TGĐ USAID: Người dân ĐBSCL đang chịu đựng biến đổi khí hậu

Build Back Better

Senior Member
Tổng giám đốc USAID nói rằng dù biến đổi khí hậu đã được biết đến, sinh kế bị đảo lộn của người dân Đồng bằng Sông Cửu Long là minh chứng cho việc biến đổi khí hậu đang diễn ra.

Tại buổi nói chuyện với sinh viên Đại học Cần Thơ ngày 9/3, Tổng giám đốc Cơ quan Viện trợ Quốc tế Mỹ (USAID) Samantha Power ngồi cạnh Lương Thị Ngọc Bích, một sinh viên năm 1 ngành Tài chính - Ngân hàng, người tự nhận là không quan tâm đến biến đổi khí hậu nhưng nhận thấy những người bán hàng tại khu vực gia đình mình sống bị ảnh hưởng bởi dòng nước dâng cao.
"Họ luôn phải tìm đến nơi đất cao hơn... chu kỳ lũ không còn ổn định. Tôi nhìn thấy gia đình mình trong tương lai và việc họ sẽ chật vật kiếm sống như thế nào, nếu tình trạng này tiếp diễn thêm 10 năm", Bích nói.
"Thật không may, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu không còn là điều các nhà khoa học đang tìm hiểu mà là thứ người dân đang phải sống chung, như em nói, đưa hàng hóa lên cao hơn", bà Power nói, kể lại trải nghiệm của mình là việc nhìn thấy các cần cẩu ở ven sông nơi người dân đang xây dựng các bức tường chắn lũ.
Chuyến đi đến Đồng bằng Sông Cửu Long ngày 8 và 9/3 của tổng giám đốc USAID cũng bao gồm cuộc gặp với người dân cộng đồng Khmer tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, nơi những người dân kể về việc họ chuyển sang trồng cam xen kẽ trồng lúa và con cái của họ đang chuyển sang đi làm ở các nhà máy thay vì làm nông.
Tại Đại học Cần Thơ, bà Power được nghe câu chuyện từ Nguyễn Thế Nhất, một sinh viên có mẹ phải rời nhà năm em 17 tuổi để đến làm việc tại một nhà máy ở Bình Dương.

Tổng giám đốc Cơ quan Viện trợ Quốc tế Mỹ (USAID) Samantha Power tại Vĩnh Long ngày 8/3. Ảnh: Hoàng Giám.
usaid anh 1

Tổng giám đốc Cơ quan Viện trợ Quốc tế Mỹ (USAID) Samantha Power tại Vĩnh Long ngày 8/3. Ảnh: Hoàng Giám.

Biến đổi khí hậu không phải nỗi lo tương lai ở ĐBSCL​

"Những hệ quả (của biến đổi khí hậu - PV) đang ảnh hưởng đến mô hình gia đình truyền thống. Câu chuyện (của Nhất - PV) không phải là câu chuyện di cư duy nhất đang diễn ra vì biến đổi khí hậu", bà nói.
"(Biến đổi khí hậu) là vấn đề được biết đến toàn cầu. Cả việc Việt Nam là một đất nước ven biển với một vùng đồng bằng màu mỡ, việc Đồng bằng Sông Cửu Long mong manh trước biến đổi khí hậu đều là việc ai cũng biết... Điều mới mẻ với tôi là việc được nói chuyện với các nông dân, người nuôi cá, những người trồng lúa bỗng nhiên phải nghĩ đến việc trồng cây cam mà họ chưa từng làm trước đó...", bà nói ngày 8/3 khi tới thăm một trong hơn 10.000 trang trại nuôi trồng thủy sản nổi ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Bà Power cho biết USAID đang chuẩn bị cho một dự án lớn trị giá 50 triệu USD tại Đồng bằng Sông Cửu Long, với trọng tâm là nâng cao năng lực thích ứng nông nghiệp của các cộng đồng dân cư nơi đây.
"(Dự án sẽ) giúp đỡ những người nông dân ứng phó với xâm mặn, những người nuôi cá nước ngọt đang đứng trước nỗi lo quần thể cá sẽ chết vì xâm mặn, những người trồng lúa không thể dự đoán được lượng mưa và mùa khô như họ từng có thể, những nhà hoạch định đô thị phải ứng phó với mực nước tăng lên...", bà nói.
"Về cơ bản, 50 triệu USD này là sự đầu tư vào khả năng chống chịu của các cộng đồng đang bị ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu... giúp họ xây dựng các công cụ để tiếp tục sản xuất nông nghiệp trong môi trường khó khăn này, phát triển các công cụ chính sách để cải thiện các điều kiện đang làm ảnh hưởng sinh kế", tổng giám đốc USAID cho biết.

https://zingnews.vn/tgd-usaid-nguoi-dan-dbscl-dang-chiu-dung-bien-doi-khi-hau-post1410457.html
 
Chịu ảnh hưởng đâu có nghĩa là bị xoá sổ? :confuse:
Thì mình đâu có nói gì nữa đâu thím. :shame::shame:
Bộ TN - MT khẳng định thông tin "TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long bị xóa sổ vào năm 2050" do biến đổi khí hậuchưa đủ cơ sở khoa học và chỉ dựa trên các giả định cực đoan.
 
Vào để nghe cánh hữu chửi bới "thổ tả" mà không thấy đâu, đúng là chết đến nhà nó nó mới không chửi, còn chết ở đâu đâu thì nó hùng hổ lắm.
 
Back
Top