Tâm sự chuyện Gen Z đi làm

sự cầu toàn mới khiến em tiến xa được, tuổi trẻ thì mạnh dạn đổi cty, đừng cố gắng gò mình vào 1 cái quy trình củ lol của 1 cty lol nào đó
1YkR63z.png
Em chưa trải nghiệm nhiều nhưng theo những gì em thấy thì hầu hết các công ty đều có điểm chung như các anh ở trên nói, đừng cố thay đổi cái gì đang hoạt động tốt. Em thì chưa đủ giỏi để thay đổi, em chỉ thắc mắc thôi. Có lẽ em phải chú ý thay đổi bản thân hơn là đứng núi này trông núi nọ anh ạ :sad:
 
Em chưa trải nghiệm nhiều nhưng theo những gì em thấy thì hầu hết các công ty đều có điểm chung như các anh ở trên nói, đừng cố thay đổi cái gì đang hoạt động tốt. Em thì chưa đủ giỏi để thay đổi, em chỉ thắc mắc thôi. Có lẽ em phải chú ý thay đổi bản thân hơn là đứng núi này trông núi nọ anh ạ :sad:
Y0fXstC.png
nhảy mấy cty rồi em, mạnh mẽ lên
iPlS5ux.png
 
Em từng được giao tìm hiểu một công nghệ mới và vận dụng nó để tạo ra một hệ thống - những thứ khá tương tự với những thứ em vẫn làm khi còn đi học: học kiến thức và vận dụng để làm đồ án môn học. Vì thế em đã rất hứng thú và hoàn thành nó. Sau đó, em có hỏi "người thầy'' và xin một anh hệ thống do chính anh xây dựng để tham khảo. Sau khi anh gửi nó cho em, em đã thực sự rất ngưỡng mộ, cho đến khi em tình cờ nhận ra nó chỉ là sự xào nấu của một hệ thống copy từ trên mạng...

Em nhận ra, thì ra đấy là cách mà mọi người vẫn làm để hoàn thành công việc. Thì ra không giống như đi học, người đi làm chẳng ai phát minh lại cái bánh xe, và hầu như người ta cũng chẳng quan tâm rằng liệu cái bánh xe mà mọi người vẫn dùng liệu đã phải là phiên bản tốt nhất...

Những việc như thế làm em buồn, nhưng cũng chưa đến nỗi mất niềm tin, vì "cái tôi của gen z cao lắm''... Trên Voz nhiều tiền bối, các anh chị có thể chia sẻ góc nhìn của mình về câu chuyện của em được không ạ :sad: .

Thực ra thì đó là cách mà đại đa số XH vẫn đang vận hành mà :big_smile: Hình như bạn hiểu sai và đang đặt nhiều kỳ vọng quá thì phải, chứ cái gọi là "phát minh/phát kiến'' mới ít khi nào nó tồn tại độc lập với những thứ sẵn có, nên ví dụ về bánh xe & cái xe là khá chính xác :big_smile:

Việc thắc mắc tìm hiểu và quay về với những khái niệm "căn bản'' nhất thực ra ko sai, tuy nhiên thường nó ko dễ (mất rất nhiều thời gian). Nói riêng cái bánh xe, riêng chuyện nó hình tròn/có rãnh/có gai thực ra là đã phải trải qua rất nhiều thời gian nghiên cứu/thực nghiệm người ta mới rút ra dc, chứ ko phải chuyện ngày 1, ngày 2. Muốn phát triển ra ý tưởng mới, trước hết phải nắm thật vững những kiến thức và khái niệm/quy trình căn bản. Mà trong cv, thường người ta phải cân nhắc giữa hiệu quả và chi phí bỏ ra nữa, bạn là nv thì phải biết ưu tiên cho những cv nào quan trọng nhất cho tổ chức.
 
"Anh hiểu mà, sinh viên mới ra trường các em cái tôi cao, thích thể hiện bản thân, nên mới có chuyện như thế.''
"Anh hiểu lầm em rồi...''
"Thế thì anh không nói nữa.''
"Vâng. Chào anh.''


1h sáng, cúp máy, em nằm nghĩ về chuyện lúc chiều...

Tròn một năm ra trường, em Nam tiến tìm việc, hy vọng về một cuộc sống mới ở một nơi có cơ hội việc làm rộng mở. Với tâm thế "Gen Z'' (mặc dù chả biết có phải gen z nào cũng thế không), em khao khát một nơi cho em cơ hội được học hỏi, khao khát có một người thầy dẫn dắt. Em tưởng tượng về một công việc đầy nhiệt huyết và sáng tạo, giống như thời còn đi học đại học, nơi mà mọi câu hỏi trên giảng đường đều được thầy cô tận tình giải đáp, cho dù là "hỏi ngu'', nơi mà thầy cô và một sinh viên nào đó có thể dành cả buổi học để tranh luận với nhau về cách giải 1 bài toán mà cả lớp chẳng mấy ai hiểu... Nơi đó, mọi người tôn trọng nhau, giúp đỡ nhau, và ko có ý tưởng nào, dù là "đột phá'' hay "đần độn'', bị bỏ ngỏ...

Rồi em tìm được việc - một công việc xem chừng khá match với mường tượng của em - một startup.

Em đi làm, bắt đầu dành cái nhiệt huyết của 4 năm đại học để học những thứ dành cho một "người đi làm'', hay còn gọi là học "kinh nghiệm'' (tất nhiên vẫn có cả kiến thức). Và rồi những câu hỏi bắt đầu xuất hiện. Em từng được góp ý nhiều lần, rằng "em phải hỏi thật nhiều vào, đừng giấu dốt''. Thế là em càng có cớ để hỏi nhiều, hỏi "ngu''. Những câu hỏi dạng "Tại sao người ta lại làm thế này vậy anh, sao người ta ko làm thế kia, em thấy làm thế kia cũng được/cũng tối ưu mà''...., thì câu trả lời luôn là "Cái quy trình bao nhiêu năm người ta đã làm như thế rồi, bao nhiêu người có kinh nghiệm, dùng qua bao nhiêu dự án rồi, thì nó phải là cái tốt nhất''; hay "Em nghĩ có thể vấn đề nằm ở chỗ này, em thử kiểm tra lại xem'', thì câu trả lời sẽ là "Cái này là cái quá cơ bản, không thể sai được''....

Thực sự dưới góc nhìn của em, những câu hỏi như thế hoàn toàn bình thường, nhưng cái mà em nhận được sau tất cả luôn là sự nổi nóng, kèm theo sự phủ nhận (thay vì giải đáp) những thắc mắc của em. Lần gần nhất là câu chuyện ở phần mở bài, khi mà em tự tay kiểm tra lại "cái quá cơ bản'' và rốt cục nó sai ở đó. em đã nhận lại gần như là sự hằn học từ "người thầy'' của em.

Em là người nhỏ nhất trong công ty, nên cũng còn nhiều người thầy khác, và người thầy tâm sự với em lúc một giờ sáng là một trong số đó - một người luôn "dĩ hoà vi quý'', mặc dù cái em nhìn thấy cũng chỉ là một tư tưởng giống những người còn lại. Qua góc nhìn của họ, mà em được trực tiếp nghe, chứ ko suy đoán, em là người "tự cho mình là giỏi'', "thích thể hiện bản thân'', "không biết trên dưới trước sau'' - những thứ mà tự em thấy hoàn toàn trái ngược về bản thân em.

Em từng được giao tìm hiểu một công nghệ mới và vận dụng nó để tạo ra một hệ thống - những thứ khá tương tự với những thứ em vẫn làm khi còn đi học: học kiến thức và vận dụng để làm đồ án môn học. Vì thế em đã rất hứng thú và hoàn thành nó. Sau đó, em có hỏi "người thầy'' và xin một anh hệ thống do chính anh xây dựng để tham khảo. Sau khi anh gửi nó cho em, em đã thực sự rất ngưỡng mộ, cho đến khi em tình cờ nhận ra nó chỉ là sự xào nấu của một hệ thống copy từ trên mạng...

Em nhận ra, thì ra đấy là cách mà mọi người vẫn làm để hoàn thành công việc. Thì ra không giống như đi học, người đi làm chẳng ai phát minh lại cái bánh xe, và hầu như người ta cũng chẳng quan tâm rằng liệu cái bánh xe mà mọi người vẫn dùng liệu đã phải là phiên bản tốt nhất...

Những việc như thế làm em buồn, nhưng cũng chưa đến nỗi mất niềm tin, vì "cái tôi của gen z cao lắm''... Trên Voz nhiều tiền bối, các anh chị có thể chia sẻ góc nhìn của mình về câu chuyện của em được không ạ :sad: .
xin hình tâm hồn
 
Mình cũng từng gặp 1 cu em sn 97 cách đây 3 năm mới ra trường vào làm mình hướng dẫn làm theo trình tự 1-2-3-4 đầy đủ cu cậu đi làm 2-3-1-4 tới lúc mang kết quả lên phòng thẩm định của Sở Công Thương, lãnh đạo phòng gọi điện thẳng cho giám đốc công ty mắng : "Ông toàn cho những "kỹ sư thiên tài" đến làm việc với tôi thế này, có ngày tôi vào "khám" oan với ông", may mà lãnh đạo sở chưa ký đóng dấu chứ ko thì để mà ký lại 1 chữ ký của lãnh đạo đó chắc p bù cả trăm tr vào.
Về hỏi cu cậu bảo e thấy làm thế dễ và nhanh hơn cách anh làm vs sếp chỉ. :LOL:)
 
Thực ra thì đó là cách mà đại đa số XH vẫn đang vận hành mà :big_smile: Hình như bạn hiểu sai và đang đặt nhiều kỳ vọng quá thì phải, chứ cái gọi là "phát minh/phát kiến'' mới ít khi nào nó tồn tại độc lập với những thứ sẵn có, nên ví dụ về bánh xe & cái xe là khá chính xác :big_smile:

Việc thắc mắc tìm hiểu và quay về với những khái niệm "căn bản'' nhất thực ra ko sai, tuy nhiên thường nó ko dễ (mất rất nhiều thời gian). Nói riêng cái bánh xe, riêng chuyện nó hình tròn/có rãnh/có gai thực ra là đã phải trải qua rất nhiều thời gian nghiên cứu/thực nghiệm người ta mới rút ra dc, chứ ko phải chuyện ngày 1, ngày 2. Muốn phát triển ra ý tưởng mới, trước hết phải nắm thật vững những kiến thức và khái niệm/quy trình căn bản. Mà trong cv, thường người ta phải cân nhắc giữa hiệu quả và chi phí bỏ ra nữa, bạn là nv thì phải biết ưu tiên cho những cv nào quan trọng nhất cho tổ chức.
Anh nói có lý ạ. Có thể em còn mang tư duy của thời đi học áp dụng vào công việc, trong khi hiệu quả công việc mới là thứ cần ưu tiên nhất.
 
Hỏi là điều tốt. Nhưng hỏi lúc nào và hỏi cái gì phải lựa chọn đúng. Chứ như e nói thành ra lải nhải, nó hơi bị đần ấy em. :)) mới ra trường cứ va chạm dần rồi e sẽ vỡ ra xã hội nó sẽ khác với môi trường đi học thôi. Nó là một giai đoạn của sự học hỏi, trau dồi kỹ năng mềm. Dần rồi sẽ qua thôi ;)
 
Mình cũng từng gặp 1 cu em sn 97 cách đây 3 năm mới ra trường vào làm mình hướng dẫn làm theo trình tự 1-2-3-4 đầy đủ cu cậu đi làm 2-3-1-4 tới lúc mang kết quả lên phòng thẩm định của Sở Công Thương, lãnh đạo phòng gọi điện thẳng cho giám đốc công ty mắng : "Ông toàn cho những "kỹ sư thiên tài" đến làm việc với tôi thế này, có ngày tôi vào "khám" oan với ông", may mà lãnh đạo sở chưa ký đóng dấu chứ ko thì để mà ký lại 1 chữ ký của lãnh đạo đó chắc p bù cả trăm tr vào.
Về hỏi cu cậu bảo e thấy làm thế dễ và nhanh hơn cách anh làm vs sếp chỉ. :LOL:)
Bài học thấm thía quá bác :sad:
 
Anh nói có lý ạ. Có thể em còn mang tư duy của thời đi học áp dụng vào công việc, trong khi hiệu quả công việc mới là thứ cần ưu tiên nhất.

Thực ra cái mindset đấy nó ko sai, và chính nó sẽ là cái động lực để thúc đẩy cá nhân & DN từng bước phát triển hơn mỗi ngày (continuous improving -> Leading to new invention)

Tuy nhiên, em có thể hiểu đơn giản là trên đời ko có gì gọi là tuyệt đối 100% cả, em ko thể nào yêu cầu 1 người công nhân làm việc 8h/ngày mà ko phạm 1 sai sót, cũng như chuyện 100% kiến thức học trên trường đều có thể áp dụng vào thực tế (công việc nào mà áp dụng dc 50% thôi đã là hiếm). Ngay cả cái chuyện bắt nv văn phòng 8h/ngày chỉ làm mà ko lướt đt, facebook nó cũng đã quá khó khăn rồi :D

Bản thân anh cũng đã từng có thời như thế, và thói quen tư duy như vậy về bản chất là tốt, nhưng sau khi học dc bài học như e thì anh cũng cố gắng cân bằng hơn, có nghĩa là những thắc mắc/nghiên cứu của mình thì tự mình làm, sau khi đã hoàn thành công việc chính trong ngày. Ít ra nó vẫn tốt hơn việc ngồi ko hoặc lướt FB, và những cái kiến thức tự mình tìm hiểu dc thêm, sau này có khi lại có đất dụng võ ko ngờ đấy :big_smile:
 
Em chưa trải nghiệm nhiều nhưng theo những gì em thấy thì hầu hết các công ty đều có điểm chung như các anh ở trên nói, đừng cố thay đổi cái gì đang hoạt động tốt. Em thì chưa đủ giỏi để thay đổi, em chỉ thắc mắc thôi. Có lẽ em phải chú ý thay đổi bản thân hơn là đứng núi này trông núi nọ anh ạ :sad:

thực ra bạn ko sai, bạn chỉ cần khéo hơn thôi, còn nếu đã khéo mà vẫn ko đc thì do môi trường làm việc không tốt. Mình đang làm kiểm toán, cứ mỗi tuần hoặc vài tuần lại làm ở team khác nhau thì mình nhận ra thế này:

Không phải ai cũng willing để trả lời mình . Mà sinh viên mới ra trường thì biết cái gì, có ngành thì còn tự lên mạng học đc nhưng 1 số ngành thì trên mạng chả có cái gì mà tự học. Cách duy nhất là hỏi, mà gặp đúng phải leader họ ko willing vấn đề này thì rất là stress. Khi đó mình phải tự bơi, nếu bơi đúng thì ko sao mà bơi sai bị ăn chửi, họ chả bao h hiểu vấn đề mình gặp phải, họ chỉ nghĩ là năm trước làm rồi thì năm nay cứ bám vào giấy tờ năm trước mà làm

Tuy nhiên trong quá trình đi làm mình cũng gặp rất nhiều người Nice, họ ko đợi mình hỏi đâu mà họ luôn chủ động hỏi mình chỗ nào mình chưa biết, vì mình hoàn thành tốt công việc thì họ cũng đc lợi. Họ chỉ dẫn rất nhiệt tình kể cả nhưng câu hỏi ngu, vì họ biết mình mới ra trường thì sao mà hỏi khôn đc. Mình thấy thường những người này họ là người rất giỏi và có tâm với nghề.
 
Last edited:
Thầy cô được trả tiền để đi dạy, truyền đạt kiến thức, nên việc chia sẻ với sinh viên là chuyện dễ hiểu.
Đàn anh công ty họ cũng có ý thức chia sẻ, truyền đạt kiến thức..nhưng đó ko phải nhiệm vụ chính của họ. Vậy nên nếu được chia sẻ thì hãy cảm ơn họ; còn nếu ko, cũng vui vẻ cảm ơn. Mình có lúc hỏi đàn anh, và câu trả lời là "đó là cái cần câu cơm của anh đó e", và mình cũng thấy thoải mái, vì mình biết điều đó, và nó yêu cầu mình tìm tòi câu trả lời khác.
Còn việc sáng tạo, nó rất tốt..nhưng sáng tạo để cả bộ máy vận hành trơn tru thì tốt hơn nữa.
Và cuối cùng, còn trẻ thì e có thể tìm thầy khác để học hỏi. Còn khi nào đứng tuổi, e hãy tìm nơi mình được thể hiện những gì mình đã học.
 
như có bác nói rồi đấy, công ty trả tiền cho b để bạn làm chứ không phải để dạy bạn học, giờ cái gì cũng chỉ cặn kẽ từng li từng tí xong đến lúc bạn khôn lên b bỏ việc thì hóa ra dạy công cốc à, thế nên tự quan sát tự ngộ chứng, tôi cũng GenZ nhưng tôi k xam non như b.
 
đi làm đừng có hỏi nhiều. Trừ khi gặp được người sẵn sàng giải thích. Cố gắng tìm được câu trả lời đã nếu quá bí hoặc bất lực hẵng hỏi. Ai cũng có thời gian và công việc của mình. Kiểu như đi thi đại học ấy, trong giờ thi đã căng thẳng làm bài của mình rồi mà có thằng cứ hỏi hỏi vừa mất tập trung lại còn ức chế. Nhất là hỏi ngu thì càng ức chế hơn nữa. Cuộc sống mỗi người một áp lực hỏi nhiều gây nhiều áp lực cho người ta nổi nóng là đúng.
 
Bên IT, mình có gặp 1 trường hợp tương tự, cận gen Z (sn 95, 96). Bạn này hay hỏi nhiều (hỏi cả bên BA, Product) nhưng làm được ít. Ví dụ task giao 5 ngày thì ôm làm nguyên tháng chưa xong. Không nắm kĩ business và tech nhưng đề cập với sếp của sếp (skip level manager) là tao chỉ muốn làm về Business. Sếp cho làm 1, 2 cái request. Kết quả cái đầu tiên là code deploy lên UAT sai, code deploy lên Production cũng sai. Sửa mất 3 tháng. Còn cái thứ 2 task cũng 5 ngày, đang làm tầm 1 tháng rưỡi vẫn chưa xong :LOL:.

Kinh nghiệm mình rút ra được là bạn phải hoàn thành được nhiệm vụ đã, sau đấy tự tìm tòi thử cái mới, nếu thành công thì mới trình bày lại với sếp để cải tiến. Đừng có hỏi cho có thì không ai có thời gian trả lời cho bạn đâu. Nhất là mấy cái best practice cty đang dùng, bạn đi hỏi tại sao nó lại là best practice thì sẽ mất rất nhiều thời gian để chứng tỏ điều này, mà chả có lợi gì cho công ty cả. Bạn phải tự chứng minh là cách của bạn tốt hơn cái process đang có.
Giống như học toán nó có tiên đề, mệnh đề và các cách giải quyết bài toán nó sẽ dựa vào các tiên đề mệnh đề có sẵn. Giờ bạn quay lại hỏi tại sao tiên đề, mệnh đề nó đúng mà không giải quyết bài toán trước mắt thì bạn thua ngay từ đầu. Muốn biết thêm thì tự đọc thêm các tài liệu paper tham khảo, đừng đi hỏi lung tung rất mất thời gian của người khác.

(Anw, bạn phát hiện ra chỗ sai lẽ ra nên được tuyên dương. Senior hằn học là không nên.)
 
Back
Top