'Tay tiên' ở đỉnh đèo danh thắng quốc gia Ô Quy Hồ?

wlop_artist

Senior Member
Chị Thu Trang, một du khách trải nghiệm đỉnh đèo Ô Quy Hồ, rất ngạc nhiên vì công trình đang xây tại đây, vẫn còn nguyên màu xi măng. Dù chưa xây xong, công trình có vẻ là một điểm dừng chân với nhà xây và một "công trình nghệ thuật" hình một bàn tay có cổ tay áo thắt nơ. Cổ tay áo thắt nơ này giúp khẳng định đây không phải bàn tay Phật. "Làm ơn cho tôi xin một lý do để thấy những thứ này nó có vẻ hợp lý chút đi các anh chị ơi! Giữa đỉnh đèo Ô Quy Hồ, một trong tứ đại đỉnh đèo đẹp nhất, đáng tự hào nhất của đất nước mà bây giờ lem nhem như thế này sao?", chị Trang băn khoăn.

Trên thực tế, PV Thanh Niên ghi nhận việc có một công trình bàn tay như trên được xây dựng tại đỉnh đèo Ô Quy Hồ. Bà Hoàng Thị Vượng, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin TX.Sa Pa (Lào Cai), xác nhận công trình bàn tay thuộc địa phận tỉnh Lai Châu.

'Tay tiên' ở đỉnh đèo danh thắng quốc gia Ô Quy Hồ? - Ảnh 1.
Cổng chào và bàn tay được đánh giá không liên quan gì đến văn hóa bản địa cũng như cảnh quan tại đây

Th.S Phạm Thái Bình, giảng viên Khoa Điêu khắc - Nội thất (Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội), đánh giá đây là một sản phẩm trang trí phóng to chứ không phải là một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật. Nó không có nghiên cứu để sáng tác từ góc độ cảnh quan môi trường. Do đó, cảnh quan môi trường là điều bị ảnh hưởng nhất. "Sản phẩm trang trí bàn tay này dù đặt ở bất kỳ nơi đâu cũng phải đảm bảo sự hòa nhập với cảnh quan môi trường. Còn ở đây, sản phẩm này chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch tới đó sử dụng dịch vụ và chụp ảnh. Nó biến cảnh quan môi trường thành nền cho mình, lợi dụng môi trường để làm đẹp cho mình, kiếm lợi cho mình", ông Bình nói.

Về cổng chào, ông Bình đánh giá: "Cổng chào cho thấy ý định đánh dấu địa bàn rất rõ. Tuy nhiên, nó không có gì chung với sự phóng khoáng của không gian ở đây. Đó là sự đánh dấu bất chấp xấu, đẹp".

Kiến trúc sư Vương Đạo Hoàng (Công ty kiến trúc cảnh quan Mein Garten) đánh giá cả hình tượng bàn tay cũng như cổng chào đều không thể hiện sự liên quan đến văn hóa bản địa, bối cảnh thiên nhiên cũng như giá trị truyền thống của đèo Ô Quy Hồ.

Theo ông Phạm Thái Bình: "Ở đây, không thấy sự giám sát của nhà quản lý văn hóa, quản lý kiến trúc xây dựng địa phương. Nếu chỉ là một công trình kiến trúc để ở thì có thể không can thiệp. Nhưng đây là một điểm check-in cảnh quan thì phải được thẩm định ở các sở và các chuyên gia. Chưa kể Ô Quy Hồ lại còn là một danh thắng quốc gia nữa".

Từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước, ông Trần Mạnh Hùng, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Lai Châu, cho biết sẽ giao cơ quan chuyên môn xác minh cụ thể về công trình và có thông tin sau.
https://thanhnien.vn/tay-tien-o-dinh-deo-danh-thang-quoc-gia-o-quy-ho-185230327125349463.htm
"Tay "tiền'' '' :matrix:
 
hôm qua xem chương trình gì ở tv có câu hỏi đèo nào k phải trong tứ đại đỉnh đèo: hải vân, khau phạ, ô quy hồ, mã pí lèng. câu này chắc nhiều người cứ nghĩ hải vân là 1 trong tứ đại đỉnh đèo :D
 
hôm qua xem chương trình gì ở tv có câu hỏi đèo nào k phải trong tứ đại đỉnh đèo: hải vân, khau phạ, ô quy hồ, mã pí lèng. câu này chắc nhiều người cứ nghĩ hải vân là 1 trong tứ đại đỉnh đèo :D
thường ở trong đó mới nghĩ Hải Vân nguy hiểm thôi, chứ ai đi đèo ngoài này đều biết Hải Vân không là gì về độ nguy hiểm. cái ăn tiền nhất của HV có lẽ là view biển. thứ mà đèo ngoài này không có
 
Có cầu ắt có cung, các con giời đâu cần biết có nghệ thuật hay ko, chỉ cần có cái để vào tạo dáng chụp trăm bức ảnh đăng fb. Nhiều người tới chỉ để chụp ảnh check in chứ ko cần ngắm cảnh đẹp, khi họ nghĩ nhiều về bản thân thì đâu còn tâm trí để nghĩ về những thứ khác. Vì lý do đó nên những kẻ hay xả rác, ồn ào chen lấn cũng là những người đam mê check in này.
 
thường ở trong đó mới nghĩ Hải Vân nguy hiểm thôi, chứ ai đi đèo ngoài này đều biết Hải Vân không là gì về độ nguy hiểm. cái ăn tiền nhất của HV có lẽ là view biển. thứ mà đèo ngoài này không có
hôm qua xem chương trình gì ở tv có câu hỏi đèo nào k phải trong tứ đại đỉnh đèo: hải vân, khau phạ, ô quy hồ, mã pí lèng. câu này chắc nhiều người cứ nghĩ hải vân là 1 trong tứ đại đỉnh đèo :D
Nhưng cái quan trọng là "tứ đại đỉnh đèo" là cái gì, ở đâu ra đã? ai đã sáng lập ra cái đó mà nội cái chữ nghĩa đã lủng củng... có chăng nên gọi là "tứ đại đèo"
 
Nhưng cái quan trọng là "tứ đại đỉnh đèo" là cái gì, ở đâu ra đã? ai đã sáng lập ra cái đó mà nội cái chữ nghĩa đã lủng củng... có chăng nên gọi là "tứ đại đèo"

Phịch thủ truyền tai nhau thôi.
Gọi là tứ đại đỉnh, trong khi tiêu chí lại là nguy hiểm (hung).
 
hôm qua xem chương trình gì ở tv có câu hỏi đèo nào k phải trong tứ đại đỉnh đèo: hải vân, khau phạ, ô quy hồ, mã pí lèng. câu này chắc nhiều người cứ nghĩ hải vân là 1 trong tứ đại đỉnh đèo :D
mình thì trước giờ cứ nghĩ Tứ Đại Đỉnh Đèo là để chỉ 4 con đèo khó đi hùng vĩ nhất ở miền núi phía bắc cơ. Chứ ko phải tính rộng cả VN
 
bài sound of silence có đoạn đúng với hiện trạng buôn thần bán thánh bây giờ!:nosebleed:

And the people bowed and prayed
To the neon god they made
 
Phịch thủ truyền tai nhau thôi.
Gọi là tứ đại đỉnh, trong khi tiêu chí lại là nguy hiểm (hung).
tiêu chí theo độ cao thôi anh.
Tứ đại đỉnh đèo bao gồm 4 đèo cao nhất Việt Nam: Đèo Mã Pí Lèng, Đèo Ô Quí Hồ, Đèo Khau Phạ và đèo Pha Đin. Gọi là tứ đại đỉnh đèo là vì đây là 4 con đèo cao nhất Việt Nam, và tất cả chúng đều năm trong các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc Việt Nam. Gọi là tứ đại đỉnh đèo, nhưng điều đó không có nghĩa là đó là các con đèo đẹp nhất hay nguy hiểm nhất.

1. Đèo Ô Quý Hồ cao 2.000 M dài 50Km
2. Đèo Mã Pí Lèng cao 1.200 M dài 20Km
3. Đèo Khau Phạ cao 1.300 M dài 35Km
4. Đèo Pha Đin cao 1.648 M dài 32Km
 
mình thì trước giờ cứ nghĩ Tứ Đại Đỉnh Đèo là để chỉ 4 con đèo khó đi hùng vĩ nhất ở miền núi phía bắc cơ. Chứ ko phải tính rộng cả VN
trước đây nói Tứ Đại Đèo để chỉ 4 con đèo cao, nguy hiểm nhất ở miền Bắc. Mà suy rộng ra thì áp dụng toàn Vn cũng đúng. Vì các đèo ở miền Trung miền Nam ko ăn thua so với đèo ở Đông - Tây Bắc. Từ độ cao, độ dốc, cua tay áo, ngoài bắc ăn đứt. Mà giờ đường sá làm lại, mở rộng, chặt cua, hạ dốc, đi dễ rồi. Tôi vừa chạy Ô Quy Hồ về, nhàn tênh có gì đâu.
 
trước đây nói Tứ Đại Đèo để chỉ 4 con đèo cao, nguy hiểm nhất ở miền Bắc. Mà suy rộng ra thì áp dụng toàn Vn cũng đúng. Vì các đèo ở miền Trung miền Nam ko ăn thua so với đèo ở Đông - Tây Bắc. Từ độ cao, độ dốc, cua tay áo, ngoài bắc ăn đứt. Mà giờ đường sá làm lại, mở rộng, chặt cua, hạ dốc, đi dễ rồi. Tôi vừa chạy Ô Quy Hồ về, nhàn tênh có gì đâu.
Đúng rồi bác. Đèo ngày xưa mới kinh khủng. Ngay đoạn đèo Pha Đin nhìn cái đường mới với đường cũ cũng khác nhau 1 trời 1 vực rồi :big_smile:
 
tiêu chí theo độ cao thôi anh.
Tứ đại đỉnh đèo bao gồm 4 đèo cao nhất Việt Nam: Đèo Mã Pí Lèng, Đèo Ô Quí Hồ, Đèo Khau Phạ và đèo Pha Đin. Gọi là tứ đại đỉnh đèo là vì đây là 4 con đèo cao nhất Việt Nam, và tất cả chúng đều năm trong các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc Việt Nam. Gọi là tứ đại đỉnh đèo, nhưng điều đó không có nghĩa là đó là các con đèo đẹp nhất hay nguy hiểm nhất.

1. Đèo Ô Quý Hồ cao 2.000 M dài 50Km
2. Đèo Mã Pí Lèng cao 1.200 M dài 20Km
3. Đèo Khau Phạ cao 1.300 M dài 35Km
4. Đèo Pha Đin cao 1.648 M dài 32Km

Fen search các nguồn khác đi.chứ cao chắc chắn ko phải.
Tứ Đại Đỉnh Đèo được biết đến 4 con đèo cao và nguy hiểm bậc nhất Việt Nam, bao gồm: Đèo Mã Pí Lèng, Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và đèo Pha Đin. Cả 4 con đèo này đều nằm ở vùng núi Tây Bắc của Tổ Quốc, là những địa điểm “check in” yêu thích của du khách với phong cảnh thiên nhiên đẹp và hùng vĩ. Trong đó, đèo cao nhất có độ cao là 2.500m.
 
Đúng rồi bác. Đèo ngày xưa mới kinh khủng. Ngay đoạn đèo Pha Đin nhìn cái đường mới với đường cũ cũng khác nhau 1 trời 1 vực rồi :big_smile:
Đường đẹp, xe tốt nên đi nhàn hơn. Hồi xưa đường bé tý, nhiều đoạn phải 2 xe tránh nhau. Xe thì toàn số sàn, đỡ côn đến cháy côn. Giờ xe con còn có hỗ trợ đổ đèo. Xe tải phanh hơi. Hôm chạy Ô Quy Hồ có mấy đoạn mở rộng đường nhưng vẫn còn vết đường cũ, tôi thử chạy theo vết đường cũ cũng thấy đánh lái ôm cua mỏi tay phết.
 
độ nguy hiểm chỉ là do phịch thủ tự công nhận với nhau thôi.

Thì có nguồn chính thống nào giải thích đâu fen. Toàn mấy trang du lịch giải thích.
Còn cao tầm 1k2 vs 1k3m gì đấy thì ko đủ tuổi top 4 đèo cao nhất Vn đâu.
Nên đặt “tứ đại đỉnh đèo” là sai lòi.
 
Đường đẹp, xe tốt nên đi nhàn hơn. Hồi xưa đường bé tý, nhiều đoạn phải 2 xe tránh nhau. Xe thì toàn số sàn, đỡ côn đến cháy côn. Giờ xe con còn có hỗ trợ đổ đèo. Xe tải phanh hơi. Hôm chạy Ô Quy Hồ có mấy đoạn mở rộng đường nhưng vẫn còn vết đường cũ, tôi thử chạy theo vết đường cũ cũng thấy đánh lái ôm cua mỏi tay phết.

Ngày xưa đường xấu, xe cổ bảo dưỡng kém lại còn chở quá tải, hệ thống an toàn gần như chỉ có cái phanh hoạt động được thì nguy hiểm là phải, giờ vẫn chở quá tải nhưng nhiều thứ hỗ trợ hơn nhiều rồi
 
Back
Top