thảo luận Tại sao cá nhân thu nhập hơn 300 tỷ nhưng đóng thuế chỉ 7%?

Tôi lấy luôn ví dụ của anh này:
  • Với 3 tỷ lãi sau thuế, vậy lãi trước thuế là 3.75 tỷ, cứ tính là thuế thu nhập doanh nghiệp là 750tr đi (với mức thuế 20%)
  • Tôi không biết chính xác cty kia trả lương nhân viên bao nhiêu, nhưng thôi tôi cứ lấy 20tr* gross/người đi, khi đó số tiền công ty phải trả cho 1 nhân viên (tính cả phần chủ doanh nghiệp phải đóng cho BHXH, BHYT v.v..) là 24,3tr trong khi lương net của nhân viên sẽ là 17,4tr, chênh nhau khoảng 8tr. Với 9 người tất cả sẽ có tổng phần chênh giữa cty chi trả và tiền thực nhận khoảng 864 tr.**
  • Vậy chưa tính các khoản thu khác (vì làm phần mềm ko có VAT nên sẽ ko được khấu trừ VAT), tổng số tiền cty của bạn bạn phải đóng cho nhà nước tối thiểu là 1,6 tỷ.
  • Trong khi đó nếu bạn lấy 7% trên đầu doanh thu sẽ là 1,4 tỷ, thấp hơn 14%. Con số này sẽ còn chênh lệch nhiều hơn nữa nếu như cty của bạn trả lương cao hơn cho nhân viên.

* Thông thường trong các cty IT chi phí lớn nhất là trả lương cho nhân viên, vì lập trình viên ở VN ko rẻ (ông nào cũng khoe lương ngàn đô), nên lấy quỹ lương khoảng 2 tỷ cho doanh thu 20 tỷ là qúa thấp rồi ấy.
** Tại sao tôi lại tính thế này, vì cá nhân thì ko thể đóng bảo hiểm cho người khác được, có ghi là thu nhập vãng lai thì cũng phải khấu trừ 10% thuế tại nguồn. Mà người nhận tiền chả ngu gì khai cả.
hình như bác nhầm. Đứng trên góc độ cty thì phần chênh lệch cty chịu chỉ là 24.3 - 20tr lương gross thôi => phần cty phải đóng cho NN là 4.3tr x 9ng x 12 tháng = khoảng 460tr/năm + thuế TNDN 750tr/năm => 1 năm đóng 1.3 tỷ thôi.

Cái phần chênh lệch từ 20tr xuống còn 17.4 là nhân viên tự chịu, cty đâu ảnh hưởng gì, đóng hộ nv thôi
 
hình như bác nhầm. Đứng trên góc độ cty thì phần chênh lệch cty chịu chỉ là 24.3 - 20tr lương gross thôi => phần cty phải đóng cho NN là 4.3tr x 9ng x 12 tháng = khoảng 460tr/năm + thuế TNDN 750tr/năm => 1 năm đóng 1.3 tỷ thôi.

Cái phần chênh lệch từ 20tr xuống còn 17.4 là nhân viên tự chịu, cty đâu ảnh hưởng gì, đóng hộ nv thôi
Tính như vậy vì cái bạn sinh năm 92 kia muốn đóng bảo hiểm/thuế cho người lao động cũng ko được. Vậy nên phải tính theo số tiền cty chi trả trừ đi số tiền thực nhận (hay còn gọi là lương net)
 
Đơn giản là ăn may, năm nay được hơn 300 tỏi thì đi đóng thuế. Có thể những năm trước có làm mà ăn chẳng bao nhiêu, và năm tới đây cũng không đảm bảo ăn nhiều, cái nghề này nó vậy. Giờ nhà nước quy đóng 7% doanh thu (chưa trừ chi phí) thì cắn răng mà đóng thôi. Nhận được vài tỏi lợi nhuận còn hơn không nhận tỏi nào. Hay nhận tiền tỏi mà không đóng, sau này đóng còn bị phạt thêm còn chết nữa, có khi lại mắc nợ vào.
Đăng ký kinh doanh trước đó thì chưa có cơ sở, còn bây giờ thì mông lung tương lai, sống phụ thuộc nền tảng khác nó mong manh. Xem Yeah1 kìa, mơ ước Network phủ sóng toàn Châu Á, bụp cái Gồ chia tay, sụt giảm thảm hại.
 
Tôi lấy luôn ví dụ của anh này:
  • Với 3 tỷ lãi sau thuế, vậy lãi trước thuế là 3.75 tỷ, cứ tính là thuế thu nhập doanh nghiệp là 750tr đi (với mức thuế 20%)
  • Tôi không biết chính xác cty kia trả lương nhân viên bao nhiêu, nhưng thôi tôi cứ lấy 20tr* gross/người đi, khi đó số tiền công ty phải trả cho 1 nhân viên (tính cả phần chủ doanh nghiệp phải đóng cho BHXH, BHYT v.v..) là 24,3tr trong khi lương net của nhân viên sẽ là 17,4tr, chênh nhau khoảng 8tr. Với 9 người tất cả sẽ có tổng phần chênh giữa cty chi trả và tiền thực nhận khoảng 864 tr.**
  • Vậy chưa tính các khoản thu khác (vì làm phần mềm ko có VAT nên sẽ ko được khấu trừ VAT), tổng số tiền cty của bạn bạn phải đóng cho nhà nước tối thiểu là 1,6 tỷ.
  • Trong khi đó nếu bạn lấy 7% trên đầu doanh thu sẽ là 1,4 tỷ, thấp hơn 14%. Con số này sẽ còn chênh lệch nhiều hơn nữa nếu như cty của bạn trả lương cao hơn cho nhân viên.

* Thông thường trong các cty IT chi phí lớn nhất là trả lương cho nhân viên, vì lập trình viên ở VN ko rẻ (ông nào cũng khoe lương ngàn đô), nên lấy quỹ lương khoảng 2 tỷ cho doanh thu 20 tỷ là qúa thấp rồi ấy.
** Tại sao tôi lại tính thế này, vì cá nhân thì ko thể đóng bảo hiểm cho người khác được, có ghi là thu nhập vãng lai thì cũng phải khấu trừ 10% thuế tại nguồn. Mà người nhận tiền chả ngu gì khai cả.
Anh làm giám đốc mà lấy ví dụ chán quá.

1. So sánh lợi hại thì phải tính con thực nhận sau thuế của mỗi người. Trường hợp này, Hộ kinh doanh trả một cục 20 triệu cho nhân viên thì cuối năm người nhân viên này vẫn phải đi gom tất cả các khoản thu nhập (20*12 = 240 triệu) quyết toán thuế TNCN theo biểu lũy tiến (từ 5-35%), như vậy thực nhận của những cá nhân này vẫn chỉ tầm loanh quanh 17.4 triệu/tháng (ước tính thế). Chưa kể những người này không được khấu trừ bảo hiểm khi tính PIT.

Về phía hộ kinh doanh tổng cộng mất 20*9*12 = 2,1 tỷ mỗi năm cho chi phí nhân viên. Nhưng thực chất các cá nhân nhận tiền cũng đã kê khai PIT cuối năm như tôi nói ở trên. Thằng nào ko khai đến khi bị truy thu thì ráng chịu. Tức là về lý thuyết cục thuế cũng không bị mất tiền thuế TNCN nào ở đây cả.

Xong, doanh thu của Hộ kinh doanh là 3.75 tỷ -> thuế phải nộp (3.75 * 7% ) = 262 triệu.

2. Về phía công ty của anh, ví dụ lương gross hợp đồng 20tr mỗi tháng, bảo hiểm mỗi nhân viên công ty chịu sẽ là 4,3 triệu. Tổng chi phí nhân viên là (20+4.3)*9*12 = 2.6 tỷ. Chi phí này của công ty được khấu trừ.

Như vậy lợi nhuận của anh là 3.75 - 2.6 = 1.15 tỷ -> thuế TNDN phải nộp 1.15 * 20% = 230 triệu

Chưa kể đây chỉ là chi phí nhân viên, còn một đống các chi phí khá mà anh được trừ để phục vụ hoạt động. Thuế GTGT đầu vào anh không được khấu trừ cho GTGT thì anh cũng được đưa vào chi phí nốt.

Hộ kinh doanh cũng phát sinh các chi phí có thuế GTGT đầu vào nhưng nó không được khấu trừ thuế GTGT cũng như không được trừ chi phí thuế TNDN nốt.

=> tính qua tính lại thì nó cũng không chênh lệch bao nhiêu và nhà nước cũng không thất thu mấy đâu bạn.
 
Back
Top