[Thảo luận] Chữ hiếu, chữ nghĩa và lý trí

luvziro

Senior Member
Chủ đề này đã thảo luận rất nhiều, và chưa có hồi kết. Nhân vụ topic "con cái có phải báo hiếu bố mẹ không?", tôi có vài suy nghĩ.

Nếu cuộc sống bình thường thì con cái báo hiếu cũng dễ. 1 năm gặp bố mẹ chục lần nếu gần, mỗi tháng biếu bố mẹ 10 triệu cũng dễ luôn. Đón bố mẹ đến ở cùng cũng dễ. Thuê người chăm bố mẹ 7 8 triệu 1 tháng cũng rất dễ.

Nhưng tôi có gặp vài trường hợp này mà tôi gặp, cũng khó nghĩ. Các anh nêu quan điểm xem sao:

1. Kinh tế gia đình thường thường bậc trung: bố mẹ già có miếng đất, con cái tự lập ổn định mua được căn nhà/ căn chung cư đôi tỷ.
Đứa cháu đang học tiểu học thì bà nội bị ung thư.

Để điều trị thì bà nội bán miếng đất. Con trai và con dâu thay nhau nghỉ việc vào viện chăm. 1 thời gian thì hết miếng đất đó. Và con trai với con dâu, báo hiếu, bán luôn căn nhà hiện tại để lo cho bà nội.

Đứa cháu, lẽ ra học trường quốc tế, phải chuyển qua học trường công, trường huyện ở quê. Nhà riêng thành nhà thuê. Bố mẹ bị trừ lương thậm chí nghỉ làm... Vì rõ ràng là không có công ty nào chấp nhận nhân viên phải nghỉ việc 1 tháng 3 4 ngày đâu.

Thế hệ tiếp theo thay vì hưởng 1 kết quả đào tạo cực tốt, 1 cuộc sống cực tốt, thì quay trở lại điểm xuất phát của ông bà nó ngày xưa. Đi làm thuê, ở nhà thuê, không có vốn vào đời.

2. Đổi lại không phải bố mẹ, mà là đứa con. Sinh ra bị não úng thủy, bị tim bẩm sinh... Phải vào Nhi 2 tuyến cuối. Nếu anh chị điều trị thì khánh kiệt kinh tế, bán nhà bán cửa mà chưa chắc đã khỏi. Chữa cho nó sống được tới 4 5 tuổi nó đi.

Các anh chị có dám bỏ đứa con để dành kinh tế cho đứa tiếp theo không?

3. Cái này tôi gặp thực tế luôn.
Đứa con gái chuẩn bị lấy chồng, đang làm công nhân nhà máy Bắc Ninh lương 10 triệu, cày cuốc làm thêm được gần 15 triệu 1 tháng. Có tương lai thoát nghèo, thoát ruộng - công việc mà 3 4 đời bà ngoại phải làm.
Đùng cái, bà ngoại phát hiện ung thư.
Đứa con xin nghỉ để chăm mẹ. Trả lại lễ vật xin cưới vì không muốn liên lụy tới nhà trai.
Bà mẹ 1 ngày đẹp trời, uống thuốc sâu tự tử vì không muốn con mình cháu mình vì mình mà mất tương lai.

Các anh thử thảo luận công tâm xem.

Kinh tế nhà tôi khá so với xã hội, có của ăn của để. Bố mẹ tôi mua bảo hiểm nhiều, nếu có ung thư là được đền 1 cục, mà khi nghĩ tới trường hợp đó cũng toát mồ hôi ra đấy.

4. Tôi đi làm từ thiện rất nhiều.
Các anh muốn hiểu cảnh khánh kiệt kinh tế là thế nào thì tới Trần Đại Nghĩa Lê Thanh Nghị nhờ người ta chỉ cho xóm chạy thận. Tới cái mức mà phát gạo còn dư 2 thùng carton 2 bà đánh nhau vì chia không đều.
Họ cũng làm ruộng ở quê, nếu không vướng bệnh tật con cái thì họ có thể sống khá.
 
Last edited:
Chủ đề này đã thảo luận rất nhiều, và chưa có hồi kết. Nhân vụ topic "con cái có phải báo hiếu bố mẹ không?", tôi có vài suy nghĩ.

Nếu cuộc sống bình thường thì con cái báo hiếu cũng dễ. 1 năm gặp bố mẹ chục lần nếu gần, mỗi tháng biếu bố mẹ 10 triệu cũng dễ luôn. Đón bố mẹ đến ở cùng cũng dễ. Thuê người chăm bố mẹ 7 8 triệu 1 tháng cũng rất dễ.

Nhưng tôi có gặp vài trường hợp này mà tôi gặp, cũng khó nghĩ. Các anh nêu quan điểm xem sao:

1. Kinh tế gia đình thường thường bậc trung: bố mẹ già có miếng đất, con cái tự lập ổn định mua được căn nhà/ căn chung cư đôi tỷ.
Đứa cháu đang học tiểu học thì bà nội bị ung thư.

Để điều trị thì bà nội bán miếng đất. Con trai và con dâu thay nhau nghỉ việc vào viện chăm. 1 thời gian thì hết miếng đất đó. Và con trai với con dâu, báo hiếu, bán luôn căn nhà hiện tại để lo cho bà nội.

Đứa cháu, lẽ ra học trường quốc tế, phải chuyển qua học trường công, trường huyện ở quê. Nhà riêng thành nhà thuê. Bố mẹ bị trừ lương thậm chí nghỉ làm... Vì rõ ràng là không có công ty nào chấp nhận nhân viên phải nghỉ việc 1 tháng 3 4 ngày đâu.

Thế hệ tiếp theo thay vì hưởng 1 kết quả đào tạo cực tốt, 1 cuộc sống cực tốt, thì quay trở lại điểm xuất phát của ông bà nó ngày xưa. Đi làm thuê, ở nhà thuê, không có vốn vào đời.

2. Đổi lại không phải bố mẹ, mà là đứa con. Sinh ra bị não úng thủy, bị tim bẩm sinh... Phải vào Nhi 2 tuyến cuối. Nếu anh chị điều trị thì khánh kiệt kinh tế, bán nhà bán cửa mà chưa chắc đã khỏi. Chữa cho nó sống được tới 4 5 tuổi nó đi.

Các anh chị có dám bỏ đứa con để dành kinh tế cho đứa tiếp theo không?

3. Cái này tôi gặp thực tế luôn.
Đứa con gái chuẩn bị lấy chồng, đang làm công nhân nhà máy Bắc Ninh lương 10 triệu, cày cuốc làm thêm được gần 15 triệu 1 tháng.
Bà mẹ cũng phát hiện ung thư.
Đứa con xin nghỉ để chăm mẹ. Trả lại lễ vật xin cưới vì không muốn liên lụy tới nhà trai.
Bà mẹ 1 ngày đẹp trời, uống thuốc sâu tự tử vì không muốn con mình cháu mình vì mình mà mất tương lai.

Các anh thử thảo luận công tâm xem.

Kinh tế nhà tôi khá so với xã hội, có của ăn của để. Bố mẹ tôi mua bảo hiểm nhiều, nếu có ung thư là được đền 1 cục, mà khi nghĩ tới trường hợp đó cũng toát mồ hôi ra đấy.
đức, k biết bình luận gì, pha ấm trà đợi # dưới
 
chấm cái đã
Chủ đề này đã thảo luận rất nhiều, và chưa có hồi kết. Nhân vụ topic "con cái có phải báo hiếu bố mẹ không?", tôi có vài suy nghĩ.

Nếu cuộc sống bình thường thì con cái báo hiếu cũng dễ. 1 năm gặp bố mẹ chục lần nếu gần, mỗi tháng biếu bố mẹ 10 triệu cũng dễ luôn. Đón bố mẹ đến ở cùng cũng dễ. Thuê người chăm bố mẹ 7 8 triệu 1 tháng cũng rất dễ.

Nhưng tôi có gặp vài trường hợp này mà tôi gặp, cũng khó nghĩ. Các anh nêu quan điểm xem sao:

1. Kinh tế gia đình thường thường bậc trung: bố mẹ già có miếng đất, con cái tự lập ổn định mua được căn nhà/ căn chung cư đôi tỷ.
Đứa cháu đang học tiểu học thì bà nội bị ung thư.

Để điều trị thì bà nội bán miếng đất. Con trai và con dâu thay nhau nghỉ việc vào viện chăm. 1 thời gian thì hết miếng đất đó. Và con trai với con dâu, báo hiếu, bán luôn căn nhà hiện tại để lo cho bà nội.

Đứa cháu, lẽ ra học trường quốc tế, phải chuyển qua học trường công, trường huyện ở quê. Nhà riêng thành nhà thuê. Bố mẹ bị trừ lương thậm chí nghỉ làm... Vì rõ ràng là không có công ty nào chấp nhận nhân viên phải nghỉ việc 1 tháng 3 4 ngày đâu.

Thế hệ tiếp theo thay vì hưởng 1 kết quả đào tạo cực tốt, 1 cuộc sống cực tốt, thì quay trở lại điểm xuất phát của ông bà nó ngày xưa. Đi làm thuê, ở nhà thuê, không có vốn vào đời.

2. Đổi lại không phải bố mẹ, mà là đứa con. Sinh ra bị não úng thủy, bị tim bẩm sinh... Phải vào Nhi 2 tuyến cuối. Nếu anh chị điều trị thì khánh kiệt kinh tế, bán nhà bán cửa mà chưa chắc đã khỏi. Chữa cho nó sống được tới 4 5 tuổi nó đi.

Các anh chị có dám bỏ đứa con để dành kinh tế cho đứa tiếp theo không?

3. Cái này tôi gặp thực tế luôn.
Đứa con gái chuẩn bị lấy chồng, đang làm công nhân nhà máy Bắc Ninh lương 10 triệu, cày cuốc làm thêm được gần 15 triệu 1 tháng. Có tương lai thoát nghèo, thoát ruộng - công việc mà 3 4 đời bà ngoại phải làm.
Đùng cái, bà ngoại phát hiện ung thư.
Đứa con xin nghỉ để chăm mẹ. Trả lại lễ vật xin cưới vì không muốn liên lụy tới nhà trai.
Bà mẹ 1 ngày đẹp trời, uống thuốc sâu tự tử vì không muốn con mình cháu mình vì mình mà mất tương lai.

Các anh thử thảo luận công tâm xem.

Kinh tế nhà tôi khá so với xã hội, có của ăn của để. Bố mẹ tôi mua bảo hiểm nhiều, nếu có ung thư là được đền 1 cục, mà khi nghĩ tới trường hợp đó cũng toát mồ hôi ra đấy.
 
Bà ngoại t đây cũng ung thư. Cô dì mỗi người góp ít chứ chả ai hơi đâu mà bán tài sản đi chữa
Già rồi thì chắc chắn là phải chết, đấy là quy luật tự nhiên k ai chống lại đc
 
Tôi luôn là người sống lý trí. Nhưng càng sống thì tôi càng hiểu là trong cuộc sống sẽ luôn phát sinh nhưng quyết định khó khăn, mà lý trí không thể giải quyết được. Những chuyện như thớt nói nó chả có cách giải quyết nào là đúng hay sai cả. Khi rơi vào những trường hợp đó, mỗi người sẽ đều phải quyết định theo cảm tính, mà đã gọi là cảm tính thì nó phụ thuộc vào vô cùng nhiều tố, người trong cuộc cũng không thể nào kiểm soát hết.

Những trường hợp trên, các ông cứ nghĩ như là mình đang nợ 1 nỗi đau khổ. Nếu trả hết 1 lượt thì sẽ rất đau, nhưng sau đó thì thôi. Còn nếu trả góp thì sẽ đau dần dần, từ từ, nhưng khi cộng thêm lãi suất thì tổng cộng nỗi đau sẽ lớn hơn nhiều. Nhưng đối với nhiều người thì họ không đủ "vốn" để trả 1 lần. Thậm chí việc trả 1 lần này có thể khiến họ sốc và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, nên họ chọn trả góp cũng không hẳn là sai. Những người dám chọn việc bỏ đi sinh mạng của người thân là những người cực kỳ dũng cảm, vì họ không chỉ phải đứng vững trước những ý kiến bên ngoài mà việc khó hơn là phải đứng vững trước suy nghĩ của bản thân.
 
Nếu anh vào xóm chạy thận anh mới hiểu cái cảnh 1 thế hệ khổ 3 4 thế hệ là thế nào. Họ khánh kiệt tới mức 2 cái thùng carton đánh nhau vì chia không đều.
Cậu ruột tôi chạy thận 6 năm tại bệnh viện 115 đây anh ơi. Gia đình tôi vẫn hỗ trợ cho đến lúc cậu mất, cũng chẳng có gì là ghê gớm cả
 
Back
Top