đánh giá Tập tành viết review film: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh.

Nosm Ng

Junior Member
“Nắng mưa là chuyện của trời
Tương tư là chuyện của tôi yêu nàng”
Với ngòi bút giản dị và trẻ thơ, Nguyễn Nhật Ánh đã phác họa làng quê Việt Nam một cách đầy chất phác, hoài niệm. Tác phẩm không chỉ là lá thư tình đến tuổi thơ, mà còn là lần đầu tiên Nguyễn Nhật Ánh khai thác “cái ác” bên trong con người, sự đố kị, ghen ghét của cá nhân. Tác phẩm đã bán được 300.000 bản và nhận được sự khen ngợi từ độc giả trên toàn quốc. Vậy bản chuyển thể thành phim năm 2015 của đạo diễn Victor Vũ có sánh ngang với tiểu thuyết gốc? Hay những lời khen có cánh của giới mộ điệu và khán giả đều bị thổi phồng và không phản ánh rõ chất lượng của sản phẩm? Hôm nay, mình đã dành 1 tiếng rưỡi để xem và phải nói mình đã vô cùng thất vọng.
“After an act of violence leaves his brother Tuong paralyzed, Thieu discovers the true meaning of brotherhood.”
Tuy vậy, trước khi nói về những điểm mà phim làm rất tệ, mình cũng phải dành lời khen đến đạo diễn Victor Vũ và cinematographer Nguyễn K’Linh khi đã mang sự phóng khoáng của điện ảnh phương tây về Việt Nam. Những thước phim đẹp đến mê hồn, tràn ngập sắc xanh của cỏ cùng với đó là những cú pan, cú crane rất nghệ. Những cú chuyển cảnh dù đơn giản nhưng vô cùng mượt mà, làm mình liên tưởng đến những hiệu ứng fade in, fade out vô cùng đáng nhớ của Bố Già. Phim cũng dùng kĩ xảo một cách thuyết phục. Ở cảnh thằng Thiều lặn lội ngoài mưa tìm cóc cho Tường, những khung nền đằng sau đều là kĩ xảo cả. Những diễn viên nhí đều làm tròn vai của mình. Đó không phải là những vai diễn xuất sắc, nhưng có thể tạm chấp nhận được. Phim cũng có những cảnh slow-motion (dù một số phân đoạn không cần thiết) vô cùng khó quên. Cảnh hoa vàng rơi xuống rạp xiếc, cảnh thằng Thiều chạy dưới trời mưa… đều là những nét chấm phá đặc sắc cho phim. Tuy nhiên, mình vẫn mong cinematographer có thể làm phim ngập trong sắc xanh, sắc vàng hơn nữa bởi phim vẫn có những mảng màu trắng trông lạc lõng giữa những thước phim đầy màu sắc. Và đó là những điểm khen mình dành cho phim.
Xem phim, mình có cảm tưởng như đây là tổng hợp những phân đoạn hay nhất của truyện. Nhân vật cứ đi từ điểm A đến B mà không có mục đích. Cảm xúc nhân vật thì sáo rỗng, vô hồn. Có thể đó là do kịch bản vô cùng rác rưởi và thảm hại hoặc con mắt thiếu tinh tế của Victor Vũ. Tại sao các nhà biên kịch của phim (trong đó có Victor Vũ) không giữ nguyên mạch truyện ban đầu mà cứ phải đảo lộn cho vừa ý mình mới thôi?
Ngay từ cảnh đầu ta có thể thấy vấn đề về tông phim: Từ phân đoạn vô cùng gay cấn và gợi sự tò mò là Thiều và bố dẫn Tường ra gặp bác sĩ sau khi bị chấn thương cột sống thì đã đột ngột chuyển sang khúc nhạc du dương của Ái Phương.
Nếu cái đặc sắc nhất của tiểu thuyết gốc là những nhân vật đáng nhớ, khó phai thì giờ đây phim giới thiệu, phát triển nhân vật thiếu chiều sâu, nhạt nhòa. Lấy ví dụ, tiểu thuyết gốc mở đầu bằng một đoạn nói về hoa tay. Nó giới thiệu cho ta về nhân vật Tiều, chú Đàn và tâm tư đầy ngây thơ của nhân vật chính. Đoạn mở đầu phim thì sao? Sau opening montage, ta được “giới thiệu” với hai đứa trẻ. Thằng Tường đang ngắm hoa thì Thiều quyết định rủ thằng em chơi ném đá (đây là một phân đoạn hồi tưởng trong tiểu thuyết gốc). Cái sai ở đây là gì? Đoạn mở đầu phim cho thấy hai nhân vật chính là những đứa trẻ vô cùng tinh nghịch, ham vui, đồng thời thể hiện phần nào sự khắc nghiệt của gia đình nhân vật chính. Nhưng nó thiếu đi chiều sâu so với tiểu thuyết gốc. Cảnh hoa tay ở tiểu thuyết gốc cho thấy suy nghĩ ngây thơ của Tường về tình yêu đồng thời thiết lập mối quan hệ giữa Thiều và con bé Mận.
Điều làm mình khó chịu nhất chính là những vấn đề trên đã có thể khắc phục nếu phim vẫn dính với nguyên tác và Victor Vũ đã học tập theo bộ phim The 400 Blows. Nếu không biết truyền tải cảm xúc nhân vật qua ngôn ngữ điện ảnh, thì tại sao không thêm voiceover giống "Shawshank redemption"? Với những gì học được từ bên Mĩ, mình khó có thể tin nổi đây là tất cả những gì Victor Vũ và đội biên kịch có thể làm được.
Phim có nhiều cái dở quá nên mình xin tạm dừng ở đây. Thú thật mình không nghĩ “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” nên được chuyển thể lên màn ảnh. Lấy ví dụ như Mận, Nhi, hai cô bé được miêu tả trong sách khiến người đọc mường tượng tới những thiếu nữ xinh đẹp, nhưng khi lên phim, cái chúng ta tưởng tượng khi đọc sách lại mất đi hoàn toàn. Đoạn cuối của truyện lên phim cũng trông thật buồn cười, hụt hẫng và thiếu liên kết. Nhưng nếu bạn là fan cứng của Nguyễn Nhật Ánh, hãy xem bộ phim này và tự hình thành ý kiến riêng của bản thân. Còn đối với mình, "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" là một bản chuyển thể tẻ nhạt, thậm tệ của cuốn tiểu thuyết gốc, nó đã được đánh giá quá cao, để rồi khi trải nghiệm xong bộ phim, thứ mình cảm thấy chỉ là hụt hẫng và thất vọng.
-Đã sẵn sàng ăn gạch đá-
 
“Nắng mưa là chuyện của trời
Tương tư là chuyện của tôi yêu nàng”
Với ngòi bút giản dị và trẻ thơ, Nguyễn Nhật Ánh đã phác họa làng quê Việt Nam một cách đầy chất phác, hoài niệm. Tác phẩm không chỉ là lá thư tình đến tuổi thơ, mà còn là lần đầu tiên Nguyễn Nhật Ánh khai thác “cái ác” bên trong con người, sự đố kị, ghen ghét của cá nhân. Tác phẩm đã bán được 300.000 bản và nhận được sự khen ngợi từ độc giả trên toàn quốc. Vậy bản chuyển thể thành phim năm 2015 của đạo diễn Victor Vũ có sánh ngang với tiểu thuyết gốc? Hay những lời khen có cánh của giới mộ điệu và khán giả đều bị thổi phồng và không phản ánh rõ chất lượng của sản phẩm? Hôm nay, mình đã dành 1 tiếng rưỡi để xem và phải nói mình đã vô cùng thất vọng.
“After an act of violence leaves his brother Tuong paralyzed, Thieu discovers the true meaning of brotherhood.”
Tuy vậy, trước khi nói về những điểm mà phim làm rất tệ, mình cũng phải dành lời khen đến đạo diễn Victor Vũ và cinematographer Nguyễn K’Linh khi đã mang sự phóng khoáng của điện ảnh phương tây về Việt Nam. Những thước phim đẹp đến mê hồn, tràn ngập sắc xanh của cỏ cùng với đó là những cú pan, cú crane rất nghệ. Những cú chuyển cảnh dù đơn giản nhưng vô cùng mượt mà, làm mình liên tưởng đến những hiệu ứng fade in, fade out vô cùng đáng nhớ của Bố Già. Phim cũng dùng kĩ xảo một cách thuyết phục. Ở cảnh thằng Thiều lặn lội ngoài mưa tìm cóc cho Tường, những khung nền đằng sau đều là kĩ xảo cả. Những diễn viên nhí đều làm tròn vai của mình. Đó không phải là những vai diễn xuất sắc, nhưng có thể tạm chấp nhận được. Phim cũng có những cảnh slow-motion (dù một số phân đoạn không cần thiết) vô cùng khó quên. Cảnh hoa vàng rơi xuống rạp xiếc, cảnh thằng Thiều chạy dưới trời mưa… đều là những nét chấm phá đặc sắc cho phim. Tuy nhiên, mình vẫn mong cinematographer có thể làm phim ngập trong sắc xanh, sắc vàng hơn nữa bởi phim vẫn có những mảng màu trắng trông lạc lõng giữa những thước phim đầy màu sắc. Và đó là những điểm khen mình dành cho phim.
Xem phim, mình có cảm tưởng như đây là tổng hợp những phân đoạn hay nhất của truyện. Nhân vật cứ đi từ điểm A đến B mà không có mục đích. Cảm xúc nhân vật thì sáo rỗng, vô hồn. Có thể đó là do kịch bản vô cùng rác rưởi và thảm hại hoặc con mắt thiếu tinh tế của Victor Vũ. Tại sao các nhà biên kịch của phim (trong đó có Victor Vũ) không giữ nguyên mạch truyện ban đầu mà cứ phải đảo lộn cho vừa ý mình mới thôi?
Ngay từ cảnh đầu ta có thể thấy vấn đề về tông phim: Từ phân đoạn vô cùng gay cấn và gợi sự tò mò là Thiều và bố dẫn Tường ra gặp bác sĩ sau khi bị chấn thương cột sống thì đã đột ngột chuyển sang khúc nhạc du dương của Ái Phương.
Nếu cái đặc sắc nhất của tiểu thuyết gốc là những nhân vật đáng nhớ, khó phai thì giờ đây phim giới thiệu, phát triển nhân vật thiếu chiều sâu, nhạt nhòa. Lấy ví dụ, tiểu thuyết gốc mở đầu bằng một đoạn nói về hoa tay. Nó giới thiệu cho ta về nhân vật Tiều, chú Đàn và tâm tư đầy ngây thơ của nhân vật chính. Đoạn mở đầu phim thì sao? Sau opening montage, ta được “giới thiệu” với hai đứa trẻ. Thằng Tường đang ngắm hoa thì Thiều quyết định rủ thằng em chơi ném đá (đây là một phân đoạn hồi tưởng trong tiểu thuyết gốc). Cái sai ở đây là gì? Đoạn mở đầu phim cho thấy hai nhân vật chính là những đứa trẻ vô cùng tinh nghịch, ham vui, đồng thời thể hiện phần nào sự khắc nghiệt của gia đình nhân vật chính. Nhưng nó thiếu đi chiều sâu so với tiểu thuyết gốc. Cảnh hoa tay ở tiểu thuyết gốc cho thấy suy nghĩ ngây thơ của Tường về tình yêu đồng thời thiết lập mối quan hệ giữa Thiều và con bé Mận.
Điều làm mình khó chịu nhất chính là những vấn đề trên đã có thể khắc phục nếu phim vẫn dính với nguyên tác và Victor Vũ đã học tập theo bộ phim The 400 Blows. Nếu không biết truyền tải cảm xúc nhân vật qua ngôn ngữ điện ảnh, thì tại sao không thêm voiceover giống "Shawshank redemption"? Với những gì học được từ bên Mĩ, mình khó có thể tin nổi đây là tất cả những gì Victor Vũ và đội biên kịch có thể làm được.
Phim có nhiều cái dở quá nên mình xin tạm dừng ở đây. Thú thật mình không nghĩ “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” nên được chuyển thể lên màn ảnh. Lấy ví dụ như Mận, Nhi, hai cô bé được miêu tả trong sách khiến người đọc mường tượng tới những thiếu nữ xinh đẹp, nhưng khi lên phim, cái chúng ta tưởng tượng khi đọc sách lại mất đi hoàn toàn. Đoạn cuối của truyện lên phim cũng trông thật buồn cười, hụt hẫng và thiếu liên kết. Nhưng nếu bạn là fan cứng của Nguyễn Nhật Ánh, hãy xem bộ phim này và tự hình thành ý kiến riêng của bản thân. Còn đối với mình, "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" là một bản chuyển thể tẻ nhạt, thậm tệ của cuốn tiểu thuyết gốc, nó đã được đánh giá quá cao, để rồi khi trải nghiệm xong bộ phim, thứ mình cảm thấy chỉ là hụt hẫng và thất vọng.
-Đã sẵn sàng ăn gạch đá-

Nên có ảnh minh hoạ.

Ngắn câu ngắn đoạn hợp lý chút.

Review vầy thì voz kéo xuống rồi chốt 1 câu bạn viết cc gì thế. Chứ ai thèm đọc
lFVQ8v4.png
 
  • Bạn viết review thì nên chèn thêm vài ba bức ảnh trong phim vào sẽ sinh động hơn.
  • Nên viết có gạch đầu dòng và ngắn hơn 4 50% sẽ giúp mọi người chú tâm đọc hơn. Chứ dài vậy mọi người đa phần chỉ lướt qua rồi bỏ qua thôi.
 
  • Bạn viết review thì nên chèn thêm vài ba bức ảnh trong phim vào sẽ sinh động hơn.
  • Nên viết có gạch đầu dòng và ngắn hơn 4 50% sẽ giúp mọi người chú tâm đọc hơn. Chứ dài vậy mọi người đa phần chỉ lướt qua rồi bỏ qua thôi.
cảm ơn fen đã góp ý
 
“Nắng mưa là chuyện của trời
Tương tư là chuyện của tôi yêu nàng”
Với ngòi bút giản dị và trẻ thơ, Nguyễn Nhật Ánh đã phác họa làng quê Việt Nam một cách đầy chất phác, hoài niệm. Tác phẩm không chỉ là lá thư tình đến tuổi thơ, mà còn là lần đầu tiên Nguyễn Nhật Ánh khai thác “cái ác” bên trong con người, sự đố kị, ghen ghét của cá nhân. Tác phẩm đã bán được 300.000 bản và nhận được sự khen ngợi từ độc giả trên toàn quốc. Vậy bản chuyển thể thành phim năm 2015 của đạo diễn Victor Vũ có sánh ngang với tiểu thuyết gốc? Hay những lời khen có cánh của giới mộ điệu và khán giả đều bị thổi phồng và không phản ánh rõ chất lượng của sản phẩm? Hôm nay, mình đã dành 1 tiếng rưỡi để xem và phải nói mình đã vô cùng thất vọng.
“After an act of violence leaves his brother Tuong paralyzed, Thieu discovers the true meaning of brotherhood.”
Tuy vậy, trước khi nói về những điểm mà phim làm rất tệ, mình cũng phải dành lời khen đến đạo diễn Victor Vũ và cinematographer Nguyễn K’Linh khi đã mang sự phóng khoáng của điện ảnh phương tây về Việt Nam. Những thước phim đẹp đến mê hồn, tràn ngập sắc xanh của cỏ cùng với đó là những cú pan, cú crane rất nghệ. Những cú chuyển cảnh dù đơn giản nhưng vô cùng mượt mà, làm mình liên tưởng đến những hiệu ứng fade in, fade out vô cùng đáng nhớ của Bố Già. Phim cũng dùng kĩ xảo một cách thuyết phục. Ở cảnh thằng Thiều lặn lội ngoài mưa tìm cóc cho Tường, những khung nền đằng sau đều là kĩ xảo cả. Những diễn viên nhí đều làm tròn vai của mình. Đó không phải là những vai diễn xuất sắc, nhưng có thể tạm chấp nhận được. Phim cũng có những cảnh slow-motion (dù một số phân đoạn không cần thiết) vô cùng khó quên. Cảnh hoa vàng rơi xuống rạp xiếc, cảnh thằng Thiều chạy dưới trời mưa… đều là những nét chấm phá đặc sắc cho phim. Tuy nhiên, mình vẫn mong cinematographer có thể làm phim ngập trong sắc xanh, sắc vàng hơn nữa bởi phim vẫn có những mảng màu trắng trông lạc lõng giữa những thước phim đầy màu sắc. Và đó là những điểm khen mình dành cho phim.
Xem phim, mình có cảm tưởng như đây là tổng hợp những phân đoạn hay nhất của truyện. Nhân vật cứ đi từ điểm A đến B mà không có mục đích. Cảm xúc nhân vật thì sáo rỗng, vô hồn. Có thể đó là do kịch bản vô cùng rác rưởi và thảm hại hoặc con mắt thiếu tinh tế của Victor Vũ. Tại sao các nhà biên kịch của phim (trong đó có Victor Vũ) không giữ nguyên mạch truyện ban đầu mà cứ phải đảo lộn cho vừa ý mình mới thôi?
Ngay từ cảnh đầu ta có thể thấy vấn đề về tông phim: Từ phân đoạn vô cùng gay cấn và gợi sự tò mò là Thiều và bố dẫn Tường ra gặp bác sĩ sau khi bị chấn thương cột sống thì đã đột ngột chuyển sang khúc nhạc du dương của Ái Phương.
Nếu cái đặc sắc nhất của tiểu thuyết gốc là những nhân vật đáng nhớ, khó phai thì giờ đây phim giới thiệu, phát triển nhân vật thiếu chiều sâu, nhạt nhòa. Lấy ví dụ, tiểu thuyết gốc mở đầu bằng một đoạn nói về hoa tay. Nó giới thiệu cho ta về nhân vật Tiều, chú Đàn và tâm tư đầy ngây thơ của nhân vật chính. Đoạn mở đầu phim thì sao? Sau opening montage, ta được “giới thiệu” với hai đứa trẻ. Thằng Tường đang ngắm hoa thì Thiều quyết định rủ thằng em chơi ném đá (đây là một phân đoạn hồi tưởng trong tiểu thuyết gốc). Cái sai ở đây là gì? Đoạn mở đầu phim cho thấy hai nhân vật chính là những đứa trẻ vô cùng tinh nghịch, ham vui, đồng thời thể hiện phần nào sự khắc nghiệt của gia đình nhân vật chính. Nhưng nó thiếu đi chiều sâu so với tiểu thuyết gốc. Cảnh hoa tay ở tiểu thuyết gốc cho thấy suy nghĩ ngây thơ của Tường về tình yêu đồng thời thiết lập mối quan hệ giữa Thiều và con bé Mận.
Điều làm mình khó chịu nhất chính là những vấn đề trên đã có thể khắc phục nếu phim vẫn dính với nguyên tác và Victor Vũ đã học tập theo bộ phim The 400 Blows. Nếu không biết truyền tải cảm xúc nhân vật qua ngôn ngữ điện ảnh, thì tại sao không thêm voiceover giống "Shawshank redemption"? Với những gì học được từ bên Mĩ, mình khó có thể tin nổi đây là tất cả những gì Victor Vũ và đội biên kịch có thể làm được.
Phim có nhiều cái dở quá nên mình xin tạm dừng ở đây. Thú thật mình không nghĩ “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” nên được chuyển thể lên màn ảnh. Lấy ví dụ như Mận, Nhi, hai cô bé được miêu tả trong sách khiến người đọc mường tượng tới những thiếu nữ xinh đẹp, nhưng khi lên phim, cái chúng ta tưởng tượng khi đọc sách lại mất đi hoàn toàn. Đoạn cuối của truyện lên phim cũng trông thật buồn cười, hụt hẫng và thiếu liên kết. Nhưng nếu bạn là fan cứng của Nguyễn Nhật Ánh, hãy xem bộ phim này và tự hình thành ý kiến riêng của bản thân. Còn đối với mình, "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" là một bản chuyển thể tẻ nhạt, thậm tệ của cuốn tiểu thuyết gốc, nó đã được đánh giá quá cao, để rồi khi trải nghiệm xong bộ phim, thứ mình cảm thấy chỉ là hụt hẫng và thất vọng.
-Đã sẵn sàng ăn gạch đá-
Mở con page/ blog đanh giá phim đi bác. Đọc nghe cuốn phết. :beauty:
 
phim này xem như coin card, xem xong không đọng lại được gì trong đầu, ai chưa đọc truyện như tôi chắc cũng k hiểu nó muốn nói về cái gì luôn. Cái truyện Trại Hoa Vàng hay phết cơ mà không kiếm đc dàn cast ổn mong các anh đừng làm phim nữa
osCpCsi.png
 
Back
Top