Thắc mắc về dân tộc Do Thái và đẳng cấp ở Ấn Độ

hunggc

Member
Mình có 2 thắc mắc như tít:

1. Do Thái có dân tộc hay không? Theo địa lý thì nó là vùng đất Trung Đông nên người dân Do Thái nguyên gốc thuộc sắc dân da trắng châu Á (giống như dân A rập, Thổ, Ba Tư...) mái tóc luôn có màu đen. Nhưng hiện nay thấy dân Do Thái có người mái tóc nâu, thậm chí màu vàng giống như dân da trắng châu Âu. Nhớ đọc đâu đó nói hiện nay dân Do Thái không phải là dân tộc Do Thái khi xưa, mà tính luôn cả những người theo đạo Do Thái từ châu Âu về lập quốc. Cho hỏi có phải vậy không?

2. Đẳng cấp và màu da ở Ấn Độ: Ngoài chuyện phân biệt đẳng cấp, nghe nói ở Ấn Độ còn có phân biệt màu da nữa. Xét về lịch sử, dân Ấn trắng từ khu vực Ba Tư di cư vào tiểu lụa địa Ấn Độ và lập nên Ấn Độ giáo, phân chia đẳng cấp, còn dân Ấn đen là sắc dân bản địa. Theo đó thì hình như dân Ấn trắng đều thuộc đẳng cấp cao có phải không? Chưa thấy dân Dalit (đẳng cấp thấp nhất) nào có màu da trắng cả. Tình trạng phân biệt màu da hình như cũng không kém phân biệt đẳng cấp. Diễn viên điện ảnh hầu hết là dân Ấn trắng, dân Ấn đen chỉ cho đóng vai quần chúng...
Như vậy, nếu đẳng cấp không liên quan đến màu da thì cho hỏi: một người đẳng cấp cao hơn nhưng là dân Ấn đen với một người đẳng cấp thấp hơn nhưng là Ấn trắng thì ai 'cao cấp' hơn?

Vozer nổi tiếng là trên thông thiên văn dưới tường địa lý, hy vọng chắc có người giải được 2 thắc mắc trên của em.
 
2. Tụi thượng đẳng là khác tộc/ngoại tộc = da trắng, tầng lớp cai trị ở Ấn. Đứa nào da đen thì khả năng cực cực cao là hạ đẳng.
1. Có nghe nói về vấn đề này, nhưng không biết rõ. DT "gánh team"/nepotism ngày nay chủ yếu là ashkenazi, ở châu Âu.
 
2. Tụi thượng đẳng là khác tộc/ngoại tộc = da trắng, tầng lớp cai trị ở Ấn. Đứa nào da đen thì khả năng cực cực cao là hạ đẳng.
1. Có nghe nói về vấn đề này, nhưng không biết rõ. DT "gánh team"/nepotism ngày nay chủ yếu là ashkenazi, ở châu Âu.

Chưa chắc đẳng cấp luôn đi đôi với màu da. Nếu đám dân Ấn đen bản địa quyền quý và tu sĩ thì có thể thuộc đẳng cấp cao, còn đám tù binh ngoại tộc da trắng vẫn bị sáp nhập vào đẳng cấp thấp nhé.

Còn về dân tộc Do Thái thời xưa chắc chắn là có, nhưng không biết tỷ lệ còn lại bao nhiêu trong dân số của nước Do Thái hiện nay. Dân Do Thái còn bám lại vùng đất này suốt mấy ngàn năm qua là rất ít, còn lại là dân Do Thái 'tạp nham' ở khắp nơi đổ về, nhất là ở châu Âu, rồi thêm đám dân Ả rập là công dân nước Do Thái nữa.

Ngày nay hễ cứ thấy một người nói tiếng Do Thái và theo đạo Do Thái là mặc nhiên xem người đó là dân Do Thái, nhưng chưa chắc là dân tộc Do Thái.

Để so sánh thì thấy tình trạng nước Do Thái (Israel) cũng gần như Ai Cập ngày nay, gần như toàn bộ người Ai Cập đều là dân tộc Ả rập di cư sang. Còn Ai Cập cổ đại xây những kim tự tháp nổi tiếng lại do một dân tộc khác gầy dựng nên, hiện nay đã bị tuyệt chủng thì phải.
 
Theo mình hiểu thì Israel kiểu nhà nước tôn giáo, cứ theo đạo Do Thái dùng ngôn ngữ Do Thái là được đón về rồi quốc gia nên nó mới có kiểu di cư khắp Âu Á Phi mà không bị đồng hóa như kiểu Kinh Tộc hay Hán Tộc :D Tộc Do Thái cổ ngày xưa là có nhưng bị La Mã chia cắt rồi di cư tới những khu vực khác nhau như Châu Âu, châu Phi, phía Tây Trung Đông, huyết mạch cũng bị phân hóa thành Do Thái Châu Âu da trắng, do thái da vàng do thái da đen, mà ở Israel cũng phân biệt chủng tộc khi lãnh đạo hay ng giỏi chủ yếu Do Thái châu Âu
 
Theo mình hiểu thì Israel kiểu nhà nước tôn giáo, cứ theo đạo Do Thái dùng ngôn ngữ Do Thái là được đón về rồi quốc gia nên nó mới có kiểu di cư khắp Âu Á Phi mà không bị đồng hóa như kiểu Kinh Tộc hay Hán Tộc :D Tộc Do Thái cổ ngày xưa là có nhưng bị La Mã chia cắt rồi di cư tới những khu vực khác nhau như Châu Âu, châu Phi, phía Tây Trung Đông, huyết mạch cũng bị phân hóa thành Do Thái Châu Âu da trắng, do thái da vàng do thái da đen, mà ở Israel cũng phân biệt chủng tộc khi lãnh đạo hay ng giỏi chủ yếu Do Thái châu Âu

Dân tộc Do Thái gốc vẫn còn, vì có nhiều người bám trụ mảnh đất tổ tiên suốt mấy ngàn năm qua. Đám dân di cư trở về lập quốc chưa hẳn là toàn bộ bị lai căng, giống như bác nói đó (không bị đồng hóa như kiểu Kinh Tộc hay Hán Tộc). Vấn đề là số dân Do Thái gốc chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong dân số.
Người ta thường nói dân Do Thái thông minh nhất thế giới. Nhưng không rõ là dân Do Thái gốc hay dân Do Thái lai tạp. Vì theo sinh vật học thì giống lai có nhiều ưu điểm.

Còn vấn đề đẳng cấp ở Ấn Độ thì em lại nảy sinh thắc mắc tiếp. Nó thuộc về tín ngưỡng của Ấn Độ giáo mà nhà nước lại ra luật cấm phân biệt đẳng cấp thì có vi phạm tôn giáo hay không?

Ngược lại, không có luật cho phép ăn thịt bò. Theo tin mới đọc này:

https://vnexpress.net/vi-sao-bo-o-an-do-duoc-coi-la-linh-thieng-4276997.html
Người theo đạo Hindu không thờ cúng hay coi bò là thần linh. Nhưng với họ, bò là một biểu tượng linh thiêng.

Như vậy, dân Ấn xem bò là biểu tượng linh thiêng liên quan đến văn hoá nhiều hơn là tôn giáo. Trong khi vấn đề đẳng cấp lại thuộc về tôn giáo. Lẽ tất nhiên phá bỏ những gì thuộc về tôn giáo là khó hơn nhiều so với văn hoá. Để so sánh với Việt Nam chẳng hạn, kêu gọi bỏ thờ ông bà khó hơn là bỏ phong thuỷ, bỏ theo họ cha...

Do đó có thể thấy kêu gọi dân Ấn giết bò, ăn thịt bò còn dễ dàng hơn là cấm dân Ấn phân biệt đẳng cấp.
 
"Dân tộc'' được mn hiểu bây giờ là ý niệm chỉ có khi có nhà nước dân tộc. Chứ trước đó làm gì có ý niệm dân tộc như dân tộc Việt, dân tộc Hán, dân tộc Thái!
 
Mình có 2 thắc mắc như tít:

1. Do Thái có dân tộc hay không? Theo địa lý thì nó là vùng đất Trung Đông nên người dân Do Thái nguyên gốc thuộc sắc dân da trắng châu Á (giống như dân A rập, Thổ, Ba Tư...) mái tóc luôn có màu đen. Nhưng hiện nay thấy dân Do Thái có người mái tóc nâu, thậm chí màu vàng giống như dân da trắng châu Âu. Nhớ đọc đâu đó nói hiện nay dân Do Thái không phải là dân tộc Do Thái khi xưa, mà tính luôn cả những người theo đạo Do Thái từ châu Âu về lập quốc. Cho hỏi có phải vậy không?
http://soi.today/?p=130570

Khăng khăng một dân tộc Do

Nhưng thế nào là một người Do? Đó là một người theo Do Thái giáo. Thế còn (rất nhiều) những người Do thế tục (trước hết là trong phong trào Zion) hay vô thần thì sao? Vậy người Do không theo đạo nhưng theo truyền thống văn hóa Do Thái giáo cũng là người Do. Theo giáo luật, thì người Do phải có mẹ là người Do (và bà ngoại, bà cố ngoại v.v. trở lại mấy ngàn năm trước hay trở lại thời khai thiên lập địa). Ở trong trường hợp này, bạn có quyền sang Israel mà nhận Đất Hứa, hay thực tế là được sang đó sinh sống, nhập tịch và có một nhà nước che chở, không trục xuất bạn đi bất cứ nước nào khác dù bạn có tội tình hay bị quốc tế truy nã.

(Nói qua cho vui, đây là trường hợp nhà độc tài Gaddafi. Mẹ của ông này người Do và ông có bà bác, cô cháu người Israel đang sinh sống tại đó. Lúc chính biến tại Lybia, lỡ ông đòi quyền Aliyah (trở về cố quốc) thì sao? Chẳng những ông sẽ phải được chấp nhận tỵ nạn và chứa chấp mà sẽ là công dân đương nhiên của quốc gia theo cái quyền bất biến mà thượng đế đã ban cho dân tộc này trên mảnh đất đó!)

Nhưng thế nào là một dân tộc? Một dân tộc có bất biến và muôn đời không? Một dân tộc sống liên tục 2000 năm trên một mảnh đất đã khó định nghĩa được chính xác. Thí dụ, người “Pháp” thời La mã có phải là người Pháp của ngày nay không? Hay ngay nguời Ý, có phải hẳn là từ thành Roma mà ra? Một “dân tộc” nếu có, 2000 năm phân tán khắp nơi lại càng khó, cái này trẻ con cũng hiểu, nhưng đó là không biết đến “tính cách độc đáo” của dân tộc được “chọn lựa” này. Đặc điểm của dân tộc Do Thái là không có ai giống họ hết nhé. Những nhận xét thông thường như mới kể không áp dụng với dân tộc này được. Pháp không phải là Do Thái, Ý không phải là Do Thái, đừng có ví! Pháp, Ý, Đức gì đó không có được chọn lựa bởi Chúa Trời, có cần phải nhắc lại nữa hay không?

Nếu định nghĩa một dân tộc là một nhóm người tin chung vào một huyền thoại thì hẳn có một dân tộc Do thái. Dân tộc này nhiều ngôn ngữ (tiếng Hebrew ngày nay là một phát minh mới của thế kỉ 20), nguồn gốc từ Âu, từ Á, từ Phi, sắc da đen da trắng da nhôm nhôm và đâu có cả da vàng. Họ khả dĩ có cùng một tôn giáo. Dân tộc Do, như vậy cũng như là “dân tộc Phật”, “dân tộc Khổng” hay “dân tộc Lão”, “dân tộc Bah’ai” hay “dân tộc Hồi”. Có dân tộc nào gọi là “dân tộc Phật” hay không? Nhưng lại có một dân tộc gọi là dân tộc Do, thì đã nói, đây là một dân tộc ngoại lệ mà. Nhưng một phần lớn người Do lại là thế tục tức là không có tôn giáo, kiểu, thì tôi dân tộc (đạo) Dừa nhưng tôi không tin chút nào và thoải mái nước mãng cầu. Nhưng tôi đòi phải trả cho tôi miền đất hứa Bến Tre!

Vậy có dân tộc nào là dân tộc Do hay không? Trớ trêu là đầu thế kỉ 20 tại Âu châu, thành phần kỳ thị người Do (như Đức Quốc Xã) đã gắng sức chứng minh một cách “khoa học” là có hẳn, để mà phân biệt và tận diệt. Nó có đi đâu 2000 năm thì nó vẫn là dân tộc Do! Nó không theo đạo hay đã cải đạo Ki tô thì vẫn là người Do! Nó có ở đây 30 đời hay năm bảy thế kỉ thì nó vẫn không phải là người Đức, cho nó vào trại tập trung mà giết hết! Lập luận “dân tộc Do” này cũng lại là lập luận của chủ nghĩa Zion để biện minh cho một quốc gia và nhà nước Israel.


Một giả thiết bất ngờ về người Do chính hiệu


Vào đầu Công nguyên, người Do tại Palestine nổi loạn và bị Đế quốc La Mã đàn áp dã man, kẻ bị giết, người ra đi. Truyền thuyết cho rằng ai không bị giết thì ra đi hết. Cho là như vậy, và họ bỏ đi hết thì trên đường bôn ba của họ, cũng có nhiều nơi các dân tộc khác, Berber ở Bắc Phi, hay Khazar ở Tây Á cải đạo theo Do.

1624694164131.png

Vương quốc Khazar, kẹp giữa gọng kìm Ki-tô và Hồi giáo, vào thế kỉ 7-10 đã chọn Do Thái làm quốc giáo nhưng sau đó bị người Nga xâm lăng và Mông cổ phân tán. Dân tộc Khazar mang Do Thái giáo lưu vong sang Đông Âu. Phần này, nếu quả là như vậy,không thấy (chưa thấy, chắc phải đợi 10 thế kỉ nữa) về đòi lại và lập nước tại Nga-Ukraine-Kazakstan ngày nay.

Khazar là một vương quốc hùng cứ phía Đông Ukraine và phía Bắc Georgia, Armenia ngày nay và tan rã vào thế kỉ 13 khi Mông cổ tràn qua. Do Thái giáo được vương triều tôn lên làm quốc giáo và cả nước (tức là dân tộc Khazar này) theo. Lý do họ theo Do Thái giáo, ngoài việc “bởi vì tôi thích thế”, là các bộ lạc Khazar lắm đạo và đa thần lúc đó cần một ý thức hệ độc thần thống nhất lúc họ đang bị vây hãm hai bên bởi Ki tô giáo của Đế quốc La Mã phương Đông (Bizantium) đồng thời bởi Đế quốc Hồi giáo.

Sau khi Khazar tan rã, người Khazar đi Tây hay đi Đông, bảo tồn tôn giáo Do thái của họ trong những cộng đồng cá biệt. Xin nhắc lại, đây là tôn giáo, không phải là dân tộc.

1624694212718.png

Người Do ở Khai Phong, Trung Quốc, khoảng 1900

Còn những người Do ở lại nôi Palestine của thời La Mã thì sao? Họ chuyển đạo theo Ki tô giáo (ngày nay Ki-tô vẫn là một thiểu số 8-10% của người Palestine). Đa số lớn sau đó theo đạo Hồi.

Tại sao người Do mà lại cải đạo theo Hồi? Khó tin quá. Tại sao người Âu, người Hy Lạp, La Mã lại bỏ đạo mà theo một tôn giáo Trung Đông là Ki-tô? Tại sao có người Ấn giáo lại bỏ đạo theo Hồi? Tại sao người Việt mà lại cải đạo theo Phật giáo? Khó tin thật, nhưng chắc là “tại vì họ thích thế”. Nếu tin được, thì có người Do ở lại miền đất ấy, theo Ki-tô hay theo Hồi về sau. Nói cách khác, thì “dân tộc” Do Thái chính gốc theo giả thiết này chính là… những người Palestine ngày nay! Họ là hậu duệ của một số lớn người Do Thái không lưu vong và không đi đâu hết. Đạo gì thì đạo, tôi đây mới là chính hiệu Do Thái Bảo Hiên Rồng Vàng. Tại tỉnh Hải Dương này, tôi đã ở đây làm bánh đậu xanh chí ít là 1500 năm rồi, còn anh từ Cần Giuộc hay là Cà Mau đến, anh bảo anh mới là chính hiệu Con Nai thì tôi không biết. Nói thế thì nghe cũng được chứ, ta nên tin vào người nào?

Giải thiết trên (của sử gia Schlomo Sand, Abraham Poliak, hay phần nhà văn Arthur Koestler) là một giải thiết đáng được đào sâu thêm. Cuốn sách “Sự phát minh ra dân tộc Do thái” của Sand là một sách bán chạy hàng đầu tại Israel năm 2009 nhưng cũng chẳng vì thế là đã đúng. Tuy nhiên nó chứng tỏ sự quan tâm mới của quần chúng tại đây với việc bắt đầu công việc giải hoặc nguồn gốc Do Thái một cách nghiêm chỉnh.

Người Do đi vắng, người Do giữ nhà

Nghiên cứu sử học lề phải của Do Thái và Israel quan tâm đến vương triều huyền hoặc của Solomon hay là David, hơn là Khazar và không buồn đào sâu. Đáng tiếc là những công trình nghiên cứu lại đào sâu những việc khác, như “di tích” vương triều David 3000 năm về trước, và để đào xới tìm di tích này phải dời cả một thị trấn 50,000 dân cư Palestine, tống cổ họ đi. Nỏ thần của Mỵ Châu hay Sừng tê quà cưới của Thủy Tinh thì chưa tìm thấy đâu làm bằng nhưng sờ sờ là những người Palestine đang sinh sống tại đây ngày hôm nay mất đất. Bởi vì họ chỉ mới sở hữu phần đất đó từ 1500 năm thôi chứ không phải 3000 của thủa lông ngỗng đưa đường nào.
 
Back
Top