người…


1593494127979.png

Tỷ lệ tiết kiệm ở Mỹ, 2015-2020

Rồi quay về Việt Nam, mình làm nhanh bảng dưới đây bằng Excel để cho các bạn thấy, sự khác biệt giữa tỷ lệ tiết kiệm 20% và tỷ lệ tiết kiệm 70% là như thế nào. Giả sử chúng ta đặt mục tiêu có 10 tỷ (để mua nhà, mua xe, cho con cái đi học, v.v), thu nhập gia đình hiện tại là 45tr/tháng (ở HN/HCM thì mức này có lẽ là mức trung bình khá), gửi tiết kiệm lấy lãi 7%/năm, lạm phát 5%/năm, tích lũy ban đầu của gia đình là 500tr.

1593494151820.png

Ở mức tiết kiệm 20%, sẽ mất 25 năm để gia đình này có thể tích lũy được 10 tỷ. Tuy nhiên, theo thời gian thì tiền sẽ mất giá vì lạm phát: sau 25 năm nữa với mức lạm phát giả định 5%/năm thì 10 tỷ khi đó chỉ có giá trị chỉ tương đương 2.9 tỷ tại thời điểm hiện tại. Còn ở mức tiết kiệm 70%, sẽ chỉ mất 14 năm để đạt được mục tiêu này, và chiết khấu lạm phát 5%/năm về giá trị hiện tại thì vẫn còn tận hơn 5 tỷ.

Cái bảng trên thực ra chỉ là tính cua trong lỗ, trên thực tế các biến số trong này sẽ thay đổi nhiều chứ không cố định như này. Tuy nhiên mục đích của bảng này không phải là để hướng dẫn mọi người cách kiếm được 10 tỷ, mà chỉ để minh họa tầm quan trọng của việc tăng tỷ lệ tiết kiệm trong quá trình tích lũy tài sản của mỗi cá nhân/gia đình.


4. Đầu tư (Investing)
Được rồi, vậy chúng ta sẽ làm gì với phần 40-70% thu nhập tiết kiệm hàng tháng? Đầu tư hay chôn dưới chân giường? Vì tiền mất giá do lạm phát, nên chôn tiền dưới gầm giường đồng nghĩa với việc vứt tiền qua cửa sổ. Vì vậy chúng ta cần đầu tư :D


Quản trị rủi ro

Trước khi đầu tư, mình muốn nói 1 chút về quản trị rủi ro. Ở đây mình sẽ không nói về các thuật ngữ chuyên môn như rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, v.v, mà muốn tập trung vào 2 yếu tố chính mọi người cần phải hiểu rõ trước khi bắt tay vào đầu tư, đó là khả năng chịu rủi ro mức độ sẵn sàng chịu rủi ro của bản thân/gia đình.

Khả năng chịu rủi ro là 1 yếu tố có thể đo lường được 1 cách khách quan, dựa trên hoàn cảnh của mỗi cá nhân/gia đình. Các yếu tố thường được cân nhắc đến bao gồm độ tuổi, sức khỏe, mức thu nhập, tài sản hiện tại, nợ hiện tại. Nguyên tắc cơ bản là càng trẻ, càng khỏe, thu nhập càng cao, tài sản càng nhiều, nợ càng ít thì khả năng chịu rủi ro càng lớn và ngược lại. Với các đối tượng chính mà thớt này mình muốn nhắm đến như trình bày ở phần II (U35, làm công ăn lương, gia đình cơ bản, v.v), khả năng chịu đựng rủi ro sẽ nằm đâu đó trong khoảng từ trung bình cho đến khá.

Trái ngược với khả năng chịu đựng rủi ro thì mức độ sẵn sàng chịu rủi ro lại là 1 yếu tố chủ quan, tùy thuộc vào tính cách mỗi người. Có những người sinh ra ở vạch đích nhưng lại chỉ thích an toàn, cũng có những người nợ nần đầy mình nhưng vẫn muốn vay thêm tiền đánh con cổ phiếu FLC hi vọng x10 tài khoản. Ở đây không có đúng và sai, tuy nhiên việc phân biệt khả năng chịu rủi ro (khách quan) với mức độ sẵn sàng chịu rủi ro (chủ quan) là để trước khi chúng ta quyết định làm điều gì theo ý kiến chủ quan thì cũng nên nhìn lại những yếu tố khách quan khác để cân nhắc xem liệu ý kiến chủ quan của mình có phù hợp hay không. Ví dụ như trên nếu đang nợ nần thì nên xem lại kế hoạch thu nhập, chi tiêu, tích lũy, trả nợ của mình thay vì cố đấm ăn xôi all-in vào 1 con cổ phiếu hi vọng đổi đời. Hoặc nếu vẫn muốn cố thì cũng được, chủ quan mà :)


Lãi kép

1593494197129.png

Mình hi vọng là mọi người đều hiểu thế nào là lãi kép và lợi ích của nó. Nếu chưa thì có thể hiểu đơn giản lãi kép là lãi mẹ đẻ lãi con, còn lãi đơn là lãi chỉ tính trên phần gốc ban đầu. Như bảng minh họa trên nếu chúng ta đầu tư 1 tỷ, lợi nhuận 10%/năm sau 5 năm không rút lãi sớm (lãi kép) thì chúng ta sẽ có 1.464 tỷ, còn nếu năm nào chúng ta cũng rút lãi ra và chỉ để lại gốc thì sau 5 năm (lãi đơn) chúng ta sẽ chỉ có 1.4 tỷ, ít hơn 64 triệu so với trường hợp lãi kép.

LÃI KÉP LÀ LÍ DO VÌ SAO CHÚNG TA CẦN TÍCH LŨY VÀ ĐẦU TƯ KỶ LUẬT ĐỂ CÓ THỂ TỐI ĐA HÓA TÀI SẢN CỦA MÌNH TRONG DÀI HẠN.


Các nguyên tắc cơ bản trong đầu tư

Như mình đã nói ở trên, thớt này mình muốn chia sẻ với mọi người cách làm giàu chậm, chứ ko phải chia sẻ mua miếng đất này đánh con coin kia để x2 x3 tài khoản qua đêm. Lưu ý là ở đây mình ko nói làm giàu nhanh hay làm giàu chậm tốt hơn, làm giàu thế nào là lựa chọn của mỗi người, chỉ là mục đích của thớt này tập trung vào làm giàu chậm còn làm giàu nhanh thì mình không dám múa rìu qua mắt các winner trong VOZ này :D Những nguyên tắc mình chia sẻ dưới đây là để phục vụ mục đích làm giàu chậm này.

Nguyên tắc 1: Đa dạng hóa

Cái này chắc nhiều bạn cũng rõ rồi, đơn giản là chúng ta không nên bỏ trứng vào một giỏ. Một cơ cấu danh mục đầu tư đa dạng giữa các loại tài sản khác nhau, xác định rõ chiến lược phân bổ tài sản dài hạn (strategic asset allocation SAA), có thay đổi phân bổ tài sản chiến thuật (tactical asset allocation TAA) theo từng thời kỳ có thể giúp chúng ta tối đa hóa lợi nhuận đầu tư trong dài hạn. Ngoài ra, việc đa dạng hóa còn giúp chúng ta yên tâm về mặt tâm lý, không bị xao động khi thị trường bong bóng hay không bị hoảng loạn khi thị trường khó khăn, để dành thời gian công sức tập trung vào kiếm tiền thông qua công việc chính của mình. Nói dài dòng về tiết kiệm/đầu tư vậy thôi chứ cuối cùng kiếm tiền (bước 1) vẫn là quan trọng nhất, không có thu nhập thì sẽ không thể nào có tiết kiệm và đầu tư.

Phân bổ tài sản như thế nào thì phụ thuộc vào khả năng chịu rủi romức độ sẵn sàng chịu rủi ro nói trên. Giả dụ 1 người có khả năng chịu rủi ro và mức độ sẵn sàng chịu rủi ro đều ở mức trung bình, thì SAA có thể là 35-50% vào tài sản rủi ro (cổ phiếu, coin, bđs, v.v), và 50-65% còn lại vào tài sản an toàn (tiền gửi, trái phiếu, vàng, v.v). Về TAA thì ví dụ năm 2020 kinh tế khó khăn vì đại dịch, thu nhập giảm sút, thị trường chứng khoán suy giảm thì có thể thay đổi cơ cấu phân bổ tạm thời còn 20-25% tài sản rủi ro và 75-80% tài sản an toàn để phòng vệ rủi ro. Sau khi dịch đi qua kinh tế trở về bình thường thì có thể tái cấu trúc lại về 35-50%/50-65% theo SAA như trên.

Nguyên tắc 2: Chỉ đầu tư vào những tài sản mà mình có hiểu biết về nó

Cái này thì cũng rõ ràng thôi, ví dụ nếu bạn không biết tí gì về coin, thì không nên đùng 1 cái ném vài trăm củ vào coin và cầu nguyện. Trong ngắn hạn, có thể bạn sẽ lãi 50-70% thật nếu may, hoặc cũng có thể bạn sẽ lỗ 50-70% nếu xui. Trong dài hạn, hành động như vậy khó có thể mang lại lợi ích lâu dài. Nếu muốn đầu tư vào coin khi chưa biết gì, hãy bắt đầu từ con số nhỏ trước, vừa làm vừa học tập nghiên cứu tìm hiểu dần dần.

Còn nếu bạn vẫn muốn liều ăn nhiều thì cũng không sao cả, như mình nói ở trên cái này là chủ quan tùy mỗi người 😊

Nguyên tắc 3: Bắt đầu càng sớm càng tốt

1593494254702.png

Giả dụ 1 người có tài sản ban đầu 500tr VNĐ, mỗi tháng tích lũy 30tr, lợi nhuận dự kiến 8%/năm. Nếu người này bắt đầu tích lũy từ năm 25 tuổi thì đến năm 50 tuổi tài sản sẽ là 5.6 tỷ, còn nếu bắt đầu tích lũy chậm 10 năm thì khi 50 tuổi tài sản sẽ chỉ có 2.4 tỷ. Đây chính là sức mạnh của lãi kép như mình trình bày ở trên và là lí do vì sao chúng ta cần phải bắt đầu càng sớm càng tốt, bạn nào chưa bắt đầu thì luôn và ngay đi chứ còn chờ đợi gì nữa?

Nguyên tắc 4: Giảm thiểu phí xuống mức thấp nhất có thể
Có nhiều sản phẩm đầu tư trên thị trường mà nhà đầu tư sẽ phải đóng phí. Ví dụ đầu tư cổ phiếu thì phải đóng phí giao dịch, thuế TNCN; đầu tư vàng thì sẽ có chệnh lệch giữa giá mua và giá bán; v.v Chúng ta thường có xu hướng nghĩ là 1 chút phí thì có đáng bao nhiêu đâu, tuy nhiên trong dài hạn phí là 1 thứ có thể làm giảm tích lũy tài sản của chúng ta 1 cách tương đối đáng kể.

1593494270537.png


Bảng minh họa trên sẽ giúp các bạn thấy ảnh hưởng của phí là lớn như thế nào trong dài hạn. Vì vậy nếu được hãy chọn những phương án đầu tư nào mà có phí thấp nhất có thể.
 

Attachments

  • 1593494283106.png
    1593494283106.png
    38 KB · Views: 3,595
Last edited:
Các hiểu lầm thường gặp về tiết kiệm và đầu tư

Hiểu lầm 1: Mình mới ra trường, đi làm lương 7-8 củ thì tiết kiệm được bao nhiêu đâu mà phải khổ thế.

Okie, thứ nhất là theo nguyên tắc 3 ở trên, bắt đầu càng sớm càng tốt. Tất nhiên khi bắt đầu thì có thể không được bao nhiêu thật, nhưng nhìn vào cơ cấu tài chính cá nhân/gia đình như mình chia sẻ ở đây thì có rất nhiều nguyên tắc, mỗi nguyên tắc đều đóng góp 1 phần nhỏ vào quá trình tích lũy tài sản dài hạn của mình. Không nguyên tắc nào có thể giúp chúng ta giàu nhanh cả, nhưng tổng hợp lại thì có thể giúp mọi người làm giàu chậm bền vững :D

Thứ hai là sự hiểu lầm này còn hàm ý đánh giá thấp sức mạnh của việc tiết kiệm/đầu tư kỷ luật. Mình đã từng làm 1 khảo sát nhỏ các bạn bè đồng trang lứa, có background cơ bản (nhà ở HN, tốt nghiệp ĐH, chưa lập gia đình, làm công ăn lương, v.v); câu hỏi là theo bạn thì với 1 người có background như vậy sau khoảng 5-6 năm đi làm có thể tích lũy được bao nhiêu tài sản. Câu trả lời mà mình nhận được phần lớn rơi vào khoảng 200-300tr; tuy nhiên theo mình tính toán thì con số hợp lý phải rơi vào khoảng 500-600tr như bảng minh họa dưới đây.

1593494478293.png

Một lần nữa mình xin nhấn mạnh lại là bảng này chỉ mang tính minh họa, để chứng minh rằng mọi người thường có xu hướng đánh giá thấp khả năng tích lũy của mình khi thu nhập còn thấp. Bảng này ko phải để nói rằng ai cũng phải có 500-600tr ở tuổi 28, con số thực tế phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người.

Mình sẽ quay lại con số 500-600tr này ở phần tiếp theo.


Hiểu lầm 2: Tuổi trẻ là phải trải nghiệm, phải đi đây đi đó, phải chơi chứ ai lại khổ thế.

Về cơ bản thì mình đồng ý với tinh thần là tuổi trẻ thì phải trải nghiệm, đi đây đi đó. Tuy nhiên, cái gì cũng có giá của nó. Mọi chi tiêu không cần thiết ngày hôm nay, đều để lại hậu quả lâu dài trong tương dài. Sướng trước thì khổ sau, còn khổ trước thì sướng sau. Các nguyên tắc cơ bản như lãi kép, tích lũy sớm mình nói ở trên là những nguyên tắc khách quan, không liên quan gì đến tuổi trẻ hay trải nghiệm của mọi người.

Ngoài ra, mình nghĩ rằng áp dụng các nguyên tắc tiết kiệm, đầu tư kỷ luật không đồng nghĩa với việc khổ. Thực tế bản thân mình vẫn được đi du lịch, mình vẫn ra ngoài ăn nhà hàng với bạn bè gia đình, vẫn sử dụng smartphone, v.v Tuy nhiên, chi tiêu như nào cần phải nằm trong khuôn khổ, phù hợp với tình hình tài chính của cá nhân/gia đình. Mình ví dụ về vấn đề đi du lịch, 1 chuyến du lịch nước ngoài giả sử hết 20 triệu. Giả sử bạn A có background như trong phần hiểu lầm 1, có tài sản tích lũy hiện tại ở mức 200 triệu (theo đúng ý kiến khảo sát của bạn đó), thì chi phí cho chuyến đi du lịch đó tương đương với 10% tổng tài sản của bạn này. Giả sử năm đó là 1 năm thị trường tốt, tài sản của bạn này tăng trưởng 15%/năm, lạm phát giả định là 5%. 15% lợi nhuận trừ đi 10% chi phí đi du lịch, trừ tiếp 5% lạm phát thì coi như là sau 1 năm tài sản của bạn này không tăng trưởng (đồng nghĩa với việc không được hưởng sức mạnh của lãi kép). Còn giả sử bạn B là 1 người có ý thức tiết kiệm tốt ngay từ khi bắt đầu đi làm, đến bây giờ tổng tài sản của bạn ở mức 600 triệu (tương tự bảng minh họa trên). 20 triệu chi phí du lịch lúc này chỉ tương đương 3% tổng tài sản, vậy với mức lợi nhuận tương tự 15%/năm và lạm phát 5%/năm thì sau khi trừ hết chi phí, tài sản của bạn B vẫn tăng trưởng 7%/năm (đồng nghĩa với việc được hưởng sức mạnh của lãi kép). Từ đây các bạn có thể thấy, bạn A hay bạn B, ai là người khổ hơn ai là người sướng hơn?



Hiểu lầm 3: Mình đang thực hành tiết kiệm bằng cách chia tiền vào 6 hũ như trong sách hay dạy, thấy cũng hay.

1593494440474.png

Các bạn đọc mấy sách self-help dạy làm giàu chắc chắn là sẽ gặp hình ảnh của 6 cái hũ này. Mình xin phép nói thẳng luôn là 6 cái hũ này là vớ vẩn (!), làm theo 6 cái hũ này thì chẳng bao giờ các bạn có thể tích lũy được tài sản nào đáng kể cả. Như ảnh trên thì các bạn chỉ tích lũy có 20% thu nhập (hũ tiết kiệm + hũ tự do tài chính), còn lại chi tiêu đến 80%. Như mình đã phân tích ở trên, chúng ta phải cố gắng tăng được Tỷ lệ tiết kiệm càng cao càng tốt, lý tưởng nằm trong khoảng 30-70+% thu nhập chứ ko phải 20%. 4 hũ còn lại bản chất đều là chi tiêu, phân bổ như thế nào bên trong mục chi tiêu thì là tùy mỗi người. Nếu tháng này bạn mua iphone thì có thể bạn sẽ phải đi café ít lại trong nhiều tháng sau để bù vào, cố gắng đảm bảo không ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm hàng tháng.



Bonus: Các hình thức tiết kiệm/đầu tư hợp pháp, phù hợp cho đại chúng ở Việt Nam

Trái phiếu chính phủ:
  • Tốt: rất an toàn, rủi ro mất vốn là hầu như không có
  • Không tốt: Lợi nhuận kì vọng rất thấp (3-4%/năm), phù hợp cho nhà đầu tư tổ chức (ngân hàng, bảo hiểm) hơn là cá nhân.
Gửi tiết kiệm:
  • Tốt: an toàn, rủi ro mất vốn là rất thấp, lãi suất thực nhận thường cao hơn lạm phát nên cũng không quá lo về rủi ro tiền mất giá trong ngắn hạn.
  • Không tốt: Lợi nhuận kì vọng thấp (6-7%/năm).
Trái phiếu doanh nghiệp:
  • Tốt: lợi nhuận kì vọng cao hơn gửi tiết kiệm (8-10%/năm)
  • Không tốt: Rủi ro cao hơn gửi tiết kiệm, yêu cầu vốn lớn để đầu tư, yêu cầu khả năng phân tích tài chính doanh nghiệp để đánh giá rủi ro, thanh khoản kém. Vì vậy thường phù hợp với nhà đầu tư tổ chức hơn (ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư)
Cổ phiếu niêm yết:
  • Tốt: lợi nhuận kì vọng cao (trên 10%/năm), thanh khoản tốt
  • Không tốt: Rủi ro cao, yêu cầu khả năng phân tích đầu tư để lựa chọn cổ phiếu tốt.
Quỹ mở:
  • Tốt: giúp đa dạng hóa danh mục (có nhiều loại quỹ khác nhau đầu tư vào các tài sản như tiền gửi, trái phiếu, phiếu nói trên), không yêu cầu vốn lớn (tối thiểu 100k là được), được quản lý bởi chuyên gia trong ngành, thanh khoản tốt, có thể đầu tư linh hoạt.
  • Không tốt: Quỹ thu phí quản lý quỹ từ 1%-2%/năm, ngoài ra còn các loại phí như phí giám sát, phí lưu ký, v.v. Lợi nhuận của quỹ sau khi trừ các loại chi phí có thể thấp hơn thị trường. Có rủi ro tương thị trường tự như trái phiếu & cổ phiếu (nhưng thấp hơn nhờ đa dạng hóa danh mục).

Quỹ ETF (cổ phiếu):
  • Tốt: giúp đa dạng hóa danh mục, bám sát cơ cấu danh mục của thị trường, chi phí thấp, thanh khoản ổn, dễ đầu tư
  • Không tốt: NAV của quỹ có thể chênh lệch với giá giao dịch. Có rủi ro thị trường.

Vàng:
  • Tốt: truyền thống, ăn chắc mặc bền, không lo lạm phát, phù hợp tích lũy dài hạn cho người thích an toàn.
  • Không tốt: Chênh lệch mua/bán có thể cao, giá thực tế có thể biến đông tăng giảm trong ngắn và trung hạn, chất lượng vàng phụ thuộc vào cái tâm của người bán.
BĐS:
  • Tốt: truyền thống, ăn chắc mặc bền, phù hợp cho cả tích lũy dài hạn lẫn lướt sóng ngắn hạn
  • Không tốt: rủi ro tương đối, yêu cầu vốn lớn, thanh khoản kém, bất đối xứng thông tin giữa người mua và người bán, giữa cò đất và nhà đầu tư.
Bảo hiểm nhân thọ: KHÔNG, BHNT không phải là 1 hình thức tiết kiệm/đầu tư. Mình sẽ giải thích rõ hơn khi viết về phần 5. Bảo vệ (Protection).


Ý kiến cá nhân: Mình thường khuyến khích mọi người đầu tư vào quỹ mở, theo các chương trình đầu tư định kỳ (nghĩa là hàng tháng cam kết đầu tư tối thiểu X triệu vào quỹ) để đảm bảo tính kỷ luật. Ở thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều quỹ lớn như Vinacapital, SSI Asset Management, Vietfund Management, Vietcombank Fund Management, v.v cho chúng ta lựa chọn.

//Update 16.1.21: Dạo này mình thấy có nhiều bạn pm mình hỏi về đầu tư quỹ mở, cũng có 1 số bạn comment nói là mình có vẻ ưu ái quỹ mở trong khi lợi nhuận từ quỹ mở ko phải quá cao và cũng có rủi ro theo thị trường nên mình muốn làm rõ 1 số vấn đề như thế này.
  • Giống như bất kì sản phẩm đầu tư nào, quỹ mở cũng có rủi ro của nó. Điều quan trọng khi đầu tư đấy là mình phải hiểu được mình đang đầu tư cái gì và có chấp nhận được rủi ro liên quan đến sản phẩm đầu tư đó hay không (các bạn xem lại nguyên tắc số 2 mình nói ở post trên :D)
  • Mình không khuyến khích đầu tư quỹ mở vì nó là 1 sản phẩm đầu tư siêu lợi nhuận hay rủi ro rất thấp gì cả. Thực tế xuyên suốt thớt này của mình trên VOZ, cái thông điệp mình muốn nói với mọi người đấy là tầm quan trọng của CHI TIÊU và TÍCH LŨY/ĐẦU TƯ KỈ LUẬT. Và đối với những đối tượng mà trong thớt này mình hướng đến (U35, làm công ăn lương v.v), mình hiểu mọi người thường bối rối không biết nên làm gì với phần dư hàng tháng (ví dụ 10-15tr/tháng) cả. Gửi tiết kiệm thì lãi thấp, số tiền ít cũng chẳng đáng bao nhiêu; chơi chứng khoán thì ko phải ai cũng có khả năng, chưa kể giờ 10tr mua ko nổi 100 cp MWG (lô tối thiểu), v.v Vì thế 1 kênh mình tin là có thể phù hợp với nhiều người, đấy là đầu tư qua các chương trình ĐẦU TƯ ĐỊNH KỲ của các quỹ. (LƯU Ý: Đây ko phải lời tư vấn đầu tư cho bất kỳ ai cả, xem lại đoạn trên). Ở đây mình tính cua trong lỗ 1 lần nữa cho các bạn thấy:
1610783613738.png

Giờ ví dụ mỗi tháng mình bỏ 15-23tr vào quỹ theo như ảnh trên, lợi nhuận của quỹ thì biến động năm lãi năm lỗ (phản ánh rủi ro chung của thị trường), tuy nhiên tính trung bình 5 năm ra thì lợi nhuận khoảng 6.7%/năm. Ở đây mình có hơi cherry picking data 1 tí (nếu như bạn nào khó tính có thể nhận ra), tuy nhiên tạm bỏ qua phần đó thì với những giả định như ảnh trên thì bất chấp thị trường có rủi ro biến động lỗ lãi, thì sau 5 năm tổng tài sản tích lũy của mình vẫn ở mức 1.5 tỷ với lợi nhuận đầu tư trung bình (IRR) là 12.5%/năm! Đây chính là sức mạnh của việc đầu tư kỉ luật dài hạn mà để giải thích bằng lời thì hơi khó với các bạn ko có background về tài chính nên mình bịa số ra ở đây để MINH HỌA.
 
Last edited:
5. Bảo vệ (Protection)
Bảo vệ ở đây chính là các thể loại bảo hiểm mà chúng ta nên có. Ở đây mình muốn làm rõ bản chất của bảo hiểm là 1 dạng chi phí, chúng ta bỏ tiền ra để mua sự an tâm, đổi lại khi có sự kiện rủi ro xảy ra thì sẽ được bồi thường 1 số tiền lớn, nếu sự kiện rủi ro không xảy ra thì chúng ta sẽ mất phần phí đã đóng. Tất cả các loại bảo hiểm trên đời này (trừ bảo hiểm xã hội) đều có chung bản chất như vậy. Vì vậy, nếu có ai đó giới thiệu cho các bạn 1 loại bảo hiểm vừa để bảo vệ vừa để tích lũy/đầu tư thì đừng tin, nói như vậy là hoàn toàn không hiểu gì về bản chất của bảo hiểm và tài chính cá nhân/gia đình cả.
OK giờ mình sẽ điểm qua các loại bảo hiểm (trừ BHXH) mà chúng ta nên có, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

Bảo hiểm y tế: Là cái bảo hiểm của Nhà nước mà phí đâu đó khoảng 600k/năm đó. Bảo hiểm này ai cũng phải có, không nên coi thường một chút nào. Có thể nếu bạn hắt hơi sổ mũi thì đi khám dịch vụ cũng được chứ chẳng ai đi khám BHYT, nhưng một khi có bệnh nặng cần điều trị thì BHYT có thể giúp gánh được 1 phần không nhỏ chi phí điều trị. Như mình đã nói ở trên, BHYT là 1 dạng chi phí, không ốm đau vào bệnh viện thì sẽ mất 350k mà không được gì cả.

Bảo hiểm sức khỏe: Tương tự như bảo hiểm y tế nhưng mà là của tư nhân (Bảo Việt, Liberty, VBI, Pacific Cross, PTI, v.v). Ngoài kia có rất nhiều công ty bán BHSK để chúng ta so sánh lựa chọn. Phí hàng năm thường rơi vào khoảng từ 2-10tr/năm tùy gói. Nên có để được chi trả những chi phí ngoài BHYT không chi trả, nếu công ty nơi các bạn làm việc mua cho rồi thì thôi (có mua thêm cũng không được bồi thường 2 lần đâu). Như mình đã nói ở trên, BHSK cũng là 1 dạng chi phí, không ốm đau vào bệnh viện thì sẽ mất 2-10tr mà không được gì cả.

Bảo hiểm nhân thọ: Đây rồi, đây là phần mà mình thấy 96.69% người đã mua BHNT không hiểu gì cả và dẫn đến mua sai -> Chỉ béo công ty bảo hiểm + tư vấn viên. Để mị nói cho mà nghe…

UPDATE 2.1.2022: Mọi người xem file đầy đủ về BHNT ở link này nhé: https://drive.google.com/file/d/1yT1Q-lBFc1D9sb6SEAVpik-GtTvXKgGl/view?usp=sharing

Nếu lười thì xem 2 bảng tổng kết ở đây:
1635587946382.png


1643095150525.png



Bonus: Một số câu quảng cáo BHNT các bạn sẽ gặp rất nhiều, nghe thì hay nhưng mà vô nghĩa/sai bản chất.
Câu 1: Sản phẩm này của công ty em bảo vệ anh/chị với STBH 1 tỷ đồng cho đến năm 99 tuổi
Giả sử bạn năm nay 30 tuổi. 69 ( :p ) năm nữa các bạn mới được 99 tuổi. Không rõ 69 năm nữa thì 1 tỷ đồng mua được mấy bát phở ta haha. Ngoài ra, thời gian bảo hiểm càng dài thì phí càng cao, nghĩa là các bạn bỏ thêm tiền ra để mua 1 thứ vô nghĩa. Mua BHNT chỉ cần bảo vệ 20-25 năm là OK rồi, ko cần 69 năm đâu.

Câu 2: Chúng ta nên bỏ 10% thu nhập vào BHNT để vừa được bảo vệ vừa được tích lũy dài hạn
Phần tích lũy thì mình đã nói ở trên rồi. Ở đây mình muốn nói về cái con số 10% kia, nếu lắp vào khung các nguyên tắc tài chính cá nhân/gia đình ở phía trên thì các bạn sẽ thấy quá cao. Mà các bạn biết rồi, đóng phí BHNT cao thì hoa hồng cho tvv/lợi nhuận cho CTBH cũng sẽ cao theo. Với BHNT, phí đóng trong khoảng 5-6% thu nhập năm là vừa phải, nếu mua thêm BHSK thì có thể cộng thêm khoảng 1-2% nữa.

Câu 3: Thay vì đóng tiền vào BHXH phải đợi đến khi về hưu mới nhận lại được tiền, sao anh/chị không dành tiền đó đóng BHNT vừa được bảo vệ rủi ro, vừa được nhận lại tiền từ sớm?
Theo ý kiến của mình, BHXH là 1 loại bảo hiểm đặc biệt, mục đích là an sinh xã hội chứ không phải để bảo vệ rủi ro hay tích lũy cho từng cá nhân. Vì thế việc so sánh BHXH với BHNT là vô nghĩa. Nếu các bạn đang đi làm công ăn lương, thì việc đóng BHXH là bắt buộc không làm gì được. Nếu bạn làm tự do, bạn có thể không cần mua BHXH cũng được, nhưng bạn sẽ cần phải có ý thức tích lũy tài sản theo các nguyên tắc tài chính cá nhân/gia đình mình chia sẻ ở trên, chả liên quan gì đến BHNT mà so sánh ở đây cả.


//Update phần 6

Bên F17 đang có thớt tranh cãi về mua nhà với thuê nhà, thấy phần lớn mọi người tính toán đều không đúng. hôm trước mình cũng mới bị ăn 1 đống gạch vì chia sẻ chuyện nên đi thuê hơn là mua nên nhân tiện ở đây chia sẻ luôn về vấn đề này :D

6. Mua nhà hay thuê nhà?
Ở đây mình làm 1 ví dụ nhỏ để tính xem về mặt tài chính thuần túy, mua nhà hay thuê nhà có lợi hơn. Giả định 1 cặp vợ chồng đang có trong tay 1 tỷ, muốn mua 1 căn nhà 3 tỷ thì phải đi vay thêm 2 tỷ trong 10 năm, lãi suất thị trường hiện giờ khoảng 11%/năm. Đổi lại nếu cặp vợ chồng này đi thuê thì 1 căn hộ giá 3 tỷ hiện giờ đang cho thuê khoảng 11tr (cap rate 4.5%), giả định tiền thuê tăng 5%/năm, phần tiền tiết kiệm được mang đi đầu tư với lãi suất khoảng 8%/năm. Kết quả thì sau 10 năm cặp vợ chồng nếu đi thuê nhà sẽ tích lũy được khoảng 4.8 tỷ, còn cặp vợ chồng đi vay mua nhà sẽ có 1 căn nhà. Vậy câu hỏi tiên quyết sẽ là: Nếu bạn tin tưởng căn nhà 3 tỷ mình mua hnay sẽ có giá trị lớn hơn 4.8 tỷ 10 năm sau thì nên mua, còn không thì nên thuê.
Theo mình thì đây là 1 câu hỏi khó, cũng không ai nói trước được 10 năm sau sẽ thế nào: Yếu tố giúp căn hộ tăng giá thì bao gồm lạm phát, tăng trưởng dân số, quỹ đất không đủ, v.v Yếu tố khiến căn hộ tăng giá kém thì bao gồm khấu hao, chất lượng xây dựng, rủi ro chủ đầu tư, rủi ro đầu cơ khiến cung > cầu v.v. Các bạn tự suy nghĩ và lựa chọn nhé :D

1601803689481.png


1 điều nữa về mặt tài chính khi cân nhắc 2 phương án trên đó là đa dạng hóa. Với phương án mua nhà thì 10 năm tới 100% tài sản của vợ chồng này sẽ nằm ở bất động sản, nghĩa là bỏ hết trứng vào 1 rỏ. Điều này theo mình là không tốt (như đã trình bày ở mấy post đầu). Tuy nhiên đổi lại thì sẽ được yếu tố tâm lý đấy là "an cư lạc nghiệp", nói chung là tùy mỗi người lựa chọn thôi.

// Update: https://www.tcbs.com.vn/iwealth-calculator 1 tool khá hay để mọi người có thể nghịch và lên kế hoạch tài chính dài hạn cho gia đình.

- The end -
 

Attachments

  • 1593586278650.png
    1593586278650.png
    48.2 KB · Views: 29,259
  • 1593586341165.png
    1593586341165.png
    37.6 KB · Views: 28,836
  • 1635587934993.png
    1635587934993.png
    247.8 KB · Views: 4,853
  • 1638865552166.png
    1638865552166.png
    127.4 KB · Views: 2,540
  • 1641134902344.png
    1641134902344.png
    185.9 KB · Views: 2,100
Last edited:
Quỹ mở:
Tốt: giúp đa dạng hóa danh mục (có nhiều loại quỹ khác nhau đầu tư vào các tài sản như tiền gửi, trái phiếu, phiếu nói trên), không yêu cầu vốn lớn (tối thiểu 1tr là được), được quản lý bởi chuyên gia trong ngành, thanh khoản tốt, có thể đầu tư linh hoạt.
Không tốt: Quỹ thu phí quản lý quỹ từ 1%-2%/năm, ngoài ra còn các loại phí như phí giám sát, phí lưu ký, v.vm, có rủi ro tương tự như trái phiếu & cổ phiếu (nhưng thấp hơn nhờ đa dạng hóa danh mục)
Theo mình thì đầu tư vào Quỹ thì có ưu điểm là đa dạng kì vọng lợi nhuận, khẩu vị rủi ro do có nhiều loại quỹ (quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu, quỹ cân bằng, ...), không tốn thời gian tìm hiểu và nghiên cứu. Tuy nhiên, trong khoảng 2-3 năm trở lại đây các quỹ cổ phiếu thường không outperform được VN index hoặc VN30. Còn quỹ trái phiếu hiện tại cũng là một lựa chọn tương đối hợp lý, kỳ vòng lợi nhuận tốt hơn gửi tiết kiệm và rủi ro thấp hơn tự đi mua trái phiếu doanh nghiệp do TP đã phải qua sàng lọc của chuyên gia.

Ý kiến cá nhân: Mình thường khuyến khích mọi người đầu tư vào quỹ mở, theo các chương trình đầu tư định kỳ (nghĩa là hàng tháng cam kết đầu tư tối thiểu X triệu vào quỹ) để đảm bảo tính kỷ luật. Ở thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều quỹ lớn như Vinacapital, SSI Asset Management, Vietfund Management, Vietcombank Fund Management, v.v cho chúng ta lựa chọn.

Đầu tư định kỳ hiện giờ có VFM, VCBF và MBC có triển khai. Cái này lợi ở cái là thường miễn phí phát hành, nắm giữ một khoảng thời gian nhất định thì miễn phí phí bán theo nguyên tắn FIFO, mức đầu tư tối thiểu thấp (2 triệu thì phải).
 
Theo mình thì đầu tư vào Quỹ thì có ưu điểm là đa dạng kì vọng lợi nhuận, khẩu vị rủi ro do có nhiều loại quỹ (quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu, quỹ cân bằng, ...), không tốn thời gian tìm hiểu và nghiên cứu. Tuy nhiên, trong khoảng 2-3 năm trở lại đây các quỹ cổ phiếu thường không outperform được VN index hoặc VN30. Còn quỹ trái phiếu hiện tại cũng là một lựa chọn tương đối hợp lý, kỳ vòng lợi nhuận tốt hơn gửi tiết kiệm và rủi ro thấp hơn tự đi mua trái phiếu doanh nghiệp do TP đã phải qua sàng lọc của chuyên gia.

Đầu tư định kỳ hiện giờ có VFM, VCBF và MBC có triển khai. Cái này lợi ở cái là thường miễn phí phát hành, nắm giữ một khoảng thời gian nhất định thì miễn phí phí bán theo nguyên tắn FIFO, mức đầu tư tối thiểu thấp (2 triệu thì phải).

Đồng ý về vụ quỹ cổ phiếu underperform index, mình sẽ bổ sung thêm quỹ ETF. Về vụ đầu tư định kỳ thì hầu như quỹ mở nào hiện giờ cũng có chứ không phải chỉ có mỗi 3 quỹ như bạn nói. Mức tối thiểu thì tùy, phần lớn hiện giờ chỉ là 1 triệu.

Bác thớt ơi không biết bác thớt có dữ liệu NAV của các quỹ tương hỗ cổ phiếu và lợi tức trái phiếu chính phủ VN từ năm 2009 tới nay không?
yOFvv11.png

Mình chịu bạn ơi, NAV thì bạn vào trực tiếp trang web của từng quỹ để xem, còn lợi tức trái phiếu chính phủ thì tìm mấy báo cáo nghiên cứu về trái phiếu/vĩ mô của các ctck xem vậy.
 
Phần BH bác viết mới vỡ lẽ

Hiện tại mấy cty chứng khoán mình biết (đb VNdirect gạ mình mãi) đang tích cực sale sản phẩm này và gọi nó là "lớp tài sản phòng vệ"

Đọc bài này mới thấy sp BHNT nó kinh khủng ntn. :sweat:
BHNT nói chung là nên có, đặc biệt nếu như bạn có gia đình và con nhỏ. Cơ mà phải hiểu về nó và mua cho đúng :D
 
Về phần bảo hiểm và đầu tư, thớt đánh giá thế nào về sản phẩm bảo hiểm unit linked?
 
Về phần bảo hiểm và đầu tư, thớt đánh giá thế nào về sản phẩm bảo hiểm unit linked?
Phí cao , vi phạm nguyên tắc 4 trong phần đầu tư :D Đầu tư định kỳ qua các quỹ mở có kì vọng lợi nhuận tương đương nhưng không mất phí mua phí bán, còn mua qua BHNT thì đóng phí ban đầu x% (x tiểu học).
 
View attachment 106753

Update 1 chút liên quan đến covid. Kì vọng kinh tế phục hồi chữ V trong năm nay có lẽ là viển vông nếu như nước ngoài vẫn chống dịch như hiện nay. Thu nhập giảm sút thì tích luỹ kỉ luật lại càng quan trọng.
Graph này là tổng sản lượng từng ngành hay là sao bác. Nguồn data đâu vậy bác ơi.

Với cho em hỏi transit ý đây là gì vậy bác
 
Bác chủ thớt có bài viết quá hay, nhưng mình e rằng 90% voz sẽ không đọc do là wall of text và không có background tài chính :burn_joss_stick:

Bác thớt có chia sẻ thêm về việc phân bổ tài sản của bác trong năm nay như thế nào không? Chia sẻ quan điểm cá nhân thì mình thấy năm nay là một năm hơi khó trong việc đầu tư.
- TPCP thì giá cao chót vót --> các quỹ bond chắc khó có lời từ giờ tới cuối năm. TPDN thì thôi, mua chắc chỉ quanh đi quẩn lại mấy cty vin mà muốn ngon thì phải cả lô 1 tỷ, 2 tỷ. Mình thấy quá to và không muốn chung.
- Cổ phiếu thì tình hình cty làm ăn kém nhưng giá lại cao --> tự đầu tư hoặc mua ETF cũng chả ăn thua
- Tiết kiệm thì LSTK kỳ hạn ngắn của các ngân hàng giờ đã nhỏ hơn lạm phát --> chỉ có gửi kỳ hạn tầm 6 tháng -1 năm kết hợp ngân hàng to + nhỏ.
- Vàng thì đang tăng sẵn rồi + vàng VN nói thật mình rất ngại spread + không hiểu
- Các loại khác như đất, coin thì mình có lẽ chả bao giờ đầu tư vì cũng không hiểu intrisic value của nó (còn mù mờ hơn cả vàng).

Nói chung là năm khó thì làm gì cũng khó. Chưa kể thu nhập ở công ty thấp hơn thì giữ saving rate cũng là vấn đề quá đau đầu. :beat_shot:
 
Back
Top