Thành công không nhất thiết phải xuất thân từ gia đình có giáo dục

ThoHoTre

Senior Member
Như case này, xuất thân bần nông nhưng có ý chí vươn lên thì cũng có thể vĩ đại.

Giải Lasker cho 2 người sáng chế vaccine mRNA
Hổm rày hai cái note của tôi (về con số 150,000 ca chưa đếm và 'vaccine và phân biệt xã hội') bị fb hạn chế không cho xem ở Việt Nam. Hôm nay, xin chia sẻ với các bạn một tin vui trong khoa học: Tiến sĩ Katalin Kariko và Giáo sư Drew Weissman mới được trao giải thưởng danh giá Lasker năm 2021. Đây là tín hiệu cho thấy hai người này có thể được trao giải Nobel trong tương lai gần.
Giải Lasker
Giải thưởng Lasker Awards là một trong những giải thưởng danh giá nhứt trong y khoa. Nó được xem là 'Giải Nobel của Mĩ'. Giải này do Albert Lasker và phu nhân Mary Woodard Lasker sáng lập, và trao lần đầu vào năm 1945. Tiêu chí của giải là trao cho những người có đóng góp lớn vào y học. Nhiều người được trao giải Lasker sau này được trao giải Nobel.
Năm nay, Giải thưởng Lasker được trao cho Tiến sĩ Katalin Kariko và Giáo sư Drew Weissman. Bà Kariko hiện nay là Phó chủ tịch công ti sinh học BioNTech (Đức), còn Giáo sư Drew Weissman là Giáo sư về miễn dịch học thuộc Đại học Pennsylvania. Hai người này có công ứng dụng mRNA trong việc bào chế vaccine chống covid.
Hành trình khám phá của hai người, nhứt là bà Kariko, rất ư là tiêu biểu ở những người tiền phong. Bà Kariko là một di dân từ Hungary đến Mĩ, phải khá vất vả để tồn tại trong thế giới khoa học đầy cạnh tranh. Đọc qua quá trình đi đến mRNA của bà, tôi chợt nghĩ đến thân phận của các nhà khoa học gốc di dân vốn chịu nhiều thiệt thòi trong thế giới khoa học phương Tây.
Vài dòng về Ts Katalin Karikó
Katalin Karikó sanh năm 1955 ở Hungary trong một gia đình lao động. Thân phụ của bà là thợ bán thịt. Bà tốt nghiệp tiến sĩ từ [Đại học] University of Szeged (Hungary), và sau đó làm postdoc trong một viện sinh hoá ở Hungary. Năm 1985 bà bị mất việc và cùng chồng di cư sang Mĩ.
Ở Mĩ, bà làm postdoc tại Đại học Temple (Philadelphia) và một trung tâm quân y ở Bethesda (88-89). Đến năm 1990, bà được bổ nhiệm làm giáo sư trợ lí [Assistant Professor] thuộc Đại học Pennsylvania, nơi bà nghiên cứu ứng dụng mRNA trong điều trị bệnh. Bà không lên nổi chức danh giáo sư thực thụ vì đơn tài trợ của bà bị từ chối hết năm này sang năm khác. Chẳng những thế, bà còn bị giáng chức assistant professor vào năm 1995.
Năm 1997 bà gặp Giáo sư Drew Weissman, một chuyên gia về miễn dịch học cũng thuộc Đại học Pennsylvania. Hai người hợp tác với nhau, và bà kiên trì theo đuổi ý tưởng dùng mRNA trong điều trị bệnh. Trong một loạt bài báo từ 2005, Karikó và Weissman mô tả cách biến đổi mRNA để tăng cường hệ miễn dịch. Họ đăng kí bằng sáng chế, nhưng đại học sau này bán bản quyền cho một công ti khác.
Khi được một nhà đầu tư đằng sau công ti Moderna liên lạc mua lại bản quyền, bà Karikó nói “we don't have it” (chúng tôi không có bản quyền). Bà nghĩ rằng mình khó có cơ hội ở Đại học Pennsylvania, và thế là trở thành phó chủ tịch công ti sinh học BioNTech RNA ở Đức.
Câu chuyện vaccine mRNA
Câu chuyện vaccine mRNA bắt đầu từ năm 2005, khi Kariko và Weissman công bố một phát hiện mang tính đột phá. Họ báo cáo rằng có thể dùng mRNA để sản xuất protein. Đại khái là khi họ thêm mRNA vào tế bào thì tế báo lập tức tiêu diệt mRNA, nhưng khi họ thay đổi một chút mRNA thì thì tế bào sản xuất ra protein mà họ chọn. Nói cách khác, họ có thể dùng mRNA để 'chỉ thị' cho tế bào sản xuất protein mà họ muốn.
Đó là một khám phá độc đáo, nhưng thời đó thì giới khoa học không tin hay không mấy quan tâm. Thời đó, đa số đều nghĩ đến tiêm chủng, chớ không nghĩ đến vaccine mRNA. Do đó, khi họ gởi bản thảo bài báo khoa học đến các tập san lớn thì đều bị từ chối. Cuối cùng thì có tập san Immunity chấp nhận công bố bài báo.
Dù bài báo được công bố, Weissman và Kariko vẫn còn gặp khó khăn. Họ viết grant xin tiền tài trợ để làm nghiên cứu tiếp, nhưng grant của họ bị từ chối. May mắn thay, có 2 công ti sinh học quan tâm: Moderna ở Mĩ và BioNTech ở Đức.
Hai công ti này sản xuất mRNA vaccines cho cúm mùa và vài bệnh khác, nhưng họ chưa thử nghiệm lâm sàng. Thế rồi, dịch Vũ Hán bùng phát, và cơ hội đã đến để thử nghiệm lâm sàng. Moderna và BioNTech dựa vào khám phá của Kariko và Weissman để sản xuất vaccine có hiệu quả rất cao mà chúng ta sử dụng ngày nay.
Như các bạn thấy, thân phận của người làm khoa học gốc di dân trong thế giới khoa học phương Tây rất khổ. Bà Katalin Karikó là một trường hợp khá tiêu biểu. Có ý tưởng hay và tiền phong, nhưng giới đồng nghiệp không tin và không xin được tài trợ (grant). Mà, trong thế giới khoa học phương Tây, có được tài trợ từ các nguồn uy tín là đồng nghĩa với vinh quang, còn không có tài trợ thì rất khó được thăng tiến trong sự nghiệp. Nhiều người phải 'nghỉ hưu sớm' vì không có được tài trợ. Bất cứ ai làm khoa học đều có thể cảm nhận nỗi khổ của bà.
Nhưng sự kiên trì và bền bĩ theo đuổi ý tưởng của bà thì cuối cùng cũng đem đến kết cục có hậu. Đóng góp của bà rất lớn vì giúp cứu hàng triệu người trên thế giới, và bà rất đáng được trao giải thưởng Nobel.
1632913270446.jpeg
GS NVT

Hình từ www.pennmedicine.org
 
Last edited:
Nhưng có điều kiện phát triển thì vẫn hơn bọn đấm chay. :shame:
Thế thể thao làm theo Mỹ buff tổng lực rồi chọn, hay như China chọn gà nòi rồi buff thì thằng nào sẽ ra lứa vận động viên tốt hơn.
 
Nội dung với tiêu đề của ông thớt chỉ áp dụng với người lương thiện, có ý chí thôi nhé, gặp người tiểu nhân, ăn ở ác là chẳng khác gì thả hổ về rừng.
Với Vozer khác thì hãy hiểu ý nghĩa thread mà ông thớt muốn đề cập, khoan bật auto chửi. :rolleyes:
 
Gia đình có học thức cao,vợ chồng hạnh phúc biết cư xử xã hội, sống lành mạnh.Thì con cái sinh ra khả năng cao là cũng thành winner
 
Nói vậy ko đúng lắm đâu. gia đình ảnh hưởng đến nhân cách và văn hóa 1 người lắm. dĩ nhiên ở triều tiên thì khác.
 
đương nhiên, thế mà cũng nói
nhưng tỷ lệ bao nhiêu so với có giáo dục :doubt:
giống như học đại học - không học đại học vậy
 
Nhưng có điều kiện phát triển thì vẫn hơn bọn đấm chay. :shame:
Thế thể thao làm theo Mỹ buff tổng lực rồi chọn, hay như China chọn gà nòi rồi buff thì thằng nào sẽ ra lứa vận động viên tốt hơn.
Bọn tàu coi người như súc vật, vi phạm quyền con người vì quyền lợi lãnh đạo, có gì đáng tự hào?
 
Last edited:
Bán thịt ko hẳn là ko có giáo dục đâu. Nhiều khi hoàn cảnh đưa đẩy bán thịt nhưng rất thông minh thì sao? Ko thể đánh giá bằng 1 câu như thế dc. Ngoài ra còn những người khác xung quanh nữa, đâu chỉ 1 người.
 
Giáo dục không chỉ là học con chữ con số đâu nên không thể đánh giá qua cái nghề của họ được
 
Có những gia đình bố mẹ có học thức nhưng con cái mất nết mất dạy thì cũng có những gia đình bần hàn nhưng con cái có học thức có tầm nhìn, không có gì là tuyệt đối cả nhưng tỷ lệ như thế nào thì ai cũng biết. Trong quá trình phát triển của bản thân không chỉ có chịu ảnh hưởng từ gia đình mà còn có các mối quan hệ xung quanh nữa. Ví dụ như bạn bè, người quen, đồng nghiệp,...đều là những người có ảnh hưởng, tác động rất lớn.

Gửi từ Một thế giới khác... bằng vozFApp
 
Back
Top