thảo luận Tất tần tật về Intel Gen 13 Raptor Lake - dòng chip tiếp theo của Intel

GeForce Experience

Junior Member

Raptor Lake được tiết lộ sẽ là dòng chip xử lý kế tiếp của Intel. Thực tế, thông tin về con chip thế hệ 13 này đã xuất hiện từ lâu ngay trước khi phát hành chip Alder Lake. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về dòng chip này nhé!​


Tất tần tật về Intel Gen 13 Raptor Lake


Tất tần tật về Intel Gen 13 Raptor Lake

1. Thông số kĩ thuật​

Raptor Lake sẽ là bộ vi xử lý thế hệ thứ 13 của Intel. Về cơ bản, chúng sẽ là phần tiếp theo của các CPU Alder Lake đang thống trị các bảng xếp hạng hiệu suất. Các CPU Raptor Lake được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu suất mạnh mẽ hơn với thiết kế 10nm nâng cao.

Những bằng chứng đầu tiên về CPU Raptor Lake thế hệ thứ 13 của Intel đã bắt đầu bị rò rỉ từ tháng 3 năm 2021. Nhờ đó, chúng ta được biết thêm một số thông tin CPU Raptor Lake của Intel. Các nhà sản xuất CPU có xu hướng lập kế hoạch và đi trước các chu kỳ ra mắt, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi thấy các tài liệu về Raptor Lake xuất hiện trước khi phát hành Alder Lake.

Một vài thông số về chip Intel 13th-gen Raptor Lake


Một vài thông số về chip Intel 13th-gen Raptor Lake

Theo thông tin rò rỉ, chip Raptor Lake sẽ có 24 lõi và 32 luồng, 8 lõi Hiệu suất (P) và 16 lõi Hiệu quả (E). Một thông tin đáng chú ý khác cho thấy Raptor Lake không hỗ trợ AVX-512. Điều này không gây ngạc nhiên lớn khi Alder Lake cũng không hỗ trợ AVX-512.

2. Socket CPU​

CPU Raptor Lake thế hệ thứ 13 của Intel sẽ sử dụng cùng socket CPU LGA1700 đã sử dụng với chip Alder Lake. Điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ có thể sở hữu các bo mạch chủ LGA1700 và bộ làm mát CPU hiện có. Hiện không có tin đồn hoặc rò rỉ nào cho thấy kế hoạch của Intel sẽ giữ lại socket LGA1700 cho bộ vi xử lý Core thế hệ thứ 14.

Ổ cắm LGA1700 có tên mã "15R1", về mặt vật lý lớn hơn ổ cắm LGA1200. Ổ cắm mới có nhiều chân hơn để hỗ trợ các tính năng mới bao gồm bộ nhớ DDR5 và PCIe 5.0.

3. Nút xử lý CPU​

Cũng giống như Alder Lake, chip Raptor Lake thế hệ thứ 13 của Intel cũng sẽ sử dụng quy trình 10nm SuperFin được gọi là Intel 7. Tuy nhiên, có vẻ như Raptor Lake sẽ chip cuối sử dụng 10nm trước khi công ty chuyển đổi sang Intel 4 tức là quy trình sản xuất EUV 7nm.

Thật ra, AMD đã chuyển sang kiến trúc Zen 2 7nm vào năm 2019, có nghĩa là Intel đã đi sau vài năm. AMD cũng đang trên đà phát hành dòng CPU máy tính để bàn Ryzen 7000 5nm vào cuối năm nay.

4. Ngày ra mắt​

Hiện tại, vẫn chưa có thông tin ra mắt về thời điểm ra mắt Raptor Lake nhưng có khả năng nó sẽ được lộ diện vào cuối năm 2022, cùng thời điểm với chip Ryzen 7000 Raphael Zen 4 của AMD.
https://www.thegioididong.com/game-...-intel-13th-gen-raptor-lake-dong-chip-1412036
 
Vậy là vẫn 2 đời đổi socket 1 lần à:shame:
Thôi truyền thống rồi, chấp nhận đê, kể cả AMD tuy không đổi socket nhưng vẫn có tác động nhẹ khiến người dùng nên đổi - chặn zen 3 trên 300 series board, suýt nữa thì chặn nốt 400 series. muốn dùng PCI 4.0 phải lên main 500 series. Thôi thì cứ xác định 1 đời main 2 đời chip cho nhẹ đầu
9oHZs5O.png
 
Thôi truyền thống rồi, chấp nhận đê, kể cả AMD tuy không đổi socket nhưng vẫn có tác động nhẹ khiến người dùng nên đổi - chặn zen 3 trên 300 series board, suýt nữa thì chặn nốt 400 series. muốn dùng PCI 4.0 phải lên main 500 series. Thôi thì cứ xác định 1 đời main 2 đời chip cho nhẹ đầu
9oHZs5O.png
Chứ dùng 1 main qua 3-4 đời thì hãng làm main lẫn làm chip lấy gì ăn :doubt: Thằng AMD vậy cũng nhân từ chán rồi :shame: Nó bóp từ từ chứ không bóp phát 1 như Intel :shame:
 
Chứ dùng 1 main qua 3-4 đời thì hãng làm main lẫn làm chip lấy gì ăn :doubt: Thằng AMD vậy cũng nhân từ chán rồi :shame: Nó bóp từ từ chứ không bóp phát 1 như Intel :shame:
Do AMD cửa dưới nên mới phải chiều người dùng thôi, chứ nó mà lấy chỗ của Intel thì người dùng cứ xác định bị ép cho ra bã, phải để hai thằng cạnh tranh nhau người dùng mới có đồ ngon ví dụ zen 2 năm 2019 và Alderlake năm 2021
 
đệt, xem trên wiki và trang intel.. tưởng đâu alder lake 7nm ko chứ.. hoá ra 10nm à

via theNEXTvoz for iPhone
anh là end user, 7 hay 10 thì quan trọng gì với anh, cái anh quan tâm là giá cả và hiệu năng chứ, và nó đang ngon vãi lol thì 7 hay 10 quan trọng cái gì :shame:
 
Tưởng mọi thứ trên đời này đều cần avx-512 chứ nhỉ
Thực tế là có thể nhưng để hiện thực hóa:
  • Tránh vấn đề gây ra bởi AVX512 như: giảm xung nhịp của toàn bộ nhân xử lý, quá nhiệt gây giảm hiệu năng sau thời gian boost, các lỗi xảy ra khi chạy AVX512 dài, tăng nhiệt độ của toàn hệ thống đồng thời fetch bộ nhớ liên tục gây ra các bit lỗi.
  • Cần phải code để nhận diện CPU có AVX/AVX2 hay AVX512 để chạy. Align lại bộ nhớ để đẩy vào các register. Thậm chí phải viết code assembly để tối ưu vì hiện nay các compiler vẫn chưa thể tối ưu được output code AVX2 chứ đừng nói đến AVX512 vốn là 1 đống mess. (AVX512 có quá nhiều extension, không phải CPU nào cũng support đủ).

Tóm lại: Intel tạo ra 1 thứ quảng cáo rất đẹp, nhưng chính họ lại gặp khó trong việc đem vào CPU của mình. Đến các nhà phát triển đến năm thứ 4 cũng chưa thật sự cảm thấy cần thiết cũng như gặp quá nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ. Thay vào đó, họ đẩy những việc đó cho GPU, chúng ta có quá nhiều công cụ như OpenCL, CUDA, DirectML, Vulkan Compute để hỗ trợ vector và tính toán với băng thông bộ nhớ tốt hơn nhiều cũng như khả năng tản nhiệt và tương thích tốt hơn nhiều.

Ngó sang Apple M1 series, thay vì hỗ trợ Scalable Vector Extension (SVE) với độ rộng tùy ý lên đến 2048 bit thì Apple dùng SIMD Engine đặt tên nó là Neural Engine. Một thứ đễ tiếp cận hơn, đơn giản hơn và mạnh mẽ hơn. Họ cần là hiệu quả và tiết kiệm điện. Hỗ trợ output ra trực tiếp bởi media engines giúp hiệu năng xử lý hình ảnh và videos vượt trội. Apple hiểu đối tượng họ phục vụ là ai, muốn gì, và cần gì.

Còn Intel thì đang gặp bối rối trong việc phục vụ hết số đông.
 
Tưởng mọi thứ trên đời này đều cần avx-512 chứ nhỉ
dòng toàn big core thì hỗ trợ AVX-512, còn có littile thì ko. AVX-512 hỗ trợ tập lệnh AI cho hiệu năng khá phết. Thấy đồn benchmark dòng INtel sapphire rapids cho hiệu năng AI bằng 1 nửa con GPU mạnh nhất của Nvidia.
GPU có năng lực xử lý mạnh nhưng truyền tải dữ liệu + độ trễ gây tắc nghẽn nặng. CPU cấp phát lệnh, dữ liệu cho GPU, rồi nhận lại kết quả từ GPU. Để hoàn thành 1 tác vụ dữ liệu di chuyển quá nhiều giữa CPU và GPU gấy tốn điện và chậm chạp xử lý.
 
dòng toàn big core thì hỗ trợ AVX-512, còn có littile thì ko. AVX-512 hỗ trợ tập lệnh AI cho hiệu năng khá phết. Thấy đồn benchmark dòng INtel sapphire rapids cho hiệu năng AI bằng 1 nửa con GPU mạnh nhất của Nvidia.
GPU có năng lực xử lý mạnh nhưng truyền tải dữ liệu + độ trễ gây tắc nghẽn nặng. CPU cấp phát lệnh, dữ liệu cho GPU, rồi nhận lại kết quả từ GPU. Để hoàn thành 1 tác vụ dữ liệu di chuyển quá nhiều giữa CPU và GPU gấy tốn điện và chậm chạp xử lý.
Hiệu năng quan trọng nhưng
  • Phần mềm và hệ sinh thái hỗ trợ.
  • Khả năng hỗ trợ passthrough giữa việc xử lý AI. Ví dụ như Decode Video Frame sang YUV/ARGB rồi vào Compute Engine để tính toán matrix vector. Việc copy-back gây ra độ trễ và alloc bộ nhớ double khiến giảm hiệu năng.

Về mảng AI training và inference thì nVidia đã phát triển tuyệt đỉnh rồi.
AMD để làm HPC còn nVidia thì có mảng AI. Intel chạy theo với CPU thì có vẻ không khả thi lắm đâu.
 
Back
Top