Tâm sự chuyện Gen Z đi làm

TL;DR
mới đọc đến đoạn muốn có “thầy” chỉ bảo. Hiếm lắm em ơi, thời gian của đồng nghiệp cũng là tiền cả đấy.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Sau khi anh gửi nó cho em, em đã thực sự rất ngưỡng mộ, cho đến khi em tình cờ nhận ra nó chỉ là sự xào nấu của một hệ thống copy từ trên mạng...
Mọi tri thức đều mang tính kế thừa, nào người ta coppy về không xét đúng sai mà cứ chăm chăm làm theo thì mới là vấn đề, còn lại chả có vấn đề gì cả.
Những việc như thế làm em buồn, nhưng cũng chưa đến nỗi mất niềm tin, vì "cái tôi của gen z cao lắm''...
Đừng đóng khuôn mình vô Gen Z gen gì cả :LOL: cứ đọc báo gen z thế này, gen z thế nọ thì mệt lắm
 
Vâng ạ, nhiều lúc ngẫm lại thì em thấy đúng là mình cư xử kém thật :sad: .

Cái này thì hầu hết vấn đề em đều tìm hiểu khá kĩ xong mới hỏi ạ. Câu hỏi của em chủ yếu theo kiểu đưa ra nhiều phương án, xong hỏi người ta về ưu nhược của các phương án đấy thôi ạ.

Anyway, cảm ơn anh đã chia sẻ ạ. Đúng là em còn phải cố gắng nhiều :sad:
Tôi là senior, tôi cần em tìm hiểu và đưa ra ưu nhược điểm của từng phương án đó, với độ tin cậy cao, rồi tôi sẽ cho em biết cái nào là tốt nhất với dự án nhé

via theNEXTvoz for iPhone
 
Trước khi bạn đưa ra một cái mà bạn nghĩ nó sẽ là tốt hơn cái cũ mà mọi người đang làm. Thì bạn cần tự xem lại bản thân là mình đã làm đúng làm tốt theo cái mà mọi người đang làm chưa. Và thay vì nghĩ cách thay đổi quy trình chung thì bạn nên tự mình hoàn thiện cái quy trình riêng của mình
 
Đọc qua thì thấy người ta chê bạn thế nọ thế kia là đúng ... Trước tiên bạn hãy làm tốt công việc của mình đã , làm tốt theo những quy trình hệ thống mà công ty đang sử dụng . Sau khi những quy trình đó bạn làm thực sự tốt rồi , thì người thầy , sếp của bạn sẽ đánh giá dc năng lực của bạn , và những đề xuất lời nói ,của bạn nó mới có trọng lượng dc . 1 thằng cù bất cù bơ chưa có kinh nghiệm mới vào mà đã muốn định hướng này kia thì ngta chả khó chịu. Còn về vấn đề sáng tạo, nói thật ,ko nhất thiết phải là sáng tạo ra 1 cái gì đấy thực sự mới mẻ ... Vì nó khó vcl .... Đơn giản chỉ cần thuộc những cái cũ , làm mới nó 1 chút thì nó đã là sáng tạo rồi, đọc có đoạn bạn nói người thầy xào nấu lại tài liệu trên mạng, tôi thấy đó cũng là sáng tạo . Nói túm lại theo tôi bạn cứ làm tốt cv được chỉ dạy đã , rồi khẳng định năng lực qua kết quả cv ... Tôi cũng gen z đây, mà là đầu của gen z.

Gửi từ Xiaomi 2211133G bằng vozFApp
 
Mình cũng lâm vào tình trạng kiểu này khi đi làm. Nói chung cũng tiến thoái lưỡng nan. Người được giao làm mentor họ cũng có việc riêng để làm ko có thời gian để chỉ bảo mình đâu. Phải bị la mắng căng thẳng thì mới vỡ ra exp. Nếu sợ bị mắng thì chỉ có mạt kiếp công nhân thôi.

Hồi đó mình cũng bị vậy và chọn nghỉ việc. Công việc toxic + mentor ko tốt + lương thấp đã làm mình nản. Lúc nghỉ lead cũng nói kiểu xiên xỏ mình nhưng thôi thà nghỉ chứ ở lại mình bị bệnh tâm lý mất.

Còn vụ gen z háo thắng nói thẳng luôn là thời trẻ bất kỳ độ tuổi nào ai cũng có máu háo thắng cả. Cái đó là nhiệt huyết đấy. Nhờ cái đó mới thành công. Đừng đánh đồng vào gen z và đừng tắt lửa nhiệt huyết.
 
Khi mới vào thì nên ẩn nhẫn chút, chỉ nên lâu lâu hỏi ướm 1 2 câu vẩn vơ để quan sát xem ai là người nhiệt tình sẵn sàng chỉ bảo thì hãy tập trung xây dựng mqh và hỏi người đó nhiều hơn chứ ko phải ai cũng hỏi dc đâu. Nhiều người lớn tuổi đầu óc bị ì, ko muốn dành thời gian suy ngẫm thêm về gốc rễ công việc, 1 số người khác thì tâm trí ngoài cv ra còn chuyện gia đình các thứ họ cũng ko dư tgian để trả lời.

Cách hỏi cũng quan trọng. Ko nên tự đưa ý kiến bản thân vào kiểu "em thấy thế này tối ưu hơn/tốt hơn mà sao lại ko làm", nhiều người nghe lại nghĩ là thằng này hỏi xéo để thể hiện (như chính thớt tự nhận ra). Cứ nhún mình trước, hỏi theo dạng "a/c ơi cái này làm ntn ấy nhỉ em nghĩ mãi chưa hiểu", sau đó họ giải thích đến đâu thì mình xoáy sâu hơn vào đó để nắm được logic đằng sau rồi độc lập tìm hiểu so sánh với phương án mà mình có. Mấu chốt là phải tâng người được hỏi lên để họ thấy là họ đang có cơ hội để thể hiện trình độ/kiến thức trước mặt đàn em.

Còn về công việc, ngoài việc nỗ lực nhiệt huyết ra thì chọn lãnh đạo cũng rất quan trọng, nên chọn lãnh đạo hợp tính cách hoặc tư duy với mình. Đừng ngại nhảy việc cho tới khi gặp được người phù hợp.
 
Vì thế giới quan của em sai mà em chưa nhận ra.

Khi em đi học, em trả tiền cho người ta để người ta dạy cho em => ở đây em là người có quyền hỏi.
Khi em đi làm, người ta trả tiền cho em => sếp em mới là người có quyền đòi hỏi.

Đây là view point cơ bản, sai từ cái này sẽ dẫn đến các quan điểm sai lầm khác như trong tình huống hiện tại của em.
 
Khi mới vào thì nên ẩn nhẫn chút, chỉ nên lâu lâu hỏi ướm 1 2 câu vẩn vơ để quan sát xem ai là người nhiệt tình sẵn sàng chỉ bảo thì hãy tập trung xây dựng mqh và hỏi người đó nhiều hơn chứ ko phải ai cũng hỏi dc đâu. Nhiều người lớn tuổi đầu óc bị ì, ko muốn dành thời gian suy ngẫm thêm về gốc rễ công việc, 1 số người khác thì tâm trí ngoài cv ra còn chuyện gia đình các thứ họ cũng ko dư tgian để trả lời.

Cách hỏi cũng quan trọng. Ko nên tự đưa ý kiến bản thân vào kiểu "em thấy thế này tối ưu hơn/tốt hơn mà sao lại ko làm", nhiều người nghe lại nghĩ là thằng này hỏi xéo để thể hiện (như chính thớt tự nhận ra). Cứ nhún mình trước, hỏi theo dạng "a/c ơi cái này làm ntn ấy nhỉ em nghĩ mãi chưa hiểu", sau đó họ giải thích đến đâu thì mình xoáy sâu hơn vào đó để nắm được logic đằng sau rồi độc lập tìm hiểu so sánh với phương án mà mình có. Mấu chốt là phải tâng người được hỏi lên để họ thấy là họ đang có cơ hội để thể hiện trình độ/kiến thức trước mặt đàn em.

Còn về công việc, ngoài việc nỗ lực nhiệt huyết ra thì chọn lãnh đạo cũng rất quan trọng, nên chọn lãnh đạo hợp tính cách hoặc tư duy với mình. Đừng ngại nhảy việc cho tới khi gặp được người phù hợp.
Cảm ơn anh ạ. Đúng là chỉ cần điều chỉnh cách nói đi một chút thì dễ nghe hơn hẳn. Trước giờ em chỉ nghĩ sao nói vậy chứ chưa chú ý lắm đến cảm nhận của người ta trước cách diễn đạt của mình :sad: .
 
Mình cũng lâm vào tình trạng kiểu này khi đi làm. Nói chung cũng tiến thoái lưỡng nan. Người được giao làm mentor họ cũng có việc riêng để làm ko có thời gian để chỉ bảo mình đâu. Phải bị la mắng căng thẳng thì mới vỡ ra exp. Nếu sợ bị mắng thì chỉ có mạt kiếp công nhân thôi.

Hồi đó mình cũng bị vậy và chọn nghỉ việc. Công việc toxic + mentor ko tốt + lương thấp đã làm mình nản. Lúc nghỉ lead cũng nói kiểu xiên xỏ mình nhưng thôi thà nghỉ chứ ở lại mình bị bệnh tâm lý mất.

Còn vụ gen z háo thắng nói thẳng luôn là thời trẻ bất kỳ độ tuổi nào ai cũng có máu háo thắng cả. Cái đó là nhiệt huyết đấy. Nhờ cái đó mới thành công. Đừng đánh đồng vào gen z và đừng tắt lửa nhiệt huyết.
Trước khi làm ở đây thì em thực tập ở một chỗ khác. Ở đấy thì mọi người thường việc ai nấy làm thôi, ko quan tâm nhiều nên em cũng ngại hỏi. Về đây thì các anh có vẻ quan tâm, tình cảm hơn nên em cũng hỏi nhiều hơn. Cơ mà như em kể đấy, hỏi ko cẩn thận là lại ăn đủ :sad:
 
Ngắn gọn như này nhé.
1. Cải tiến là tốt, nhưng chắc gì nó hiệu quả và không xuất hiện các chi phí phát sinh. Giả sử sếp oke với hướng của bạn, thì các nhân sự hay phòng ban khác có đáp ứng được năng lực để làm hay không và đảm bảo năng suất bằng so với trước khi cải tiến. Năng suất giảm -> doanh thu giảm-> lương thấp. Lúc đấy bạn chịu hay sếp chịu?
2. Vấn đề tài liệu, bạn đã học 12 năm phổ thông và 4 năm đại học mà bạn không để ý à. Tri thức nó có tính kế thừa. Tất cả mọi cái nó đều có nên tảng và mình phát triển từ nó đi lên. Mà những cái họ đã làm thì thường là nó tối ưu rồi.
Yên tâm đi: Đến lúc cần thay đổi cải tiến thì sếp bạn sẽ bắt bạn thay đổi cải tiến thôi. Họ trả lương cho bạn, họ khôn hơn bạn là cái chắc.
Bạn hiểu được đến đâu thì hiểu. Chúc bạn may mắn trong công việc.
 
Thớt thật may mắn khi có nhiều chân nhân chia sẻ thẳng thắng, định hướng đúng đắn ở trên. Gen X,Y,Z gì đi nữa thì mới đi làm không để ý đều bị như thế. Trước không có Voz, thì cũng phải tự giác ngộ ra.

Đi làm tầm 2 năm hoặc làm vài công ty sẽ có nhiều view point, thấy vấn đề và tự tìm ra hướng giải quyết thôi. Chúc thớt sớm giác ngộ.
 
Mấy ông nv quèn, lại non nớt, chưa có kinh nghiệm nhưng lại muốn sửa đổi quy trình công ty đang vận hành :))
Khi nào trở thành người hiểu sâu sắc nhất công ty, được mọi người nể phục và nghe theo hãy sửa nhé, còn không thì làm tốt việc mình trước đã.
Hoặc chờ tới khi lên làm CEO nhé, mà CEO nhiều lúc còn chả sửa được :))

Mọi thứ tồn tại trong cty đều có lý do của nó. Muốn sửa đổi phải hiểu biết đầy đủ các khía cạnh, ảnh hưởng và giải pháp phải thuyết phục. Thiếu 1 trong cái đó thì đồng nghiệp nó chửi vào mặt :)) kể cả anh là ai (sếp to thì nó chửi sau lưng)
 
Có vài điều bạn cần phân biệt rõ:
  • Bạn học ở trường bạn trả tiền cho ngta để người ta giải đáp câu hỏi "ngu" của bạn.
  • Bạn đi làm công ty ko trả tiền để bạn hỏi "ngu".

Những thứ bạn góp ý có thể sẽ cải tiến nhưng sẽ thay đổi cả 1 chuỗi quy trình điều này có lẽ những ng đi trước bạn 5-10 năm họ đã nghĩ tới và có khi đã thử từ khi bạn còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

Ở môi trường trường học bạn làm bài tập, luận án, đồ án, bài kiểm tra sai bạn có thể làm lại, nhưng ở môi trường công việc bạn làm sai đôi khi hậu quả sẽ rất rủi ro lên sinh viên mới ra trường góp ý cấp trên là bất khả thi thay vì đó hãy dùng cách "Trình bày giải pháp của mình, Xin ý kiến cấp trên" điều này không khác với việc "góp ý" của bạn nhưng đôi khi nếu ko đc đáp ứng bạn vẫn sẽ nghe đc giải đáp từ cấp trên.

Những thắc mắc hay góp ý của sinh viên đôi khi nó còn liên quan 1 phần đến kinh nghiệm, tuổi nghề, và cách giao tiếp.

Nôm na: là người có kinh nghiệm trình độ hay tuổi nghề sẽ ko bao giờ nghe góp ý từ 1 nhóc mới ra trường đâu, đặc biệt là người lớn tuổi cách biệt thế hệ.

Thời mới ra trường mình đc giao đi làm việc thủ tục hồ sơ tại 1 số ban ngành quận trong HN trong mắt các bác cán bộ lãnh đạo đấy mình chỉ như kiểu chạy xe ôm vì chuyên môn, kinh nghiệm chưa có, mọi việc đều alo cho cấp trên rồi cấp trên chỉ đạo xuống mình làm y như vậy là hoàn thành nhiệm vụ đc giao.

Dần dần sau khi tiếp xúc quan sát lãnh đạo, cấp trên, các đối tác làm việc thì mình học đc và tương tác nhiều để họ biết mặt biết tên biết trình độ dần dần họ chủ động bắn thẳng việc qua cho mình xử lý luôn hoặc chủ động làm việc luôn.

Nên chung quy mới ra trường học hỏi bằng nhiệt huyết, thu nạp kiến thức từ đồng nghiệp cấp trên, thay vì góp ý hãy xin ý kiến về vấn đề nào đó, quan sát cách ng đi trước làm việc để biết cách cty vận hành mà xuôi theo dòng. Ở 1 dòng sông chảy xuôi 1 chiều bạn cố gắng bơi ngược thì bạn sẽ là người chết đuối trước.
 
Mấy ông nv quèn, lại non nớt, chưa có kinh nghiệm nhưng lại muốn sửa đổi quy trình công ty đang vận hành :))
Khi nào trở thành người hiểu sâu sắc nhất công ty, được mọi người nể phục và nghe theo hãy sửa nhé, còn không thì làm tốt việc mình trước đã.
Hoặc chờ tới khi lên làm CEO nhé, mà CEO nhiều lúc còn chả sửa được :))

Mọi thứ tồn tại trong cty đều có lý do của nó. Muốn sửa đổi phải hiểu biết đầy đủ các khía cạnh, ảnh hưởng và giải pháp phải thuyết phục. Thiếu 1 trong cái đó thì đồng nghiệp nó chửi vào mặt :)) kể cả anh là ai (sếp to thì nó chửi sau lưng)
Ko phải quy trình vận hành của công ty anh ạ. Cái em nói chỉ là những dự án, hay những case study thôi ạ. Em cũng chỉ quan tâm những thứ liên quan đến chuyên tâm của mình thôi, chứ nói đến quy trình vận hành công ty thì nằm ngoài tầm hiểu biết của em rồi :sad:
 
Chỗ tôi có ông nội gen Z làm tổ trưởng thấy mà oải, nhiệt tình nhưng mà hơi bờm.
Tình hình chung là nhiều thứ đang tìm hướng đi, nên một số công việc cụ thể cũng sẽ có hơi hướng chủ đạo là tìm hiểu. Gặp ông nội tổ trưởng đi làm bao năm rồi mà vẫn kiểu háo thắng, ham lập công, cộng thêm ngáo quyền lực, cứ đòi chỉ đạo, chỉ tiêu, rồi kế hoạch, rồi chốt đơn. Đau hết cả đầu. :angry::angry:
Xông xáo thì tốt nhưng mà đi kèm với ngáo quyền lực thì thảm hoạ.
 
Last edited:
Có vài điều bạn cần phân biệt rõ:
  • Bạn học ở trường bạn trả tiền cho ngta để người ta giải đáp câu hỏi "ngu" của bạn.
  • Bạn đi làm công ty ko trả tiền để bạn hỏi "ngu".

Những thứ bạn góp ý có thể sẽ cải tiến nhưng sẽ thay đổi cả 1 chuỗi quy trình điều này có lẽ những ng đi trước bạn 5-10 năm họ đã nghĩ tới và có khi đã thử từ khi bạn còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

Ở môi trường trường học bạn làm bài tập, luận án, đồ án, bài kiểm tra sai bạn có thể làm lại, nhưng ở môi trường công việc bạn làm sai đôi khi hậu quả sẽ rất rủi ro lên sinh viên mới ra trường góp ý cấp trên là bất khả thi thay vì đó hãy dùng cách "Trình bày giải pháp của mình, Xin ý kiến cấp trên" điều này không khác với việc "góp ý" của bạn nhưng đôi khi nếu ko đc đáp ứng bạn vẫn sẽ nghe đc giải đáp từ cấp trên.

Những thắc mắc hay góp ý của sinh viên đôi khi nó còn liên quan 1 phần đến kinh nghiệm, tuổi nghề, và cách giao tiếp.

Nôm na: là người có kinh nghiệm trình độ hay tuổi nghề sẽ ko bao giờ nghe góp ý từ 1 nhóc mới ra trường đâu, đặc biệt là người lớn tuổi cách biệt thế hệ.

Thời mới ra trường mình đc giao đi làm việc thủ tục hồ sơ tại 1 số ban ngành quận trong HN trong mắt các bác cán bộ lãnh đạo đấy mình chỉ như kiểu chạy xe ôm vì chuyên môn, kinh nghiệm chưa có, mọi việc đều alo cho cấp trên rồi cấp trên chỉ đạo xuống mình làm y như vậy là hoàn thành nhiệm vụ đc giao.

Dần dần sau khi tiếp xúc quan sát lãnh đạo, cấp trên, các đối tác làm việc thì mình học đc và tương tác nhiều để họ biết mặt biết tên biết trình độ dần dần họ chủ động bắn thẳng việc qua cho mình xử lý luôn hoặc chủ động làm việc luôn.

Nên chung quy mới ra trường học hỏi bằng nhiệt huyết, thu nạp kiến thức từ đồng nghiệp cấp trên, thay vì góp ý hãy xin ý kiến về vấn đề nào đó, quan sát cách ng đi trước làm việc để biết cách cty vận hành mà xuôi theo dòng. Ở 1 dòng sông chảy xuôi 1 chiều bạn cố gắng bơi ngược thì bạn sẽ là người chết đuối trước.
Vâng ạ. Cảm ơn anh đã cho em một góc nhìn mới. Có thể mỗi ngành đều có đặc thù riêng nhưng điểm chung là như anh nói, ngược dòng là sẽ bất lợi :sad:
 
"Anh hiểu mà, sinh viên mới ra trường các em cái tôi cao, thích thể hiện bản thân, nên mới có chuyện như thế.''
"Anh hiểu lầm em rồi...''
"Thế thì anh không nói nữa.''
"Vâng. Chào anh.''


1h sáng, cúp máy, em nằm nghĩ về chuyện lúc chiều...

Tròn một năm ra trường, em Nam tiến tìm việc, hy vọng về một cuộc sống mới ở một nơi có cơ hội việc làm rộng mở. Với tâm thế "Gen Z'' (mặc dù chả biết có phải gen z nào cũng thế không), em khao khát một nơi cho em cơ hội được học hỏi, khao khát có một người thầy dẫn dắt. Em tưởng tượng về một công việc đầy nhiệt huyết và sáng tạo, giống như thời còn đi học đại học, nơi mà mọi câu hỏi trên giảng đường đều được thầy cô tận tình giải đáp, cho dù là "hỏi ngu'', nơi mà thầy cô và một sinh viên nào đó có thể dành cả buổi học để tranh luận với nhau về cách giải 1 bài toán mà cả lớp chẳng mấy ai hiểu... Nơi đó, mọi người tôn trọng nhau, giúp đỡ nhau, và ko có ý tưởng nào, dù là "đột phá'' hay "đần độn'', bị bỏ ngỏ...

Rồi em tìm được việc - một công việc xem chừng khá match với mường tượng của em - một startup.

Em đi làm, bắt đầu dành cái nhiệt huyết của 4 năm đại học để học những thứ dành cho một "người đi làm'', hay còn gọi là học "kinh nghiệm'' (tất nhiên vẫn có cả kiến thức). Và rồi những câu hỏi bắt đầu xuất hiện. Em từng được góp ý nhiều lần, rằng "em phải hỏi thật nhiều vào, đừng giấu dốt''. Thế là em càng có cớ để hỏi nhiều, hỏi "ngu''. Những câu hỏi dạng "Tại sao người ta lại làm thế này vậy anh, sao người ta ko làm thế kia, em thấy làm thế kia cũng được/cũng tối ưu mà''...., thì câu trả lời luôn là "Cái quy trình bao nhiêu năm người ta đã làm như thế rồi, bao nhiêu người có kinh nghiệm, dùng qua bao nhiêu dự án rồi, thì nó phải là cái tốt nhất''; hay "Em nghĩ có thể vấn đề nằm ở chỗ này, em thử kiểm tra lại xem'', thì câu trả lời sẽ là "Cái này là cái quá cơ bản, không thể sai được''....

Thực sự dưới góc nhìn của em, những câu hỏi như thế hoàn toàn bình thường, nhưng cái mà em nhận được sau tất cả luôn là sự nổi nóng, kèm theo sự phủ nhận (thay vì giải đáp) những thắc mắc của em. Lần gần nhất là câu chuyện ở phần mở bài, khi mà em tự tay kiểm tra lại "cái quá cơ bản'' và rốt cục nó sai ở đó. em đã nhận lại gần như là sự hằn học từ "người thầy'' của em.

Em là người nhỏ nhất trong công ty, nên cũng còn nhiều người thầy khác, và người thầy tâm sự với em lúc một giờ sáng là một trong số đó - một người luôn "dĩ hoà vi quý'', mặc dù cái em nhìn thấy cũng chỉ là một tư tưởng giống những người còn lại. Qua góc nhìn của họ, mà em được trực tiếp nghe, chứ ko suy đoán, em là người "tự cho mình là giỏi'', "thích thể hiện bản thân'', "không biết trên dưới trước sau'' - những thứ mà tự em thấy hoàn toàn trái ngược về bản thân em.

Em từng được giao tìm hiểu một công nghệ mới và vận dụng nó để tạo ra một hệ thống - những thứ khá tương tự với những thứ em vẫn làm khi còn đi học: học kiến thức và vận dụng để làm đồ án môn học. Vì thế em đã rất hứng thú và hoàn thành nó. Sau đó, em có hỏi "người thầy'' và xin một anh hệ thống do chính anh xây dựng để tham khảo. Sau khi anh gửi nó cho em, em đã thực sự rất ngưỡng mộ, cho đến khi em tình cờ nhận ra nó chỉ là sự xào nấu của một hệ thống copy từ trên mạng...

Em nhận ra, thì ra đấy là cách mà mọi người vẫn làm để hoàn thành công việc. Thì ra không giống như đi học, người đi làm chẳng ai phát minh lại cái bánh xe, và hầu như người ta cũng chẳng quan tâm rằng liệu cái bánh xe mà mọi người vẫn dùng liệu đã phải là phiên bản tốt nhất...

Những việc như thế làm em buồn, nhưng cũng chưa đến nỗi mất niềm tin, vì "cái tôi của gen z cao lắm''... Trên Voz nhiều tiền bối, các anh chị có thể chia sẻ góc nhìn của mình về câu chuyện của em được không ạ :sad: .
sự cầu toàn mới khiến em tiến xa được, tuổi trẻ thì mạnh dạn đổi cty, đừng cố gắng gò mình vào 1 cái quy trình củ lol của 1 cty lol nào đó
1YkR63z.png
 
Back
Top