Tăng lương cơ sở, lương giáo viên THCS có thể lên tới trên 18 triệu

Bonus cái tiêu chuẩn giáo viên THCS hạng I
Vâng. Quan trọng là lại còn phải thi nâng hạng nữa. Slot được thi thì có hạn ko phải ai cũng được. Giống như bảng lương cbcc. Có mấy ai được thi lên chuyên viên cao cấp
 
Thay đổi hệ thống lương là thay đổi căn bản lắm. Để triển khai được 1 hệ thống khác như tôi nói thì 1 bộ phận phải chấp nhận giảm lương, giảm các khoản ưu đãi. Đa số trong đó là những người lớn tuổi hơn, chức vụ đầy mình. Không đơn giản triển khai được.

Giả sử triển khai hệ thống mới được thì lập hội đồng xét lương hàng tháng - đây là cách hiện nay đang làm ở nhiều nơi.

Để đánh giá mức độ hoàn thành công việc thì phải có các tiêu chuẩn đánh giá, và khi xây dựng các tiêu chuẩn này thì đẩy mạnh các tiêu chí khách quan, giảm thiểu các tiêu chí chủ quan của người xét lương. Các tiêu chí khách quan là những tiêu chí định lượng được, trả lời Yes/No được, đo đếm được, ... Còn các tiêu chí chủ quan là đẹp xấu, vừa mắt, ... Các yếu tố chủ quan cần qua đánh giá của 1 hội đồng gồm nhiều người là tốt nhất. Ban đầu có thể là 2 người, nhưng nếu chênh quá 1 ngưỡng nào đó thì đem ra hội đồng bình duyệt, chấm lại, ...

Nói chung có phương án hết á thím. Nhưng cần lật được cái hệ thống cũ đi thì hệ thống mới mới có chỗ mà chen vào.

Làm gì có thằng nào xét lương hàng tháng đâu anh. Đầu năm xây dựng kế hoạch cả năm, chỉ tiêu, kpi. Mid-yead làm cái review nhẹ, cuối năm full year review chấm điểm xong năm sau mới tăng lương chứ. Các tình huống ad-hoc thì xử lý tức thì rồi.

Sent from HUAWEI HMA-L29 using vozFApp
 
18 củ đấy các bạn.
18 củ đấy, lên tivi mà nhận.
8JgyqcC.gif
 
Chúc mừng lương cao nhất theo thâm niên giáo viên THCS đã sấp sỉ bằng lương kỹ sư IT mới ra trường 2 năm :big_smile::big_smile: Nhìn bạn bè cùng ra trường 2 năm lương bọn nó đã gấp đôi mình đã đủ trầm cảm rồi,đằng này phải công tác 2-30 năm mới bằng đứa mới ra trường 2 năm thì ... Lại còn là "Có thể"
 
Bản thân cái thâm niên nó là đóng góp bằng số năm công tác đấy. Giáo viên già cũng từng là người trẻ, và bất cứ ai, ngành nghề nào cũng muốn thu nhập của mình tăng lên theo thời gian cả. Hay là anh muốn giáo viên lớn tuổi không được lương cao hơn giáo viên trẻ? Thế thì làm vài năm nghỉ cmn luôn chứ làm làm gì? Ý kiến dị hợm vãi.
Thâm niên cần được tính toán và đãi ngộ. Tôi không phản đối cái "phụ cấp thâm niên".

Nhưng khoản lương chính thì theo vị trí, đóng góp.

Còn xét không nâng cấp bản thân lên được để có mức thu nhập tốt hơn thì 1 là chấp nhận khung lương đó cả đời, 1 là nghỉ như anh nói. Chịu thôi.


Làm gì có thằng nào xét lương hàng tháng đâu anh. Đầu năm xây dựng kế hoạch cả năm, chỉ tiêu, kpi. Mid-yead làm cái review nhẹ, cuối năm full year review chấm điểm xong năm sau mới tăng lương chứ. Các tình huống ad-hoc thì xử lý tức thì rồi.

Sent from HUAWEI HMA-L29 using vozFApp
Các cơ quan có xét thu nhập tăng thêm ngoài lương hệ số thì chuyện họp hội đồng xét hàng tháng là bình thường. Các trường hợp khen thưởng - kỷ luật ảnh hưởng đến khoản thu nhập này sẽ được đưa ra và áp vào, cho ra mức thu nhập tăng thêm cuối. Nó là bình thường, tôi không nói là tất cả các nơi, chứ như anh nói tuyệt đối không có là không đúng.
 
Hệ thống lương y như cũ. Vẫn kiểu sống lâu lên lão làng. Đám trẻ dù cố gắng cỡ nào, đóng góp cỡ nào thì vẫn lương thấp hơn 1 anh nhớn nhớn làm việc lèo tèo qua ngày đoạn tháng.

Mấy em trẻ mới ra trường ít năm hệ số 2.34, không phụ cấp thâm niên, không phụ cấp chức vụ thì lương nhiêu? Cái tuổi cần thu nhập cao để lo cho gia đình con cái, cưới vợ cưới chồng, mua nhà mua xe thì lương thấp tỉn.

Cần bỏ cái kiểu thang bậc này. Chuyển sang hệ thống trả lương theo mức độ đóng góp.
thế thì thành tư bản mất anh ơi, chúng ta là kinh tế thị trường định hướng XHCN mà
 
ở đâu tôi ko biết chứ GV toán cấp 3 Sì gòn con bạn tôi 94 đang dạy nó bảo thu nhập ổn định 14 15tr+, chưa cần dạy thêm ở nhà hay gì
nhà truyền thống nghề giáo, cũng ko thiếu tiền
nhưng nó bảo cũng đấu đá ghê lắm. Nó có thế gia đình nên cứ phè phỡn vậy dạy học trò thôi, với còn trẻ nên ko tham gia đấu đá tranh chấp gì.
có mẫu giáo là thấp thôi.
 
ở đâu tôi ko biết chứ GV toán cấp 3 Sì gòn con bạn tôi 94 đang dạy nó bảo thu nhập ổn định 14 15tr+, chưa cần dạy thêm ở nhà hay gì
nhà truyền thống nghề giáo, cũng ko thiếu tiền
nhưng nó bảo cũng đấu đá ghê lắm. Nó có thế gia đình nên cứ phè phỡn vậy dạy học trò thôi, với còn trẻ nên ko tham gia đấu đá tranh chấp gì.
có mẫu giáo là thấp thôi.

Cái bôi đậm quan trọng lắm, hồi xưa mẹ tôi xin chuyển từ huyện cách 80km về gần nhà (công tác hơn 30 năm trong huyện rồi) mà tạch chỉ vì 1 con bé có 1 bức thư của bộ gửi về chiếm slot. Tưởng như sắp về rồi, ai nghề lại thấy deny, sau tình cờ gặp chính con bé đấy nó kể mới biết vì sao bị tạch.
Chưa kể lại còn viên cấp 3 bộ môn chính, nói chung như vậy là ưu thế hơn nhiều các môn phụ rồi.
Còn câu chuyện mọi người hay nói trước đây là trường ko nhận giáo viên chính thức mà chỉ làm hợp đồng, khổ vcc, lương thấp đã đành mà phúc lợi méo có tý nào luôn.
Mà con bạn a ở thành phố nó cũng ưu thế hơn nhiều các tỉnh huyện thị rồi. Nhưng 14-15 củ nếu phải đi ở trọ TP thì cũng vất vả lắm, đèo thêm con cái thì cũng ối dồi ôi.
 
Việc tăng lương cơ sở thì mình ko bàn, chỉ bàn về hệ thống lương chính của phần lớn người hưởng lương theo ngân sách.
1. Trường hợp hiện nay: Hưởng lương theo hệ số hiện giờ sẽ sinh ra trường hợp làm lâu lên lão làng. Trường hợp này các bác đang chửi nhiều rồi nên cũng ko bàn.
2. Về cải cách tiền lương (đề án mấy năm gần đây) theo vị trí việc làm: thì lính vẫn lương thấp hơn sếp, nhưng sẽ có trường hợp lính làm lâu năm rồi lên sếp thì phải làm sao (VD: lính khởi đầu là 7tr, các năm sau cứ tăng 500k/3 năm và phó phòng khởi đầu là 8tr và mỗi năm tăng 600k/3 năm, sau khoãng 10 năm làm lính với mức lương 8,5tr thì khi lên phó phòng thì lấy mức 8tr hay mức 9,8tr)
3. Tăng lương cho người trẻ, người mới, thì cũng lặp lại trường hợp 2, là lên chức giảm lương.
4. Đánh giá dựa vào KPI là khả thi nhất nhưng người đưa KPI lại là sếp của cả cơ quan. Còn nếu để trung ương đưa ra KPI thì ko sát tình hình thực tế.
 
Bản thân cái thâm niên nó là đóng góp bằng số năm công tác đấy. Giáo viên già cũng từng là người trẻ, và bất cứ ai, ngành nghề nào cũng muốn thu nhập của mình tăng lên theo thời gian cả. Hay là anh muốn giáo viên lớn tuổi không được lương cao hơn giáo viên trẻ? Thế thì làm vài năm nghỉ cmn luôn chứ làm làm gì? Ý kiến dị hợm vãi.
A cứ đòi sống lâu mà lương cao + đóng góp nhiều thì chắc a làm nhà nước.
Cty t làm, nhân viên của t chả ai kém tuổi t, t vẫn lương cao nhất, đóng góp nhiều.
Còn nhiều thành phần tuổi nghề x2 so với t nhưng ý thức kém, năng lực kém, chuyên môn kém thì đóng góp được cái gì ở đây
 
Cập nhật thêm vô từ điển:
"Có thể lên tới trên": là cách nói tắt của "có thể lên tới trên giấy".
haha. nay chính sách cho công nhân viên chức cũng dùng thuật ngữ của bên marketing à chài. sale up to xx % :LOL:)))))))))
 
Phần quan trọng nhất là "Chưa trả lương theo nghị quyết 27" thì lều báo không đề cập tới.
 
A cứ đòi sống lâu mà lương cao + đóng góp nhiều thì chắc a làm nhà nước.
Cty t làm, nhân viên của t chả ai kém tuổi t, t vẫn lương cao nhất, đóng góp nhiều.
Còn nhiều thành phần tuổi nghề x2 so với t nhưng ý thức kém, năng lực kém, chuyên môn kém thì đóng góp được cái gì ở đây
Theo mình nghĩ thì cũng do quy mô quản lý nữa. Với một quy mô quá lớn như nhà nước thì cách quản lý không cần quá chú trọng vào chuyên môn nhân viên, chỉ cần ở mức trung bình khá, làm được việc là được. Và tập trung chính sách cho nhóm này thôi. Còn một bộ phận giỏi vượt bậc thì lại không đi làm giáo viên. Cào bằng hết từ trung bình đến giỏi rồi trả lương theo hệ số. Còn với quy mô lớn như nhà nước thì vẫn sẽ gạn được một bộ phận tinh hoa đặc biệt xuất sắc để có chính sách riêng.
 
Các cơ quan có xét thu nhập tăng thêm ngoài lương hệ số thì chuyện họp hội đồng xét hàng tháng là bình thường. Các trường hợp khen thưởng - kỷ luật ảnh hưởng đến khoản thu nhập này sẽ được đưa ra và áp vào, cho ra mức thu nhập tăng thêm cuối. Nó là bình thường, tôi không nói là tất cả các nơi, chứ như anh nói tuyệt đối không có là không đúng.

Cái anh đang nói là tính thưởng hàng tháng cho nhân viên chứ. Tính thưởng thì tôi đồng ý là có thằng tính hàng tháng, cũng có thằng tính theo quí. Nhưng tôi thấy chả cần thiết phải lập cái hội đồng gì cả. Đã gọi là performance thì cứ bê công thức mà lắp vào, thằng nào đạt thì lấy lúa, đạt mức nào lãnh mức đó, chứ còn hội đồng bình bầu làm quái gì cho nhiễu nhương. Quan trọng là setup và deliver cái bộ kpi performance đó. Nghề giáo mà đánh giá cái này khó bỏ mẹ.

Sent from HUAWEI HMA-L29 using vozFApp
 
Cái anh đang nói là tính thưởng hàng tháng cho nhân viên chứ. Tính thưởng thì tôi đồng ý là có thằng tính hàng tháng, cũng có thằng tính theo quí. Nhưng tôi thấy chả cần thiết phải lập cái hội đồng gì cả. Đã gọi là performance thì cứ bê công thức mà lắp vào, thằng nào đạt thì lấy lúa, đạt mức nào lãnh mức đó, chứ còn hội đồng bình bầu làm quái gì cho nhiễu nhương. Quan trọng là setup và deliver cái bộ kpi performance đó. Nghề giáo mà đánh giá cái này khó bỏ mẹ.

Sent from HUAWEI HMA-L29 using vozFApp
Cái phen nói đến cả các công ty FMCG nó còn làm trầy trật đây. Tôi làm bên FMCG cũng 2 3 công ty và khoảng 6 năm thấy vậy.
Bộ KPI các công ty, cố lắm cũng chỉ đánh giá được 6 7 phần của năng lực thực tế; mà còn chưa đánh giá được hiệu quả / hậu quả trong trung hạn, dài hạn nữa. Chưa kể đến càng nhiều tiêu chí thì KPI càng kém chính xác, chu kì KPI càng ngắn thì càng kém chính xác, vv...vv...

Set up KPI cần những người gạo cội, có kinh nghiệm, có chuyên môn, và nhất là có tính khách quan. Vì bản chất KPI không bao giờ chuẩn hóa 100% được, đẹp đến mấy cũng sót ít nhất 5-10-15%; thì lúc áp dụng sẽ xảy ra hiện tượng là phần tử 5-10-15% bị đánh sót kia sẽ la lối dữ dội nhất, dễ làm lung lay cả hệ thống sơ khởi... mà phen biết rồi đó, trong tập thể thì IQ tập thể = IQ của các cá thể thấp nhất;... nên cái gì mới và khó chút là bị đào thải ngay, dù trong dài hạn nó có ích.
 
A cứ đòi sống lâu mà lương cao + đóng góp nhiều thì chắc a làm nhà nước.
Cty t làm, nhân viên của t chả ai kém tuổi t, t vẫn lương cao nhất, đóng góp nhiều.
Còn nhiều thành phần tuổi nghề x2 so với t nhưng ý thức kém, năng lực kém, chuyên môn kém thì đóng góp được cái gì ở đây
Nếu anh điều hành doanh nghiệp mà không quan tâm tới những người đã gắn bó với công ty có thâm niên thì cứ vài năm anh sẽ lại tuyển một lớp mới vì chả có ai nó gắn bó với anh cả
 
Cái bôi đậm quan trọng lắm, hồi xưa mẹ tôi xin chuyển từ huyện cách 80km về gần nhà (công tác hơn 30 năm trong huyện rồi) mà tạch chỉ vì 1 con bé có 1 bức thư của bộ gửi về chiếm slot. Tưởng như sắp về rồi, ai nghề lại thấy deny, sau tình cờ gặp chính con bé đấy nó kể mới biết vì sao bị tạch.
Chưa kể lại còn viên cấp 3 bộ môn chính, nói chung như vậy là ưu thế hơn nhiều các môn phụ rồi.
Còn câu chuyện mọi người hay nói trước đây là trường ko nhận giáo viên chính thức mà chỉ làm hợp đồng, khổ vcc, lương thấp đã đành mà phúc lợi méo có tý nào luôn.
Mà con bạn a ở thành phố nó cũng ưu thế hơn nhiều các tỉnh huyện thị rồi. Nhưng 14-15 củ nếu phải đi ở trọ TP thì cũng vất vả lắm, đèo thêm con cái thì cũng ối dồi ôi.

uh ý tôi chỉ bảo là ở SG thì lương GV cấp 2 3 cũng ko đến nỗi quá thấp,
14 15 củ thì cũng là trung lưu, hơn nữa nó mới đi dạy có mấy năm
vk GV tà tà dạy đỡ áp lực như các bên ngân hàng, sale đồ, cũng ko tăng ca như công nhân
2 vk >30 củ thì đủ sống tại SG.

vk tôi đi làm lương cũng hơn có tí mà thấy ngày nào cũng mệt mỏi, về muộn.

còn lợi thế gia đình thì chịu thôi bác, cả nhà cùng làm giáo viên, có tiếng nói có uy tín, đỡ bị chèn ép đồ. Bởi nó đi dạy chỉ lo làm sao dạy cho tốt, học trò yêu quý. Lễ tết thì đi du lịch. Ko áp lực thu nhập hay vấn đề gì.
Đặc biệt nó ko dạy thêm nên học trò, phụ huynh càng thích. Nhiều người cứ làm trò để ép hs đi học thêm.
 
Cái anh đang nói là tính thưởng hàng tháng cho nhân viên chứ. Tính thưởng thì tôi đồng ý là có thằng tính hàng tháng, cũng có thằng tính theo quí. Nhưng tôi thấy chả cần thiết phải lập cái hội đồng gì cả. Đã gọi là performance thì cứ bê công thức mà lắp vào, thằng nào đạt thì lấy lúa, đạt mức nào lãnh mức đó, chứ còn hội đồng bình bầu làm quái gì cho nhiễu nhương. Quan trọng là setup và deliver cái bộ kpi performance đó. Nghề giáo mà đánh giá cái này khó bỏ mẹ.

Sent from HUAWEI HMA-L29 using vozFApp
Cái phen nói đến cả các công ty FMCG nó còn làm trầy trật đây. Tôi làm bên FMCG cũng 2 3 công ty và khoảng 6 năm thấy vậy.
Bộ KPI các công ty, cố lắm cũng chỉ đánh giá được 6 7 phần của năng lực thực tế; mà còn chưa đánh giá được hiệu quả / hậu quả trong trung hạn, dài hạn nữa. Chưa kể đến càng nhiều tiêu chí thì KPI càng kém chính xác, chu kì KPI càng ngắn thì càng kém chính xác, vv...vv...

Set up KPI cần những người gạo cội, có kinh nghiệm, có chuyên môn, và nhất là có tính khách quan. Vì bản chất KPI không bao giờ chuẩn hóa 100% được, đẹp đến mấy cũng sót ít nhất 5-10-15%; thì lúc áp dụng sẽ xảy ra hiện tượng là phần tử 5-10-15% bị đánh sót kia sẽ la lối dữ dội nhất, dễ làm lung lay cả hệ thống sơ khởi... mà phen biết rồi đó, trong tập thể thì IQ tập thể = IQ của các cá thể thấp nhất;... nên cái gì mới và khó chút là bị đào thải ngay, dù trong dài hạn nó có ích.
Anh duy1124 nói hợp ý tôi đấy. Nếu tất cả thang đo đều được chuyển sang hệ thống khách quan thì cứ theo số liệu mà làm. Tôi cũng muốn khách quan hóa, loại bỏ dần các yếu tố chủ quan đi nhưng về hiện trạng mà nói

1. các tiêu chí chủ quan vẫn còn
2. Đâu đó muốn đề cao tiếng nói của các cấp lãnh đạo trong việc quyết định các công việc của cơ quan, kể cả vấn đề lương thưởng. Cứ số liệu mà táng thì cần gì các cốp họp hành nữa
3. Tập thể quyết định vẫn là tiếng nói mạnh, và nó mang yếu tố tập thể, khỏi mang tiếng cá nhân ai đó trù dập
4….

Thêm là tôi đang mô tả thực tế, chứ họp hành nhiều không phải là cái tôi muốn hướng đến. Trong thực trạng hiện nay, cải cách thì có thể làm gì đó nhưng lề thói làm việc thì cũng không thể thay đổi ngay đâu

Cái thu nhập này có nhiều cách gọi: thưởng, thu nhập tăng thêm,… nhưng một số nơi tôi biết sau khi kiểm toán nhà nước làm việc thì đều phải đổi lại cách gọi là “lương kỳ 2” hay “lương tăng thêm”. Bản chất nó là một phần của lương tháng. Còn thưởng thì dùng cho các dịp trọng đại hoặc khi cá nhân tập thể đạt thành tích nổi bật… Cách gọi thôi nhưng cách hiểu phổ biến là như thế.
 
Nói chung tất cả là do chương trình học chưa hợp lý,
Tôi đề xuất cải tiến từ chương trình học lại, từ đó thu nhập của giáo viên cũng đi lên thôi.
 
Back
Top