Tâm sự chuyện Gen Z đi làm

Tâm Hồn To Đẹp

Senior Member
"Anh hiểu mà, sinh viên mới ra trường các em cái tôi cao, thích thể hiện bản thân, nên mới có chuyện như thế.''
"Anh hiểu lầm em rồi...''
"Thế thì anh không nói nữa.''
"Vâng. Chào anh.''


1h sáng, cúp máy, em nằm nghĩ về chuyện lúc chiều...

Tròn một năm ra trường, em Nam tiến tìm việc, hy vọng về một cuộc sống mới ở một nơi có cơ hội việc làm rộng mở. Với tâm thế "Gen Z'' (mặc dù chả biết có phải gen z nào cũng thế không), em khao khát một nơi cho em cơ hội được học hỏi, khao khát có một người thầy dẫn dắt. Em tưởng tượng về một công việc đầy nhiệt huyết và sáng tạo, giống như thời còn đi học đại học, nơi mà mọi câu hỏi trên giảng đường đều được thầy cô tận tình giải đáp, cho dù là "hỏi ngu'', nơi mà thầy cô và một sinh viên nào đó có thể dành cả buổi học để tranh luận với nhau về cách giải 1 bài toán mà cả lớp chẳng mấy ai hiểu... Nơi đó, mọi người tôn trọng nhau, giúp đỡ nhau, và ko có ý tưởng nào, dù là "đột phá'' hay "đần độn'', bị bỏ ngỏ...

Rồi em tìm được việc - một công việc xem chừng khá match với mường tượng của em - một startup.

Em đi làm, bắt đầu dành cái nhiệt huyết của 4 năm đại học để học những thứ dành cho một "người đi làm'', hay còn gọi là học "kinh nghiệm'' (tất nhiên vẫn có cả kiến thức). Và rồi những câu hỏi bắt đầu xuất hiện. Em từng được góp ý nhiều lần, rằng "em phải hỏi thật nhiều vào, đừng giấu dốt''. Thế là em càng có cớ để hỏi nhiều, hỏi "ngu''. Những câu hỏi dạng "Tại sao người ta lại làm thế này vậy anh, sao người ta ko làm thế kia, em thấy làm thế kia cũng được/cũng tối ưu mà''...., thì câu trả lời luôn là "Cái quy trình bao nhiêu năm người ta đã làm như thế rồi, bao nhiêu người có kinh nghiệm, dùng qua bao nhiêu dự án rồi, thì nó phải là cái tốt nhất''; hay "Em nghĩ có thể vấn đề nằm ở chỗ này, em thử kiểm tra lại xem'', thì câu trả lời sẽ là "Cái này là cái quá cơ bản, không thể sai được''....

Thực sự dưới góc nhìn của em, những câu hỏi như thế hoàn toàn bình thường, nhưng cái mà em nhận được sau tất cả luôn là sự nổi nóng, kèm theo sự phủ nhận (thay vì giải đáp) những thắc mắc của em. Lần gần nhất là câu chuyện ở phần mở bài, khi mà em tự tay kiểm tra lại "cái quá cơ bản'' và rốt cục nó sai ở đó. em đã nhận lại gần như là sự hằn học từ "người thầy'' của em.

Em là người nhỏ nhất trong công ty, nên cũng còn nhiều người thầy khác, và người thầy tâm sự với em lúc một giờ sáng là một trong số đó - một người luôn "dĩ hoà vi quý'', mặc dù cái em nhìn thấy cũng chỉ là một tư tưởng giống những người còn lại. Qua góc nhìn của họ, mà em được trực tiếp nghe, chứ ko suy đoán, em là người "tự cho mình là giỏi'', "thích thể hiện bản thân'', "không biết trên dưới trước sau'' - những thứ mà tự em thấy hoàn toàn trái ngược về bản thân em.

Em từng được giao tìm hiểu một công nghệ mới và vận dụng nó để tạo ra một hệ thống - những thứ khá tương tự với những thứ em vẫn làm khi còn đi học: học kiến thức và vận dụng để làm đồ án môn học. Vì thế em đã rất hứng thú và hoàn thành nó. Sau đó, em có hỏi "người thầy'' và xin một anh hệ thống do chính anh xây dựng để tham khảo. Sau khi anh gửi nó cho em, em đã thực sự rất ngưỡng mộ, cho đến khi em tình cờ nhận ra nó chỉ là sự xào nấu của một hệ thống copy từ trên mạng...

Em nhận ra, thì ra đấy là cách mà mọi người vẫn làm để hoàn thành công việc. Thì ra không giống như đi học, người đi làm chẳng ai phát minh lại cái bánh xe, và hầu như người ta cũng chẳng quan tâm rằng liệu cái bánh xe mà mọi người vẫn dùng liệu đã phải là phiên bản tốt nhất...

Những việc như thế làm em buồn, nhưng cũng chưa đến nỗi mất niềm tin, vì "cái tôi của gen z cao lắm''... Trên Voz nhiều tiền bối, các anh chị có thể chia sẻ góc nhìn của mình về câu chuyện của em được không ạ :sad: .
 
Last edited:
Đọc hết cả bài thì t nghĩ tiên trách kỷ hậu trách nhân. Theo t thì chủ thớt có thể ko sai nhưng chưa khéo.
- Em từng được góp ý nhiều lần, rằng "em phải hỏi thật nhiều vào, đừng giấu dốt''. Thế là em càng có cớ để hỏi nhiều, hỏi "ngu'
=> Nên dành thời gian tự tìm câu trả lời và tự ngẫm trc khi hỏi. Hỏi ko sai nhưng hỏi quá nhìu lại toàn những cái có trên mạng thì ng nghe tự động bực mình=> chửi
Thực sự dưới góc nhìn của em, những câu hỏi như thế hoàn toàn bình thường, nhưng cái mà em nhận được sau tất cả luôn là sự nổi nóng, kèm theo sự phủ nhận (thay vì giải đáp) những thắc mắc của em
=> Đúng góc nhìn của bạn là vậy nhưng góc nhìn của ng kia lại khác. Hãy học cách tôn trọng sự khác biệt và đặt góc nhìn của bạn vào ng kia, cố hiểu vì sao họ nói vậy. Có thể nhìu năm trc họ đã từng hỏi như vậy và học dc bài học nào đó nên họ cho rằng làm theo quy trình luôn là tốt nhất thì sao. Thêm nữa, có thể họ ko giận câu hỏi, mà họ giận cách hỏi thì sao? Cảm xúc con ng rất phức tạp, có thể khi a hỏi a hỏi với thái độ cầu thị, nhưng trong cách thể hiện hay gương mặt a lại tỏ ra 1 vẻ gì đó mà ng nghe thấy khác nên họ bực. Cái này kêu là EQ. Cuối cùng phải coi thử tâm trạng ng ta đã, me lúc vui mà hỏi, ng ta mới bị vợ chửi còn hỏi thì bị chửi lây, thế thôi.
mặc dù cái em nhìn thấy cũng chỉ là một tư tưởng giống những người còn lại. Qua góc nhìn của họ, mà em được trực tiếp nghe, chứ ko suy đoán, em là người "tự cho mình là giỏi'', "thích thể hiện bản thân'' - những thứ mà tự em thấy hoàn toàn trái ngược về bản thân em.
Thú thật khi t đọc câu này t có cảm giác a kiểu ngựa non háu đá. Quan trọng tư tưởng đó đúng hay sai ko phải số ít số đông. Đúng a còn trẻ a mong tạo ra sự khác biệt, nhưng ko phải vì vậy mà a thượng đẳng hơn những ng kia. Lỡ đâu chính a sai mà a ko nhận ra thì sao?
Còn về lời nhận xét tiêu cực, dĩ nhiên ko ai nhận lời phê bình mà ko có xu hướng tự phủ nhận cả. Nhưng thử bình tĩnh lại đặt câu hỏi xem," vì sao bản thân mình lại bị nói như vậy? 1 ng còn hiểu dc nhưng nếu nhìu ng quá thì tại sao? Có khi nào họ nói đúng mà mình ko nhận ra ko?"
Suy nghĩ kĩ r vẫn thấy mình ko sai thì vui vẻ coi như bị hiểu lầm thôi, sẽ luôn có ng thích và ko thích, chuyện bt.
Sau đó, em có hỏi "người thầy'' và xin một anh hệ thống do chính anh xây dựng để tham khảo. Sau khi anh gửi nó cho em, em đã thực sự rất ngưỡng mộ, cho đến khi em tình cờ nhận ra nó chỉ là sự xào nấu của một hệ thống copy từ trên mạng...

Em nhận ra, thì ra đấy là cách mà mọi người vẫn làm để hoàn thành công việc. Thì ra không giống như đi học, người đi làm chẳng ai phát minh lại cái bánh xe, và hầu như người ta cũng chẳng quan tâm rằng liệu cái bánh xe mà mọi người vẫn dùng liệu đã phải là phiên bản tốt nhất...
Chẳng thấy họ sai chỗ nào. Mục đích đi làm của họ là hoàn thành cv, thì họ làm sao miễn ht thì thôi. Còn mục tiêu của thớt là vừa sáng tạo vừa hoàn thành thì là chuyện của thớt, sao bắt ng ta theo mình dc. Chưa kể tự phát minh ra nhưng có chắc cái bánh đó tốt hơn cái xào nấu chưa.

P/s: Nếu trong tâm tưởng a luôn muốn tạo ra sự khác biệt và chê họ thì họ bảo a thích thể hiện bản thân cũng có lý của nó mà. Thể hiện bản thân cũng chả có gì xấu, thích khác biệt thì chấp nhận bị nói, thế thôi.:go:
 
:giggle::giggle: đi làm thêm vài chỗ nữa là hiểu cách đi làm thôi :giggle: hệ thống để vận hành trơn tru cần đồng đều từ trên xuống dưới, ko mượn anh sáng tạo :giggle::giggle: muốn sáng tạo thì tự làm dự án cá nhân :whistle::whistle:
Đi làm thì mang tâm thế đi làm, chứ ko ai mướn anh vào đi học :whistle::whistle:

Gửi từ Google Pixel 3 bằng vozFApp
 
Đây ko phải câu chuyện của riêng GenZ đâu e, nhưng một số yếu tố mà ở GenZ càng đậm hơn ở những Gen trước và nhiều người mang thiên kiến về GenZ nên e cần cẩn thận hơn.

Thấy #2 trả lời khá đầy đủ r đó, a tóm tắt/ bổ sung như sau:
1. Lựa người mà hỏi, ko phải ai cũng muốn "bị" hỏi, kể cả khi chính ng đó nói mình "ko hiểu gì thì cứ hỏi".
2. Lựa vấn đề mà hỏi, vấn đề công việc mình đã tra cứu trước + thuộc phạm vi hiểu biết/ quan tâm của ng đc hỏi.
3. Lựa thời điểm mà hỏi, khi ng đc hỏi rảnh bận/ buồn vui.
4. Lựa phong cách giao tiếp, cái này thì vô vàn, nhưng cái quan trọng là thể hiện tinh thần cầu thị.
 
Lên voz làm tôi sợ gen z vãi cả ra
3SVzG8Y.gif
3SVzG8Y.gif
hỏi lắm hỏi nhồn. Công ty không có trách nhiệm làm một người thầy và cũng không có trách nhiệm biến mong ước của em thành hiện thực. Em thất vọng là do em quá kỳ vọng vào môi trường công ty thôi,
 
Đọc hết cả bài thì t nghĩ tiên trách kỷ hậu trách nhân. Theo t thì chủ thớt có thể ko sai nhưng chưa khéo.
Vâng ạ, nhiều lúc ngẫm lại thì em thấy đúng là mình cư xử kém thật :sad: .
=> Nên dành thời gian tự tìm câu trả lời và tự ngẫm trc khi hỏi. Hỏi ko sai nhưng hỏi quá nhìu lại toàn những cái có trên mạng thì ng nghe tự động bực mình=> chửi
Cái này thì hầu hết vấn đề em đều tìm hiểu khá kĩ xong mới hỏi ạ. Câu hỏi của em chủ yếu theo kiểu đưa ra nhiều phương án, xong hỏi người ta về ưu nhược của các phương án đấy thôi ạ.

Anyway, cảm ơn anh đã chia sẻ ạ. Đúng là em còn phải cố gắng nhiều :sad:
 
Đây ko phải câu chuyện của riêng GenZ đâu e, nhưng một số yếu tố mà ở GenZ càng đậm hơn ở những Gen trước và nhiều người mang thiên kiến về GenZ nên e cần cẩn thận hơn.

Thấy #2 trả lời khá đầy đủ r đó, a tóm tắt/ bổ sung như sau:
1. Lựa người mà hỏi, ko phải ai cũng muốn "bị" hỏi, kể cả khi chính ng đó nói mình "ko hiểu gì thì cứ hỏi".
2. Lựa vấn đề mà hỏi, vấn đề công việc mình đã tra cứu trước + thuộc phạm vi hiểu biết/ quan tâm của ng đc hỏi.
3. Lựa thời điểm mà hỏi, khi ng đc hỏi rảnh bận/ buồn vui.
4. Lựa phong cách giao tiếp, cái này thì vô vàn, nhưng cái quan trọng là thể hiện tinh thần cầu thị.
Cảm ơn anh ạ. Có một vấn đề mà em thấy là hầu hết bạn bè mình đều có những lối suy nghĩ, tư duy khá giống mình. Không biết cái này là do sự khác biệt về thế hệ, hay là do tuổi trẻ (nghĩa là dần dần khi mình lớn lên thì suy nghĩ sẽ càng giống những người lớn hơn mình bây giờ) nhỉ :sad:.

Có những vấn đề em thấy rõ ràng mình cần thay đổi, ví dụ cách cư xử. Nhưng cũng có những vấn đề như cách mình tư duy giải quyết vấn đề, liệu việc mình máy móc hoá nó cho phù hợp với mọi người có thực sự là nên làm ko, em cũng ko biết nữa :sad: .
 
trư chỉ thấy fence tự biên tự diễn thôi. Công ty trả lương làm việc, công ty tốt có đào tạo bài bản công ty không tốt thì kiến thức tự mày mò thôi chứ thầy cô người thầy gì xàm vãi ra, trả lương và kiếm tiền là quan hệ win win. Ai tốt thì chỉ dẫn không thì tự tìm kiếm thôi. Năm 2016 ra trường đi làm vứt cho trư code dự án android mà đi học có biết mẹ gì về lập trình di động đâu, ban ngày ở cty mày mò tối lại lên xem video của anh Khoa Phạm, thật sự anh này là người thầy thật sự khi trư bước vào nghề, người chia sẻ kiến thức free trên youtube, nhờ anh mà trư cũng giỏi lên hàng ngày, cuối tuần vùi đầu vào các video của anh và luyện tập, tự làm dự án cá nhân,… ôi kỉ niệm vkl, trc làm PM 4 dự án, thời gian cũng éo có nhiều ( dạo này đang chuyển việc nên lên voz chém gió thôi), mấy thằng mà dài dòng như thớt hỏi vớ vẩn trư éo trả lời, thời gian éo đâu :(
 
trư chỉ thấy fence tự biên tự diễn thôi. Công ty trả lương làm việc, công ty tốt có đào tạo bài bản công ty không tốt thì kiến thức tự mày mò thôi chứ thầy cô người thầy gì xàm vãi ra, trả lương và kiếm tiền là quan hệ win win. Ai tốt thì chỉ dẫn không thì tự tìm kiếm thôi. Năm 2016 ra trường đi làm vứt cho trư code dự án android mà đi học có biết mẹ gì về lập trình di động đâu, ban ngày ở cty mày mò tối lại lên xem video của anh Khoa Phạm, thật sự anh này là người thầy thật sự khi trư bước vào nghề, người chia sẻ kiến thức free trên youtube, nhờ anh mà trư cũng giỏi lên hàng ngày, cuối tuần vùi đầu vào các video của anh và luyện tập, tự làm dự án cá nhân,… ôi kỉ niệm vkl, trc làm PM 4 dự án, thời gian cũng éo có nhiều ( dạo này đang chuyển việc nên lên voz chém gió thôi), mấy thằng mà dài dòng như thớt hỏi vớ vẩn trư éo trả lời, thời gian éo đâu :(
Thế mà trư vẫn chia sẻ. Cảm ơn trư ạ :sweet_kiss:.
 
  • Cty trả lương cho bạn để làm, ko phải để học. Bạn học được nhiều hay ít ko phải là mối bận tâm của cty. Được việc hay ko mới quan trọng. Đủ lông đủ cánh rồi bạn cũng bay đi thôi.
  • Ko ai có trách nhiệm và đủ thời gian trả lời những câu hỏi tào lao của bạn, dù cho người đó được giao nhiệm vụ mentor. Hãy tự tìm tòi và biết khi nào nên hỏi và cần hỏi.
  • Đôi khi người ta phải nói những câu đắc nhân tâm, ko có nghĩa là người ta thực sự nghĩ thế. Trách nhiệm phải giả tạo thôi. Đừng vô tư quá.
  • Ko cần phải phát minh lại cái bánh xe. Ko phải ai cũng đủ khả năng đó. Và dù đủ khả năng thì ko phải lúc nào cũng có đủ thời gian và tiền bạc để làm. Thường giải pháp được chọn ko phải là tốt nhất mà là phù hợp nhất trong điều kiện nguồn lực giới hạn.

Bạn có vẻ năng động và nhiệt huyết. Hy vọng bạn vẫn giữ được những điều đó sau khi học được những bài học thực tế ko như lý thuyết.
 
  • Cty trả lương cho bạn để làm, ko phải để học. Bạn học được nhiều hay ít ko phải là mối bận tâm của cty. Được việc hay ko mới quan trọng. Đủ lông đủ cánh rồi bạn cũng bay đi thôi.
  • Ko ai có trách nhiệm và đủ thời gian trả lời những câu hỏi tào lao của bạn, dù cho người đó được giao nhiệm vụ mentor. Hãy tự tìm tòi và biết khi nào nên hỏi và cần hỏi.
  • Đôi khi người ta phải nói những câu đắc nhân tâm, ko có nghĩa là người ta thực sự nghĩ thế. Trách nhiệm phải giả tạo thôi. Đừng vô tư quá.
  • Ko cần phải phát minh lại cái bánh xe. Ko phải ai cũng đủ khả năng đó. Và dù đủ khả năng thì ko phải lúc nào cũng có đủ thời gian và tiền bạc để làm. Thường giải pháp được chọn ko phải là tốt nhất mà là phù hợp nhất trong điều kiện nguồn lực giới hạn.

Bạn có vẻ năng động và nhiệt huyết. Hy vọng bạn vẫn giữ được những điều đó sau khi học được những bài học thực tế ko như lý thuyết.
Cảm ơn anh ạ.
 
Người ta cáu gắt với bạn bởi vì người ta vẫn còn công việc phải làm, không thể lúc nào cũng phải trả lời cho bạn. Và với những câu hỏi đơn giản thì bạn nên tự tìm hiểu chứ không ai giúp bạn mãi được.
Một phần nữa là bạn đừng so sánh môi trường học đường với môi trường công việc, giảng viên có thể giảng giải giúp bạn bởi vì đó chính là công việc của họ, nhưng người khác thì không phải vậy
6Qa5r46.gif


via theNEXTvoz for iPhone
 
Đọc mà phì cười, chả biết thớt học trường nào mà hỏi vô tư vậy.
Cái ngành mà mình đang làm đây, cứ đúng quy trình mà làm, không có hỏi tại sao vì sáng tạo mà gây mất an toàn thì nhẹ mất việc, nặng mất mạng.
Người ta khuyến khích hỏi là hỏi những cái quan trọng, liên quan đến tiền, tính mạng, luật pháp, chứ cái gì cũng hỏi thì bị quạu là phải.
Cứ đúng quy trình mà làm, muốn thể hiện thì kiếm cái việc nào cần thể hiện ấy, sales chẳng hạn.
 
Back
Top