Khi các bác chọn mua cp nên nhìn vào câu chuyện của từng doanh nghiệp đó để đầu tư, nếu trong tương lai mà câu chuyện đó không còn như lúc đặt ra ban đầu thì phải thoái vốn thay vì cố giữ. Nó cũng như ván bài poker vậy, từng lá bài các fen rút ra, nếu nó đem lại 1 hand mạnh hơn (flush, full house, v...v..) thì chúng ta sẽ raise thêm tiền, còn nếu như vẫn chỉ là high card, pair thì phải tính đến chuyện fold để bảo toàn vốn
Tất cả những điều này cần phải có thời gian đầu tư lâu dài mới gặt hái được. Đây là một số cp trong danh mục trong danh mục của tôi, mỗi cty cũng chứa đựng những câu chuyện riêng cùng kì vọng cho tương lai
View attachment 2688774
MBS: Ctck có thị phần khách hàng cá nhân khá ổn & đang tăng dần theo từng năm. Nằm trong hệ sinh thái của MBBank, hiện tại vẫn niêm yết ở HNX, trong tương lai vẫn còn rất nhiều tăng trưởng
View attachment 2688775
FOX, FPT: Nắm giữ mảng công nghệ, viễn thông... Chỉ riêng thị trường VN có tận 100 triệu dân, mảng viễn thông thời gian gần đây liên tục được phát triển, chạy đua để nâng cấp từ 3G, 4G, lên 5G, nhu cầu viễn thông không chỉ tăng cao ở khách hàng cá nhân mà còn tới ở mảng doanh nghiệp khi VN tiếp tục được nước ngoài đầu tư vào. Câu chuyện FPT cũng giống như FOX, hơn nữa FPT cũng đang mở rộng kinh doanh ra nước ngoài nên kì vọng tăng trưởng của FPT sẽ vẫn còn tiếp tục trong ít nhất 5 năm nữa. Rủi ro duy nhất đối với FPT có lẽ là hiệu quả của những mảng đầu tư (Chip) chưa rõ ràng
View attachment 2688777
Quy mô 100 tr dân & tương lai dân số già hóa sẽ tạo nhiều áp lực nhưng cùng đó là cơ hội cho ngành chăm sóc y tế lẫn ngành dược. IMP là một trong những cty trước khi đc SK đầu tư vào thì đã có nhiều quỹ đầu tư nắm cổ phần trong đó. IMP cũng khá mạnh về sản xuất kháng sinh trong khi VN thì phải đối mặt với tình trạng kháng thuốc kháng sinh & thiếu thuốc, tôi kì vọng việc nắm giữ IMP là một khoảng đầu tư đem lại hiệu quả lớn trong tương lai
View attachment 2688780
Việt Nam đang cố trở thành 1 trung tâm logistic tầm cỡ quốc tế, cho dù kế hoạch này có thất bại thì với quy mô dân số, VN cũng vẫn sẽ là 1 trung tâm logistic lớn phục vụ cho khu vực ĐNÁ. Nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng ở VN nhằm đáp ứng đầu tư nước ngoài cũng sẽ đem lại lợi ích cho những cty như GMD
View attachment 2688782
Một trong những CTCK lớn nhất & đi đầu ở VN không chỉ trong lĩnh vực chứng khoán mà còn cả ở lĩnh vực quản lí tài sản đầu tư, thật sự rất khó nghĩ ra được lí do để tôi không đầu tư vào SSI...
View attachment 2688784
4 ngân hàng là 4 câu chuyện khác nhau
VIB mạnh về cho vay mua oto, MBB khá toàn diện & còn nắm nhiều mảng khác trong lĩnh vực tài chính như ck (MBS), bảo hiểm (MIG, MB Ageas), v...v... VPB mạnh về cho vay tiêu dùng & đang lấn sang mảng ck với VPBanks, ACB thì có câu chuyện lợi nhuận tốt & mức nợ xấu thấp, quản trị rủi ro rất tốt
View attachment 2688786
VN là một trong những nước nằm trong diện bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng cho 100tr dân là một điều cấp thiết & REE đem lại exposure vào những ngành năng lượng như điện nước khá tốt, cty cũng có track record kinh doanh tốt trong quá khứ, là một lựa chọn tốt & an toàn thay vì chạy theo việc đầu tư vào những doanh nghiệp điện mặt trời vẫn chưa chứng minh được hiệu quả kinh doanh của mình
View attachment 2688791
Bđs có lẽ là ngành duy nhất mình khó nắm bắt được & khá ngại đầu tư vì nhiều vấn đề như luật pháp, v..v... NLG là 1 trong 2 cty bđs duy nhất mình đang nắm giữ. NLG là nhà phát triển bđs khá có tiếng ở phía Nam, mặc cho khủng hoảng bđs vừa qua thì có vẻ NLG vẫn đứng vững, cho thấy họ có sự chuẩn bị tốt về quản trị rủi ro vậy nên câu chuyện trong tương lai vẫn sẽ còn nhiều điều thú vị.
Tất nhiên đây chỉ là kì vọng của từng ngành, từng cty thôi, ngoài những kì vọng này, các bác còn phải đọc bctc, danh sách cổ đông, lãnh đạo, cổ tức, v..v.. của cty để tìm ra được cty mình mong muốn