hoangnguyen1985
Senior Member
"Nhìn vào mưa lũ và hậu quả ở miền Trung vừa qua, chúng ta càng thấm thía và thấy cái giá phải trả cho việc mất rừng lớn như thế nào", đại biểu Hoàng Đức Thắng nói trước Quốc hội.
Sáng 3/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội năm 2020.
Thực trạng thiên tai, lũ lụt và những hậu quả nặng nề mà người dân miền Trung phải gánh chịu thời gian qua tiếp tục được nhiều đại biểu đề cập. Đồng thời, các đại biểu bày tỏ lo ngại trước thực trạng phá rừng, xây dựng thủy điện là một phần nguyên nhân khiến thiên tai thêm khắc nghiệt.
Theo ông Cường, đây là cố gắng vượt bậc cả hệ thống chính trị và toàn dân, khẳng định sự phát triển bền vững, vì “chỉ trong 30 năm, chúng ta đã tăng trên 5 triệu ha rừng”.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nông nghiệp, rừng tự nhiên trước đây bị ảnh hưởng rất nhiều, nhất là trong giai đoạn chiến tranh. Việc phục hồi vì thế phải dần dần từng bước.
Ngay sau phần giải trình của Bộ trưởng Cường, đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) tiếp tục đề cập nội dung này.
Theo đại biểu tỉnh Quảng Trị, khi lý giải về thiên tai, có ý kiến giải thích do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đất khô bị mưa lớn kéo dài dẫn đến sạt lở. Tuy nhiên, lý giải đó chưa đủ, khi trong thời gian qua chúng ta đã mất diện tích rừng tự nhiên quá nhiều, khiến cho hậu quả thiên tai dữ dội hơn, nặng nề hơn.
“Nhìn vào mưa lũ và hậu quả ở miền Trung vừa qua, chúng ta càng thấm thía và thấy cái giá phải trả cho việc mất rừng lớn như thế nào”, ông Thắng nêu ý kiến.
Từ thực tế, ông cho biết những năm qua, các dự án thủy điện nhỏ được xây dựng ồ ạt, cùng với việc phát triển phục vụ sinh kế khiến cho diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp. Đặc biệt, độ che phủ rừng hàng năm tuy tăng, vẫn không thể chống chọi được với thiên tai.
“Lũ lụt, sạt lở đất xảy ra ngoài lý do địa chất còn do nằm ở khu vực đồi núi trọc. Mất rừng, mất khả năng điều tiết nước thì đương nhiên lũ đi nhanh hơn, mạnh hơn, tai họa lớn hơn”, ông Thắng phân tích.
Phân tích kỹ hơn, ông Thắng cho rằng thủy điện có thể không làm tăng lũ nhưng có thể làm tăng mất rừng, khiến lũ dữ hơn và sạt lở nặng hơn. Từ đó, ông kiến nghị Chính phủ cần có chỉ đạo rà soát, đánh giá thực trạng chất lượng rừng, nhất là xây dựng thủy điện vừa và nhỏ để có giải pháp căn cơ, lâu dài.
Tranh luận với Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cảnh báo "thảm họa còn xảy ra nếu chúng ta không thay đổi".
"Chúng ta hô hào trồng rừng nhưng vẫn cho phép dự án khởi công ở lõi rừng. Nếu thủy điện 'cóc' vẫn được duy trì, thậm chí là cấp phép mới, sẽ còn xảy ra những trận lụt lịch sử tang thương nữa", vị đại biểu lo ngại.
Nhắc đến chính sách phát triển, bảo vệ rừng, bà nêu thực trạng chất lượng môi trường nước ta theo chiều hướng bất lợi, biểu hiện rõ nét nhất là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiên tai xảy ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Dù tỷ lệ che phủ rừng tăng, việc giữ rừng tự nhiên ở một số khu vực chưa hiệu quả.
Sáng 3/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội năm 2020.
Thực trạng thiên tai, lũ lụt và những hậu quả nặng nề mà người dân miền Trung phải gánh chịu thời gian qua tiếp tục được nhiều đại biểu đề cập. Đồng thời, các đại biểu bày tỏ lo ngại trước thực trạng phá rừng, xây dựng thủy điện là một phần nguyên nhân khiến thiên tai thêm khắc nghiệt.
Cái giá phải trả cho việc mất rừng
Giải trình làm rõ thêm ý kiến của các đại biểu nói về vấn đề này, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cung cấp thông tin đến nay, tổng diện tích rừng là 14,6 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên là 10,3 ha và rừng trồng hơn 4,3 triệu ha, độ che phủ gần 42% (bình quân của thế giới 29%).Theo ông Cường, đây là cố gắng vượt bậc cả hệ thống chính trị và toàn dân, khẳng định sự phát triển bền vững, vì “chỉ trong 30 năm, chúng ta đã tăng trên 5 triệu ha rừng”.
|
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng việc phục hồi rừng phải dần dần từng bước. Ảnh: Quốc hội. |
Ngay sau phần giải trình của Bộ trưởng Cường, đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) tiếp tục đề cập nội dung này.
Theo đại biểu tỉnh Quảng Trị, khi lý giải về thiên tai, có ý kiến giải thích do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đất khô bị mưa lớn kéo dài dẫn đến sạt lở. Tuy nhiên, lý giải đó chưa đủ, khi trong thời gian qua chúng ta đã mất diện tích rừng tự nhiên quá nhiều, khiến cho hậu quả thiên tai dữ dội hơn, nặng nề hơn.
“Nhìn vào mưa lũ và hậu quả ở miền Trung vừa qua, chúng ta càng thấm thía và thấy cái giá phải trả cho việc mất rừng lớn như thế nào”, ông Thắng nêu ý kiến.
Từ thực tế, ông cho biết những năm qua, các dự án thủy điện nhỏ được xây dựng ồ ạt, cùng với việc phát triển phục vụ sinh kế khiến cho diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp. Đặc biệt, độ che phủ rừng hàng năm tuy tăng, vẫn không thể chống chọi được với thiên tai.
“Lũ lụt, sạt lở đất xảy ra ngoài lý do địa chất còn do nằm ở khu vực đồi núi trọc. Mất rừng, mất khả năng điều tiết nước thì đương nhiên lũ đi nhanh hơn, mạnh hơn, tai họa lớn hơn”, ông Thắng phân tích.
|
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) cho rằng thủy điện có thể không làm tăng lũ nhưng có thể làm tăng mất rừng, khiến lũ dữ hơn và sạt lở nặng hơn. Ảnh: Quốc hội. |
Tranh luận với Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cảnh báo "thảm họa còn xảy ra nếu chúng ta không thay đổi".
"Chúng ta hô hào trồng rừng nhưng vẫn cho phép dự án khởi công ở lõi rừng. Nếu thủy điện 'cóc' vẫn được duy trì, thậm chí là cấp phép mới, sẽ còn xảy ra những trận lụt lịch sử tang thương nữa", vị đại biểu lo ngại.
Quy hoạch phải tuân theo tự nhiên
Phát biểu trước đó, đại biểu Triệu Thị Thu Phương (Bắc Kạn) chia sẻ sâu sắc với đồng bào miền Trung chịu thiệt hại lớn về người và tài sản.Nhắc đến chính sách phát triển, bảo vệ rừng, bà nêu thực trạng chất lượng môi trường nước ta theo chiều hướng bất lợi, biểu hiện rõ nét nhất là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiên tai xảy ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Dù tỷ lệ che phủ rừng tăng, việc giữ rừng tự nhiên ở một số khu vực chưa hiệu quả.
|
Trong tháng 10, các tỉnh miền Trung liên tiếp gánh chịu hậu quả từ thiên tai, lũ lụt. Ảnh: Minh Hoàng. https://zingnews.vn/tham-thia-cai-gia-phai-tra-cho-viec-mat-rung-post1148971.html |