[Tâm sự] - Bố tôi bị ung thư

Đồng cảm với bạn, bố mình cũng bị K ở lưỡi phát hiện muộn. Do ông chủ quan và sợ không đi khám bệnh sớm.
Lúc phát hiện là tháng 9 năm 2019, cũng đã qua xạ trị và uống thuốc hoá chất. Nhưng đến giai đoạn cuối truyền hoá chất thì bố mình sức khoẻ suy kiệt, khối u vị vỡ ra và chảy máu liên tục. Cách vài bữa lại chảy máu, đến khi hết chảy máu cũng là lúc ông đi.
Cảm giác có người nhà bị ung thư tâm trạng chán nản và thật sự bất lực. Thực sự muốn giúp mà cung chẳng thể làm gì ngoài động viên an ủi bố. :(

via theNEXTvoz for iPhone
 
Đời em cũng như kẹc ý. Có con bé sẵn sàng lấy em , hồi em chưa uống phóng xạ nó cũng gạ đi nhà nghỉ , sẵn sàng cưới em chia sẻ khó khăn . Nôm na là chạn ý.:)
Mà không hợp gu, với lại trông cũng ko hợp mắt. Em đéo có tí tình cảm nào. Chịch bừa lấy bừa sau này nghĩ khổ cả 2. Nên thôi cứ sống thế này đã =((

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 bằng vozFApp
Bố bạn mình cũng cắt hết rồi, bác sỹ kêu phải ăn chay hết đời, thím có phải kiêng khem gì không?
 
Bố bạn mình cũng cắt hết rồi, bác sỹ kêu phải ăn chay hết đời, thím có phải kiêng khem gì không?

Bác sĩ nào mất dạy vậy ? Ăn uống thoải mái không kiêng khem gì nhá .
Chỉ đến đợt vào iod phóng xạ thì chế độ đặc biệt kiêng iod thôi
Cũng đừng có ham hố uống lá này lá kia.
Hôm tôi vào có mấy chị uống thuốc nam thuốc bắc lá nọ lá kia bs họ ko cho về . Giữ lại bắt truyền giải độc gan hết

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 bằng vozFApp
 
Đồng cảm với bạn, bố mình cũng bị K ở lưỡi phát hiện muộn. Do ông chủ quan và sợ không đi khám bệnh sớm.
Lúc phát hiện là tháng 9 năm 2019, cũng đã qua xạ trị và uống thuốc hoá chất. Nhưng đến giai đoạn cuối truyền hoá chất thì bố mình sức khoẻ suy kiệt, khối u vị vỡ ra và chảy máu liên tục. Cách vài bữa lại chảy máu, đến khi hết chảy máu cũng là lúc ông đi.
Cảm giác có người nhà bị ung thư tâm trạng chán nản và thật sự bất lực. Thực sự muốn giúp mà cung chẳng thể làm gì ngoài động viên an ủi bố. :(

via theNEXTvoz for iPhone
Bố tôi mất tháng 4 vừa rồi, bệnh tình chắc giống bố bạn 90% luôn

via theNEXTvoz for iPhone
 
CHAP 3 –Vừa khởi sắc thì đã...

Theo lộ trình điều trị đầu tiên của bệnh viện là hóa trị, bố mình sẽ phải đi truyền hóa chất trong 5-6 ngày, nghỉ tiếp khoảng 2-3 tuần để xả độc rồi tiếp tục truyền hóa chất.

Đợt điều trị đầu tiên là vào cuối tháng 12/2019, 2 ông bà đưa nhau đi viện điều trị ngoại trú, sáng đi, chiều tối xong lại về. Ban đầu khi mới điều trị, miệng của ông có mùi rất khó chịu, mô tả chính xác thì giống như mùi của miếng thịt ôi sau vài ngày chưa nấu vậy, chính xác là như thế. Rồi tóc ông cứ thế rụng dần, ông cũng cáu gắt hơn trước, nhiều khi mẹ mình cũng rất khó chịu khi mà ông cứ cáu, nhưng thôi, ưu tiên người bệnh nên cũng nhịn.

Sau những ngày hóa trị đầu tiên, việc điều trị cũng có kết quả khả quan, khối u không phát triển thêm, mùi trong miệng cũng đã đỡ. Lúc này ông vẫn rất lạc quan và tập thể dục đều, đi lại và ăn uống dần bình thường trở lại, bác sỹ cũng nói cơ hội vẫn còn tốt.

Nhưng những tuần về sau, kết quả điều trị lại dậm chân tại chỗ, không thấy tiến triển tốt. Sau 3 tháng hóa trị, bác sỹ bắt đầu tăng cường điều trị hơn bằng xạ trị. Buổi xạ trị đầu tiên là vào mùng 09/4/2020. Buổi sáng đi xạ trị, đến tối về miệng ông có dấu hiệu không bình thường. Lúc đấy mẹ mình gọi điện cho mình và chị gái bảo sang đưa ông đi viện với mẹ (sau khi cưới thì mình ra ở riêng), miệng của ông chảy máu. Đêm hôm đấy ông phải vào phòng mổ cấp cứu vì khối u trong miệng ông bị vỡ.

Vào đến bệnh viện, mẹ mình trao đổi với bác sỹ xong thì có bảo với mình là đợt gần đây, bác sỹ thấy có lần truyền hóa chất xong ông ra ngoài hành lang bệnh viện HÚT THUỐC TRỘM :beat_brick:, và ngay trong buổi tối trước khi đi cấp cứu, ông vẫn còn đang châm dở điếu thuốc hút trộm ở nhà. Hút thuốc làm cho kết quả điều trị hóa trị không còn tác dụng, khối u của ông bị xơ vữa và khi có xạ trị, nó phản ứng quá với phần xạ nên bị vỡ u.

Cảm giác đúng kiểu, bao công sức, thành quả đều bị đạp bỏ đi hết. Mấy ông thanh niên và trung niên rất hay có cái thói coi thường bệnh tật, đến khi chịu hậu quả thì chuyện đã muộn rồi, cả gia đình cùng gánh. Thẫn thờ, ngồi phịch ra băng ghế ngoài phòng mổ, chả nói được gì, miệng chỉ lẩm bẩm ông tự giết mình rồi.

Đến gần 2g sáng nhưng bác sỹ trong phòng cấp cứu vẫn chưa ra ngoài, mình và chị gái phải về nhà để chuẩn bị đồ đạc cho ông nhập viện nội trú. Phi xe máy về giữa đêm rét buốt, mưa phùn nhỏ mà mặt nóng phừng phừng, cái cục tức trong người cứ như sắp nổ to đùng khỏi lồng ngực.

Mình phải xin nghỉ phép dù mới chuyển sang công ty mới chưa được 9 ngày, ngày làm việc đầu tiên đúng 1/4/2020 khi cả Hà Nội phải cách ly vì covid, mình sợ bị đánh giá xấu, không pass giai đoạn thử việc. Cũng may, bên công ty mới cũng rất tạo điều kiện chứ mình mà còn bị đuổi việc giữa dịch covid trong lúc nhà có chuyện thế này chắc trầm cảm uất ức mất.

Phải đến sáng hôm sau, tầm gần 9g30 mới thấy giường bệnh của ông đẩy ra ngoài vào phòng hậu phẫu. Đây là lần thứ 2 ông phải đi cấp cứu trong chưa đầy 10 tháng.
Hồi chăm bố em trong bệnh viện, cũng có nhiều ông chú trung niên kiểu "không biết sợ là gì", bệnh vậy mà vẫn còn hút thuốc. Nhiều khi bác sĩ nhắc nhở thì thở ra câu: "Hút thuốc bổ phổi". Bố em khác bố của thím ở chỗ là khi bệnh rồi thì rất nghe lời bác sĩ, bỏ thuốc lá và ko bao giờ đụng tới. Tiếc là bố em ở giai đoạn cuối rồi nên cho dù có bỏ thuốc lá thì cũng chỉ kéo dài thời gian chứ không chữa khỏi được. Nên khuyên bố của thím bỏ thuốc lá và nghe lời bác sĩ. Nhiều người ngoan cố hút thuốc trong khi điều trị, làm cho bệnh nặng hơn và tiến triển sang giai đoạn nặng hơn.
 
Bác sĩ nào mất dạy vậy ? Ăn uống thoải mái không kiêng khem gì nhá .
Chỉ đến đợt vào iod phóng xạ thì chế độ đặc biệt kiêng iod thôi
Cũng đừng có ham hố uống lá này lá kia.
Hôm tôi vào có mấy chị uống thuốc nam thuốc bắc lá nọ lá kia bs họ ko cho về . Giữ lại bắt truyền giải độc gan hết

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 bằng vozFApp

Tôi đoán là chém gió xl vs nhau, chứ làm gì có bác sĩ nào ngu vậy.
Thím uống iot lâu chưa, k giáp theo mình biết quan trọng khi phẫu thuật phải mổ cẩn thận và sạch sẽ hết.
Mẹ mình mới mổ đầu năm, mới chụp xạ hình lại sau 6 tháng, nhờ được người quen mổ nên cùng đợt uống iot bên bạch mai mỗi bà là không phải uống tiếp.
Bệnh này uống hóc môn hàng ngày là sống như người bt mà, thím lạc quan lên :d.

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 8 bằng vozFApp
 
Tôi đoán là chém gió xl vs nhau, chứ làm gì có bác sĩ nào ngu vậy.
Thím uống iot lâu chưa, k giáp theo mình biết quan trọng khi phẫu thuật phải mổ cẩn thận và sạch sẽ hết.
Mẹ mình mới mổ đầu năm, mới chụp xạ hình lại sau 6 tháng, nhờ được người quen mổ nên cùng đợt uống iot bên bạch mai mỗi bà là không phải uống tiếp.
Bệnh này uống hóc môn hàng ngày là sống như người bt mà, thím lạc quan lên :d.

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 8 bằng vozFApp

Em vẫn khoẻ, tập kickboxing ầm ầm. Nhưng vẫn kiểu mang mặc cảm bệnh tật thôi. Gái hỏi anh đi viện làm gì toàn giấu ko dám nói

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 bằng vozFApp
 
Chia buồn cùng thớt. Nay thất 4 mẹ em, cũng mất vì K (đại tràng) sau gần 3 năm điều trị. Ba em cũng đang K phổi, điều trị thuốc nam cũng gần 3 năm. Cố lên nhé thớt.
 
Tôi đoán là chém gió xl vs nhau, chứ làm gì có bác sĩ nào ngu vậy.
Thím uống iot lâu chưa, k giáp theo mình biết quan trọng khi phẫu thuật phải mổ cẩn thận và sạch sẽ hết.
Mẹ mình mới mổ đầu năm, mới chụp xạ hình lại sau 6 tháng, nhờ được người quen mổ nên cùng đợt uống iot bên bạch mai mỗi bà là không phải uống tiếp.
Bệnh này uống hóc môn hàng ngày là sống như người bt mà, thím lạc quan lên :d.

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 8 bằng vozFApp
Bác sĩ còn bắt kí phải ăn chay tuyệt đối sau khi phẫu thuật mới mổ cho mà thím, em nghe đã thấy kì cục rồi. Mà thằng bạn em cũng đần méo biết dùng gu gồ hay hỏi ai. Bố nó mà em lo hơn cả bố em mỗi tội em không dám nói, lâu2 hỏi han thôi. Lần nào về quê cũng lên nhà hỏi thăm sk chú.
 
chia buồn cùng ông chủ thớt. Bố tôi cũng K nhưng Vòm họng. giai đoạn hóa-trị và xạ-trị là khổ nhất. Bố tôi bị từ 2001 tới giờ. 19 năm rồi. những người cùng điều trị đợt đó với bố tôi cũng ra đi cả rồi. còn mỗi mình bố tôi thôi.
Giờ lại tai biến 2 lần rồi. 10 năm tai biến. đợt tháng 7 rồi mới cấp cứu tai biến lần 2. liệt nửa người hầu như chỉ nằm 1 chỗ. không tự ngồi dậy và đứng dậy như hồi lần đầu được nữa. ngồi và đứng phải đỡ.
chiến đấu với bệnh này thì phải nói không khác gì cực hình
bố mình cũng bị vòm họng mình, mới xạ xong 33tia, bố bác chống cự được vậy là mừng rồi, mình cũng mong được như bác, trước lập thớt nghe mấy bác kia nói bênh này cầm cự tốt lắm 5 năm, nay đọc được tin bác cũng thấy hy vọng
 
Ko liên quan chủ thớt nhưng mẹ mình mất vì tiểu đường. Đọc lại nhớ lại khoảng thời gian khám bệnh lên xuống, nhìn mẹ bất lực bên giường bệnh mà khóc luôn.
 
CHAP 4 –Những ngày nội trú

Sau đợt mổ vì vỡ u trong miệng, bố mình buộc phải nhập viện điều trị nội trú 1 thời gian khá dài, vừa để kết hợp với làm lành vết mổ, vừa kết hợp xạ trị, mẹ mình là người trông nom ông từ ngày nhập cho đến khi xuất viện.

Đợt mổ đấy không cắt hết hoàn toàn khối u của ông được mà chỉ có thể khâu lại các vùng bị vỡ mạch máu dưới lưỡi. Vết mổ cũng làm ông không còn nhai và nuốt bình thường được nữa, bác sỹ làm 1 cái ống ăn xông, luồn từ mũi kéo thẳng xuống thực quản để người nhà bơm cháo vào cho bệnh nhân ăn, thức ăn sẽ theo cái ống đó xuống dạ dày. Hình cái ống xông như thế này.


1607312940860.png
1607313026505.png


Mẹ mình phải mua cháo dinh dưỡng để bơm cho ông ăn hàng ngày, 1 ngày 3 bữa, mỗi bữa là 50k. Cũng may, tiền viện phí được 1 phần bảo hiểm gánh, nên tính bình quân ra chi phí đi chưa bệnh nội trú cho ông đợt đó 1 ngày cũng tầm 250k-400k, thuốc men có bảo hiểm đỡ cho. Hiện tại hình như đang có chương trình đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, thím nào có người nhà không tham gia bảo hiểm xã hội có thể nghiên cứu, những lúc thế này mới thấy không có tiền bảo hiểm chắc cũng ốm đòn vì tiền.

Nói về mẹ nhà mình thì ngoài việc bà có phần bảo thủ, thiếu tinh tế thì hiếm thấy ai hy sinh vì chồng vì con như bà. Các con bảo bà về nghỉ, thay phiên nhau vào trông nhưng bà không chịu vì bà đã theo ông điều trị bệnh từ đầu đến giờ, hiểu rõ bệnh tình và cách chăm sóc ông, người khác vào thay thì bà không chịu cho thay. Ấy nhưng mà, chính vì cái tính bảo thủ, thiếu tinh tế của bà mà 2 ông bà vẫn có thể gây lộn với nhau ngay khi ở trong bệnh viện.

Ông nhà mình thì khó chiều, hay đòi hỏi theo yêu cầu, còn bà thì xuề xòa, nếu không phải liên quan đến điều trị bệnh thì các thứ khác bà sẽ không để tâm cho lắm, như việc sắp đặt đồ đạc hay việc vệ sinh cá nhân. Nhiều khi 2 ông bà còn hay cãi nhau vì những chuyện cỏn con hết sức, và nhất là bà hay tự làm theo ý mình mà chưa hỏi xem ông muốn thế nào, ông cũng không trao đổi với bà ông cần thực hiện theo kiểu gì, những cái nhỏ ông cũng dễ cáu gắt, có thể 1 phần do đang bị bệnh, 1 phần là cái ức chế khi sống chung bao nhiêu năm nay giờ nó phát ra. Hai ông bà đi chữa bệnh, an ủi nhau không thấy, chỉ thấy cãi nhau, con cháu anh em nhìn vào cũng thấy sốt ruột. Ông nhà mình còn nói chuyện với y tá hỏi xem có dịch vụ thuê người chăm sóc không vì muốn thay bà nhà mình, không muốn nhờ bà chăm sóc nữa. Mọi người đều đã góp ý nhưng cả 2 ông bà đều không chịu nghe, bảo bà về nghỉ thì bà không chịu, còn ông thì nhất quyết không muốn ở cùng bà. Lạ lùng thật?

Thật sự là khi đi chăm bệnh, bản thân người đi chăm bệnh thật sự phải rất tinh tế, dỗ dành và ngọt nhạt để người bệnh còn thấy yên tâm, người bị bệnh cũng trân trọng tình cảm của người chăm bệnh thì tâm lý nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể thư giãn, hỗ trợ quá trình điều trị, nhưng mà cứ cãi nhau thế này thì bệnh tình nó rất khó để thuyên giảm.

Ngoảnh đi ngoảnh lại, 2 ông bà cũng ở trong viện điều trị nội trú được hơn 2 tháng thì cũng xuất viện về nhà điều trị.
 
CHAP 5 – Ở nhà như ở viện, ở viện vui hơn ở nhà.

Đợt bố mình đi cấp cứu, hàng xóm nhà mình tưởng ông đi thật rồi, nhưng đến khi thấy ông về nhà, vẫn đi lại được, vẫn minh mẫn và tỉnh táo thì mới thấy ngạc nhiên, có người bảo phúc đức các cụ to nhà này to quá.

Sau đợt điều trị nội trú, bố mình vẫn phải tiếp tục vào viện cho đợt xạ trị vùng dưới lưỡi. Xạ trị nó sẽ chiếu thẳng tia xạ vào vùng bị u để tiêu diệt tế bào, theo mô tả của ông thì nó rất đau và rát. Vùng cổ của ông bị thui đen đi 1 mảng rất to, và miệng của ông thì dần dần bị cứng trở lại. Lúc này miệng ông vẫn còn rất đau, vẫn chưa thể nói được gì nhiều, chỉ ú ớ được thôi và vẫn phải ăn qua đường ống xông. Lúc này ở nhà nấu ăn nên cũng vất vả hơn cho mẹ, mỗi buổi phải lúi húi làm lụng nấu cơm xay cháo cho ông, chị gái mình ở gần nhà nên cũng phụ được cho bà phần nào.

Có lần bà nói đùa, bảo là ở nhà rồi mà vẫn phải thuốc thang, điều trị, ăn uống vẫn như viện, hàng xóm dù có hỏi thăm bệnh tình nhưng người ta thấy bệnh nên cũng ngại ngồi lâu, còn ở trong viện thì có bác sỹ ở gần hỏi han nên yên tâm hơn, có mấy ông bà khác cũng bị bệnh hỏi han động viên nhau, ở viện cũng sạch sẽ, thoáng đãng, thấy tinh thần điều trị phấn khởi và vui hơn ở nhà. Ông mới cáu gạt phắt đi, bảo có điên hay sao mà còn thích vào viện.

Sau khi mổ xông, ông không tự nuốt được nên cứng lưỡi, cứng họng, nhớt dãi nhiều lúc cứ chảy ra khỏi mồm, mặt nhăn nhó vì đau. Nhiều lúc thấy cái cảnh ông ngồi trên cái ghế tựa gỗ giữa nhà, 1 tay cầm cái khăn giấy lau nhớt dãi, 1 tay cầm cái ống bơ đựng giấy lau miệng mà thấy quặn thắt.

Mấy thím mà đang có niềm vui thú, sở thích nào đó bỗng dưng lại không được làm nữa thì sẽ thấy nó khó chịu đến mức nào. Ông khoái ăn đồ ăn có nước dùng, kiểu mỳ vằn thắn, phở và miến lươn, giờ chỉ ngồi 1 chỗ, ông bật TV lên youtube xem mấy kênh review ẩm thực, bảo là đợt tới khỏi thì sẽ dẫn cả nhà đi ăn bát phở ngon. Nhưng mà sau thì cũng không còn đợt tới nữa.
 
Vào những thớt này mới thấy đời ngắn ngủi vô cùng, các bác đừng mãi bon chen kiếm tiền hơn thua với đời đẻ lúc giạt mình nhìn lại đã phí hoài bao năm tháng, vô tâm với người thân
 
Back
Top