thắc mắc Tăng vốn đầu tư dự án - lợi ích như thế nào?

ChayhosoFVG

Member
Chào các thím, em đang nghiên cứu tài liệu về đầu tư dự án, có chỗ em chưa hiểu muốn nhờ các thím giảii thích thêm giúp em?
Trường hợp dự án đầu tư phải thuê đất, nhưng được miễn tiền thuê đất thì số tiền chủ đầu tư dự án tạm ứng trước ra để giải phóng mặt bằng sẽ được ghi thêm vào vốn đầu tư dự án. Vậy, vốn đầu tư dự án được tăng thêm so với đề xuất đầu tư ban đầu. Trong trường hợp này, em muốn hỏi các thím là việc Tăng vốn đầu tư của dự án là có lợi hay ko có lợi? Và lợi ích (nếu có) của việc tăng vốn đầu tư dự án là gì ạ?
Thank các thím đã đọc bài.
 
Chào các thím, em đang nghiên cứu tài liệu về đầu tư dự án, có chỗ em chưa hiểu muốn nhờ các thím giảii thích thêm giúp em?
Trường hợp dự án đầu tư phải thuê đất, nhưng được miễn tiền thuê đất thì số tiền chủ đầu tư dự án tạm ứng trước ra để giải phóng mặt bằng sẽ được ghi thêm vào vốn đầu tư dự án. Vậy, vốn đầu tư dự án được tăng thêm so với đề xuất đầu tư ban đầu. Trong trường hợp này, em muốn hỏi các thím là việc Tăng vốn đầu tư của dự án là có lợi hay ko có lợi? Và lợi ích (nếu có) của việc tăng vốn đầu tư dự án là gì ạ?
Thank các thím đã đọc bài.
Thông tin mập mờ quá không rõ ràng gì cả. Bác up cái tài liệu lên đây đi có khi dễ hiểu hơn, chứ theo lời kể thì bác không hiểu gì về cả quản lí tài chính dự án và luật liên quan đến đầu tư rồi
 
Thông tin mập mờ quá không rõ ràng gì cả. Bác up cái tài liệu lên đây đi có khi dễ hiểu hơn, chứ theo lời kể thì bác không hiểu gì về cả quản lí tài chính dự án và luật liên quan đến đầu tư rồi
Tài liệu thì e ko thể up được do tính riêng tư. Nhưng quy định về việc cho phép ghi tăng vốn đầu tư từ nguồn tạm ứng tiền GPMB thì thím có thể xem tại:
"Điểm b, Khoản 4, Điều 30 Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã quy định:

“b) Người được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai nếu tự nguyện ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì được ngân sách Nhà nước hoàn trả bằng hình thức trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp. Mức được trừ không vượt quá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp; số tiền còn lại (nếu có) được tính vào vốn đầu tư của dự án.

Trường hợp người được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nếu tự nguyện ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tính vào vốn đầu tư của dự án”.

Nhưng e chỉ thắc mắc là nếu tính tiền này vào vốn đầu tư của dự án thì tổng vốn đầu tư dự án sẽ tăng lên. Vậy việc tăng lên này có lợi hay hại cho nhà đầu tư (ví dụ: yêu cầu bảo lãnh tài chính đối với khoản vay cao hơn, thuế đóng nhiều hơn,... Hay được lợi như kéo dài thời gian miễn thuế, hưởng thêm một số ưu đãi khác,...) Mong các thím giải thích cho e hiểu.
 
Nhưng e chỉ thắc mắc là nếu tính tiền này vào vốn đầu tư của dự án thì tổng vốn đầu tư dự án sẽ tăng lên. Vậy việc tăng lên này có lợi hay hại cho nhà đầu tư (ví dụ: yêu cầu bảo lãnh tài chính đối với khoản vay cao hơn, thuế đóng nhiều hơn,... Hay được lợi như kéo dài thời gian miễn thuế, hưởng thêm một số ưu đãi khác,...) Mong các thím giải thích cho e hiểu.
Muốn xem có lợi hay không phải quay lại xem xét dự án kế hoạch ban đầu đã cover chi phí đền bù trong lúc lập kế hoạch tài chính chưa?, đây là xét về mặt phân tích tài chính. Còn về mặt luật định thì bạn có thể dựa vào việc tăng vốn dự án để kéo dài các điều khoản có lợi trong thỏa thuận với chính quyền nhưng chỉ có 1 số cái liên quan trực tiếp đến vốn dự án có nêu rõ trong hợp đồng. Còn việc ưu đãi thuế thì vẫn sẽ được nếu ô dù còn, không sẽ rất dễ bị sờ gáy nếu kéo dài hơn thời gian quy định lúc đầu. Còn "yêu cầu bảo lãnh tài chính đối với khoản vay cao hơn" thì phải xem hợp tác từ phía ngân hàng nữa, bạn có thể yêu cầu chính quyền tăng mức bảo lãnh nhưng phía bên kia có hợp tác hay không là chuyện khác
 
Tài liệu thì e ko thể up được do tính riêng tư. Nhưng quy định về việc cho phép ghi tăng vốn đầu tư từ nguồn tạm ứng tiền GPMB thì thím có thể xem tại:
"Điểm b, Khoản 4, Điều 30 Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã quy định:

“b) Người được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai nếu tự nguyện ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì được ngân sách Nhà nước hoàn trả bằng hình thức trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp. Mức được trừ không vượt quá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp; số tiền còn lại (nếu có) được tính vào vốn đầu tư của dự án.

Trường hợp người được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nếu tự nguyện ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tính vào vốn đầu tư của dự án”.

Nhưng e chỉ thắc mắc là nếu tính tiền này vào vốn đầu tư của dự án thì tổng vốn đầu tư dự án sẽ tăng lên. Vậy việc tăng lên này có lợi hay hại cho nhà đầu tư (ví dụ: yêu cầu bảo lãnh tài chính đối với khoản vay cao hơn, thuế đóng nhiều hơn,... Hay được lợi như kéo dài thời gian miễn thuế, hưởng thêm một số ưu đãi khác,...) Mong các thím giải thích cho e hiểu.
Theo nghị định 44/2014/NĐ-CP có yêu cầu về vốn chủ thực hiện dự án không thấp hơn 20% đối với dự án <20ha và không thấp hơn 15% với dự án >20ha. Khi Tổng mức đầu tư tăng đồng nghĩa với vốn chủ phải đủ lớn để đáp ứng yêu cầu, trong trường hợp NĐT không đáp ứng yêu cầu về vốn chủ, NĐT phải tăng vốn và cam kết cấp tín dụng của ngân hàng cho NĐT để thực hiện dự án cũng phải lớn hơn.
Đối với ưu đãi về thuế, tùy vào chính sách của nhà nước nói chung và chính sách ưu đãi đầu tư của từng tỉnh nói riêng, cơ quan Thuế sẽ thẩm định và đưa ra mức ưu đãi (Mình nhớ không nhầm thì ưu đãi về thuế không căn cứ vào TMĐT, trừ lĩnh vực sản xuất, bạn có thể đọc lại các văn bản hướng dẫn của bộ Tài chính và áp dụng nhé).
 
Theo nghị định 44/2014/NĐ-CP có yêu cầu về vốn chủ thực hiện dự án không thấp hơn 20% đối với dự án <20ha và không thấp hơn 15% với dự án >20ha. Khi Tổng mức đầu tư tăng đồng nghĩa với vốn chủ phải đủ lớn để đáp ứng yêu cầu, trong trường hợp NĐT không đáp ứng yêu cầu về vốn chủ, NĐT phải tăng vốn và cam kết cấp tín dụng của ngân hàng cho NĐT để thực hiện dự án cũng phải lớn hơn.
Đối với ưu đãi về thuế, tùy vào chính sách của nhà nước nói chung và chính sách ưu đãi đầu tư của từng tỉnh nói riêng, cơ quan Thuế sẽ thẩm định và đưa ra mức ưu đãi (Mình nhớ không nhầm thì ưu đãi về thuế không căn cứ vào TMĐT, trừ lĩnh vực sản xuất, bạn có thể đọc lại các văn bản hướng dẫn của bộ Tài chính và áp dụng nhé).
Cảm ơn thím, như vậy có thể hiểu nôm na là nếu tổng mức đầu tư tăng thêm thì nhà đầu tư sẽ vất vả hơn trong việc đảm bảo phần vốn chủ sở hữu để đáp ứng điều kiện thực hiện dự án. Tuy nhiên, nếu dự trù phần chi phí GPMB vào trong tổng mức từ trước rồi thì phần tăng tổng mức do cộng thêm chi phí GPMB là ko đáng kể.
 
Chào các thím, em đang nghiên cứu tài liệu về đầu tư dự án, có chỗ em chưa hiểu muốn nhờ các thím giảii thích thêm giúp em?
Trường hợp dự án đầu tư phải thuê đất, nhưng được miễn tiền thuê đất thì số tiền chủ đầu tư dự án tạm ứng trước ra để giải phóng mặt bằng sẽ được ghi thêm vào vốn đầu tư dự án. Vậy, vốn đầu tư dự án được tăng thêm so với đề xuất đầu tư ban đầu. Trong trường hợp này, em muốn hỏi các thím là việc Tăng vốn đầu tư của dự án là có lợi hay ko có lợi? Và lợi ích (nếu có) của việc tăng vốn đầu tư dự án là gì ạ?
Thank các thím đã đọc bài.
Thím hiểu bị ngược rồi. Quy định này là về giảm trừ Tổng mức đầu tư (TMĐT) của dự án thì đúng hơn.
Một dự án sẽ có các hạng mục đầu tư, trong đó có Chi phí giải phóng mặt bằng. Trường hợp được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định kia thì chi phí GPMB sẽ được giảm trừ tương ứng với phần tiền thuê đất được miễn giảm.
Giá trị còn lại của hạng mục Chi phí GPMB sẽ được tính vào TMĐT, nhưng chắc là chỉ để xác định khi quyết toán dự án.
 
Back
Top