Tại sao không có môn giáo dục cơ bản nào về chính loài người nhỉ ?

Status
Not open for further replies.
Cái thứ thím bảo và muốn thì chắc phải tầm cuối cấp 3 đến đại học mới đủ để thẩm, chứ tầm cấp 2 thì chỉ cho người có yêu cầu và thực sự cần thôi, ko dạy đại trà được đâu ....
 
:censored: Cái gì biết quá nhiều lại không tốt.Đôi khi ngu dốt lại là hạnh phúc.
Bác làm cho em quên cơn đói bụng với.
chudNpp.png
6f4YXpQ.gif


Vấn đề mà fen nói thì có Vozer phía trên đã giải thích nhà trường cũng đã dạy dỗ và định hướng từ tiểu học cho đến đại học rồi nhưng bên cạnh đó còn phải có sự tham gia của gia đình (yếu tố then chốt) để tạo ra nhu cầu cho con trẻ tìm hiểu những "tâm tư" mà fen đề cập đến chưa nói đến tố chất của trẻ có ham tìm hiểu, học hỏi và tự phát triển khả năng tư duy hay không. :D
Thật ra là bị cố tình cản trở sáng tạo đấy bác, các thầy cô có được học kĩ để dạy bản chất vấn đề đâu. Bài tập vận dụng thì dạy theo dạng, không nghiêng về dạy tư duy như ngày trước.
(em nghe các thầy nói)
Có ông giảng viên nào bảo là học sinh nào chịu tự tìm tòi, tự chứng minh các công thức cơ bản trong sách giáo khoa cũng có tương lai thành công hơn học sinh khác rồi. Nên em nghĩ chắc vấn đề không phải tại sách giáo khoa mà là ở cách dạy học sinh.
Khôn quá thì sợ nó ăn hết ghế của các cốp, thảo nào Vịt con mãi chưa tiến xa được.
Z66oUr5.gif
 
Tại sao không có môn giáo dục cơ bản nào về chính loài người nhỉ ?

Đáng lẽ ra khi giáo dục 1 đứa trẻ ngoài giáo dục về kiến thức còn phải giáo dục để có hiểu được chính bản thân nó chứ?
Mình nghĩ nghành tâm lý học , XH học tuy chưa giải thích được hết về con người nhưng cũng phần nào cung cấp được thêm thông tin để chính chúng ta hiểu thêm về chúng ta.
Có thể chia giai đoạn phát triển của con ng thành nhiều giai đoạn rồi dạy cho bọn trẻ hiểu cảm giác suy nghĩ của từng giai đoạn nó thế nào? Giải thích cách hoạt động của não bộ và hành vi cộng đồng của con người dẫn đến các trạng thái đó..để khi đến giai đoạn đó ta ko phải bỡ ngỡ, đến cả ng lớn cũng cần biết các giai đoạn đó
Dạy thêm về các cảm xúc đặc biệt như Tình yêu, Tức giận, Trầm Cảm...các nguyên nhân và tác động của môi trường, cách kiểm soát chúng..
Dạy về các thí nghiệm tâm lý học đã từng có trong lịch sử và các liên hệ đến cuộc sống ngày nay..
Dạy về các ví dụ thực tế trong việc thao túng con người, như vì sao Hitler có thể thao túng đám đông, về những cuộc marketing vĩ đại trong lịch sử (ví dụ làm sao mà biến thuốc lá trở thành biểu tượng của đàn ông, làm sao để biến lãng mạn thành đại chúng để tiêu thụ hàng hoá nhiều hơn..), về cách truyền thông định hướng, .v...v...
Dạy thêm 1 chút về cách làm cha mẹ? Cha mẹ độc hại? và sự mâu thuẫn với con cái..bởi vì ai cũng sẽ phải trải qua những giai đoạn này..
Dạy phân tích những hành vi thông qua phân tích các clip...ví dụ như clip bố dượng đánh con, đánh taxi, hay gần đây là 1 thằng nhóc chửi CA..v...v... phân tích xem điều gì đang xảy ra trong não bộ những người đó ( ví dụ đánh con để gỡ bớt cảm giác thất bại, hay vì gái nên hormones kích động..v.....V..)

Cao cấp hơn và dành cho các học sinh lớn hơn, là mở các cuộc tranh luận về những phạm trù đạo đức đến giờ vẫn còn đang tranh cãi..ví dụ thuyết lợi ích, thuyết phản khuyến sinh...
Cao cấp hơn nữa là dành cho cấp 3 sắp tốt nghiệp, thì dạy sơ lược về lịch sử loài ng, các cuộc chiến tranh, các cuộc thánh chiến, cách mà từ bầy vượn thành loài người, tổ chức, rồi đánh nhau, rồi tôn giáo...

Nếu dạy được như thế thì có phải con đã có 1 nền tảng am hiểu về bản thân và XH ko nhỉ...
Điều thớt nói cũng có lý, nhưng để có được những điều đó thì đầu tiên bộ máy giáo dục phải hiểu về vấn đề này và tầm quan trọng của nó trước đã.
Ngay cả vấn đề cơ bản hơn là những loại thông minh của một con người thì trong 8 nhóm thông minh ở VN chỉ chú trọng đến thông minh toán học, còn lại các loại thông minh khác chỉ là một phần bổ trợ cho tính toàn diện thôi chứ ít được đánh giá cao. Muốn thay đổi thì phải đi từ định hướng của những người đứng đầu ngành.
 
Bác làm cho em quên cơn đói bụng với.
chudNpp.png
6f4YXpQ.gif



Thật ra là bị cố tình cản trở sáng tạo đấy bác, các thầy cô có được học kĩ để dạy bản chất vấn đề đâu. Bài tập vận dụng thì dạy theo dạng, không nghiêng về dạy tư duy như ngày trước.
(em nghe các thầy nói)
Có ông giảng viên nào bảo là học sinh nào chịu tự tìm tòi, tự chứng minh các công thức cơ bản trong sách giáo khoa cũng có tương lai thành công hơn học sinh khác rồi. Nên em nghĩ chắc vấn đề không phải tại sách giáo khoa mà là ở cách dạy học sinh.
Khôn quá thì sợ nó ăn hết ghế của các cốp, thảo nào Vịt con mãi chưa tiến xa được.
Z66oUr5.gif
Tôi có đề cập đến yếu tố gia đình và tư duy tự tìm hiểu của trẻ rồi fen.
 
http://nhanhoc.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=0e2400f2-3aed-4f71-9886-7c0298faf0c5
Chán voz quá, tưởng văn voz song toàn, chỉ dốt mỗi toán thôi chứ, đến cái ngành này cũng ko biết.
:ah:mình bảo là đưa vào giáo dục cơ bản cơ mà ? Nghĩa là dạy cho trẻ con và bọn trẻ chứ ko phải là tầm ngâm cứu ĐH thì nói làm gì?
Như 1 fen kia nói đó, sau này fen sẽ dạy con fen gì ? hay để nó đi vào mấy vết xe đổ, ham hố thể hiện bản thân, kiểm soát cảm xúc kém, ko hiểu rõ XH khi thì coi XH màu hồng quá khi thì coi XH đen tối quá..Fen làm gì để con mình tránh bị bỡ ngỡ khi vào đời vậy? Có những thứ mà bố mẹ dạy sẽ phản tác dụng hơn ng ngoài dạy đó Fen, nên giá mà chương trình GD có 1 chương trình dạy kiểu này..
 
:ah:mình bảo là đưa vào giáo dục cơ bản cơ mà ? Nghĩa là dạy cho trẻ con và bọn trẻ chứ ko phải là tầm ngâm cứu ĐH thì nói làm gì?
Như 1 fen kia nói đó, sau này fen sẽ dạy con fen gì ? hay để nó đi vào mấy vết xe đổ, ham hố thể hiện bản thân, kiểm soát cảm xúc kém, ko hiểu rõ XH khi thì coi XH màu hồng quá khi thì coi XH đen tối quá..Fen làm gì để con mình tránh bị bỡ ngỡ khi vào đời vậy? Có những thứ mà bố mẹ dạy sẽ phản tác dụng hơn ng ngoài dạy đó Fen, nên giá mà chương trình GD có 1 chương trình dạy kiểu này..
Đến mấy cái môn cơ bản sinh tồn bơi lội còn chả được đưa vào nữa là. Hiểu biết luật pháp cũng có như gdcd nhưng quá ít, mà nói thật để cải tạo toàn bộ bộ máy giáo dục đầu tiên phải dẹp hết ung nhọt, sau đó cải tổ dần dần. Chứ như giờ thì có khướt mà con cháu học được cái gì hay ho. Ai muốn cải tổ, phát triển rồi lại bị xử như ông thứ trưởng thì ai dám làm?
 
Mấy vấn đề này những nước tiên tiến nó có đầy đủ từ sơ cấp đến chuyên sâu hết.
Trước tôi nhớ xem phim gì mà giảng đường đại học nó giảng cái case study: Bạn sẽ làm gì khi lái chiếc xe mất thắng khi chỉ có 2 lựa chọn cung đường: 1 là để nó tự chạy theo quán tính sẽ đâm chết nhiều người, 2 là bẻ lái sang cung đường khác đâm chết ít người hơn.
Nghe thì đơn giản nhưng mùa dịch này thấm. Liệu bạn có quyền phán xét người khác phải chết? Liệu bạn chọn số ít người chết có đúng? Khi mà dù chỉ 1 người thì bạn cũng không có quyền lựa chọn họ chết thay cho những người khác?
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top