[Thảo luận] Định hướng con trẻ trong tương lai

bớt đọc sách hạt giống tâm hồn đi
chính xác, t bỏ cả thùng sách loại này
lượn vô mấy group trên FB thấy kinh hoàng vì bọn trẻ ko đọc sách kiến thức mà cắm đầu đọc loại hạt giống tâm hồn + ngôn tình
 
Sau này có con thì tầm 9 10t dạy nó buôn bán lặt vặt. Độ 15t thì thuê một giảng viên kinh tế về dạy tài chính-kế toán cho nó, phần đại cương thôi là được. Sau đó cho nó theo tôi đi đầu tư chứng khoán, bất động sản. Vậy là đủ :smile:
Phải dạy con cháu biết làm việc và đầu tư từ sớm, rồi thấy đứa nào biết suy nghĩ thì độ 18t cho vốn làm ăn :byebye:
 
Có nhiều cám dỗ mà mình cũng ko thể nào vượt qua hoặc chưa vượt qua cho nên mình sẽ trung thực mà nói với con.
Thích phong cách dạy con của Châu âu, mỹ và hướng con phát triển như vậy. Nói chung nước sôi tới đâu lo tới đó chứ giờ vẫn đang chạy cơm. Kỳ thực mà nói hôn nhân ko dễ đâu.
 
Chào các thím, em và đứa bạn(con gái) vừa tranh cãi về vấn đề định hướng cho con sau này khi nó đạt độ tuổi 15 đến 20. Định hướng e nói đến ở đây là định hướng cho tương lai, nghề nghiệp, cuộc sống sau này. Bọn e có suy nghĩ như thế này:
1. BẠN EM
  • Có xu hướng để con phát triển tự do, nó có thể ước mơ và làm bất kì những gì mà nó muốn
  • Luôn nói là cho con cái cần câu cơm (hàm ý ở đây là kiến thức, sự dạy dỗ từ nhỏ..) còn lại sau khi tốt nghiệp tự lo mọi thứ
  • Không quá quan tâm đến việc con thích làm gì hay muốn gì, chỉ đơn giản là hậu thuẫn nó miễn là nó thích.
  • Cho rằng cuộc sống chỉ đơn giản làm cái gì con cái thích là được, sẽ sống hạnh phúc mỗi ngày là được, còn lại nó sẽ phải tự lo.
  • Cho rằng ko nên thọc quá sâu vào đời sống con cái khi nó ở độ tuổi đang trưởng thành (18 ~ 20 tuổi)

Cá nhân e ko đồng tình hoàn toàn với cách nghĩ trên, thế hệ chúng ta cũng lớn lên với ước mơ này ước mơ kia nhưng cũng bị vùi dập bởi miếng cơm manh áo, bởi vòng xoáy cuộc sống. Chính những người mạnh về tài chính họ lại có cuộc sống thoải mái hạnh phúc hơn. Với em ước mơ chỉ đơn giản là 1 niềm yêu thích cái gì đó trong 1 thời điểm đó và khó kéo dài mãi nếu ko có động lực nuôi dưỡng.
2. EM
  • Em thì thực tế hơn, cho rằng mục tiêu sẽ ko nuôi nổi bản thân nếu nó ko phù hợp, tất nhiên là dân chủ thôi, ko ép con phải làm cái gì nếu nó thực sự ko muốn
  • Dạy cho nó hiểu phần nào về cuộc sống, kinh tế, đặc thù nghề nghiệp trong xã hội(điều mà thế hệ chúng ta ko được dạy)
  • Tìm ra đc điểm mạnh + yếu của con, dạy nó hiểu rằng nên làm cái mình mạnh chứ ko nên làm cái mình ước mơ, trừ khi 2 cái đó bổ trợ cho nhau
  • Cho nó làm thử nghiệm 1 số công việc (dưới dạng thực tập ngắn ngày) để nó phần nào hình dung về công việc nó sẽ làm trong tương lai, điều này nên được làm trước 18 tuổi (do em cũng trải qua nhiều lĩnh vực rồi nên cũng có chút kiến thức).
  • Dự đoán và đi theo xu thế thị trường, cho nó học những ngành tốt và cần nhất cho xã hội vào thời điểm nó bắt đầu đi làm (ví dụ hiện tại ngành hot là IT và các công việc liên quan công nghệ...), có thể cho nó làm quen với đầu tư, tính toán.
  • Cho nó thấy cuộc sống của người giàu và nghèo khác nhau như thế nào, để nó hiểu giá trị đồng tiền
Em xin nhắc lại là tất cả những điều trên chỉ dạy cho con dựa trên tinh thần dân chủ, có học có hiểu biết sẽ có thưởng chứ ko phải nhồi nhét thái quá vào đầu con cái. Suy nghĩ của em là ko kì vọng vào con quá nhiều mà cho nó 1 mục tiêu đủ lớn để nó theo đuổi, mình chỉ là người hướng dẫn dưới dạng quân sư cho nó cho đến khi nó trưởng thành.

Rất mong nhận được nhiều ý kiến của các thím, đặc biệt là các bố trẻ tuổi trên 30 vào chia sẻ ý kiến để em có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này. :big_smile:

Gửi từ Samsung SM-G998B bằng vozFApp
mình thấy mình nên dạy con theo cả fen với bạn kia. cái nào hay thì cho theo ahehê
 
Chào các thím, em và đứa bạn(con gái) vừa tranh cãi về vấn đề định hướng cho con sau này khi nó đạt độ tuổi 15 đến 20. Định hướng e nói đến ở đây là định hướng cho tương lai, nghề nghiệp, cuộc sống sau này. Bọn e có suy nghĩ như thế này:
1. BẠN EM
  • Có xu hướng để con phát triển tự do, nó có thể ước mơ và làm bất kì những gì mà nó muốn
  • Luôn nói là cho con cái cần câu cơm (hàm ý ở đây là kiến thức, sự dạy dỗ từ nhỏ..) còn lại sau khi tốt nghiệp tự lo mọi thứ
  • Không quá quan tâm đến việc con thích làm gì hay muốn gì, chỉ đơn giản là hậu thuẫn nó miễn là nó thích.
  • Cho rằng cuộc sống chỉ đơn giản làm cái gì con cái thích là được, sẽ sống hạnh phúc mỗi ngày là được, còn lại nó sẽ phải tự lo.
  • Cho rằng ko nên thọc quá sâu vào đời sống con cái khi nó ở độ tuổi đang trưởng thành (18 ~ 20 tuổi)

Cá nhân e ko đồng tình hoàn toàn với cách nghĩ trên, thế hệ chúng ta cũng lớn lên với ước mơ này ước mơ kia nhưng cũng bị vùi dập bởi miếng cơm manh áo, bởi vòng xoáy cuộc sống. Chính những người mạnh về tài chính họ lại có cuộc sống thoải mái hạnh phúc hơn. Với em ước mơ chỉ đơn giản là 1 niềm yêu thích cái gì đó trong 1 thời điểm đó và khó kéo dài mãi nếu ko có động lực nuôi dưỡng.
2. EM
  • Em thì thực tế hơn, cho rằng mục tiêu sẽ ko nuôi nổi bản thân nếu nó ko phù hợp, tất nhiên là dân chủ thôi, ko ép con phải làm cái gì nếu nó thực sự ko muốn
  • Dạy cho nó hiểu phần nào về cuộc sống, kinh tế, đặc thù nghề nghiệp trong xã hội(điều mà thế hệ chúng ta ko được dạy)
  • Tìm ra đc điểm mạnh + yếu của con, dạy nó hiểu rằng nên làm cái mình mạnh chứ ko nên làm cái mình ước mơ, trừ khi 2 cái đó bổ trợ cho nhau
  • Cho nó làm thử nghiệm 1 số công việc (dưới dạng thực tập ngắn ngày) để nó phần nào hình dung về công việc nó sẽ làm trong tương lai, điều này nên được làm trước 18 tuổi (do em cũng trải qua nhiều lĩnh vực rồi nên cũng có chút kiến thức).
  • Dự đoán và đi theo xu thế thị trường, cho nó học những ngành tốt và cần nhất cho xã hội vào thời điểm nó bắt đầu đi làm (ví dụ hiện tại ngành hot là IT và các công việc liên quan công nghệ...), có thể cho nó làm quen với đầu tư, tính toán.
  • Cho nó thấy cuộc sống của người giàu và nghèo khác nhau như thế nào, để nó hiểu giá trị đồng tiền
Em xin nhắc lại là tất cả những điều trên chỉ dạy cho con dựa trên tinh thần dân chủ, có học có hiểu biết sẽ có thưởng chứ ko phải nhồi nhét thái quá vào đầu con cái. Suy nghĩ của em là ko kì vọng vào con quá nhiều mà cho nó 1 mục tiêu đủ lớn để nó theo đuổi, mình chỉ là người hướng dẫn dưới dạng quân sư cho nó cho đến khi nó trưởng thành.

Rất mong nhận được nhiều ý kiến của các thím, đặc biệt là các bố trẻ tuổi trên 30 vào chia sẻ ý kiến để em có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này. :big_smile:

Gửi từ Samsung SM-G998B bằng vozFApp
nhớ là dân chủ cho con nhé. Đừng áp đặt cho chúng nó
 
Giống fen, nhưng những quyết định quan trọng của nó thì mình sẽ để nó tự quyết và cố gắng ủng hộ con đường nó chọn
 
Giống fen, nhưng những quyết định quan trọng của nó thì mình sẽ để nó tự quyết và cố gắng ủng hộ con đường nó chọn

Tôi thì muốn hơn thế, dĩ nhiên phải trình bày giải thích cho con nó hiểu mong muốn của mình.
Bme nào chả bảo cho m lựa chọn, tự quyết định. Nhưng rồi sao, chúng ta sml hết, cơm áo gạo tiền nó dẫm cho ko ngóc đầu lên được. Cuộc đời đâu có dễ thế.
Vậy nên t hướng đến 1 dạng mentor cho con vậy :D

Gửi từ Samsung SM-G998B bằng vozFApp
 
Mình đang học Agile và thấy áp dụng vào dạy trẻ rất tốt nhé.

Quan điểm cá nhân là mình không muốn áp đặt gì lên con, vì mình là sản phẩm của sự áp đặt từ bố mẹ. Tới mức mà có thời điểm mình không thể tự quyết định đc bất cứ việc gì, mà làm gì luôn phải hỏi ý kiến.

Theo mình, tốt nhất là nên để bọn trẻ tự phát triển theo khả năng, cấm so sánh với đứa khác. Vì mỗi đứa có 1 khả năng riêng, môi trường riêng. Chỉ nên so sánh với chính nó mà thôi.

Thứ nữa, là mình sẽ cung cấp cho nó tất cả những gì nó cần, nhưng ko mang tính ra lệnh mà chỉ dừng ở mức support thôi. Ngoài ra cũng nên cho chúng tập quyết định để vấp ngã.

Ví dụ như ngày xưa bố mẹ mình thường ko nấu ăn, mà do 2 anh em tự nấu. Nhiều khi thấy có món hay hay, hoặc có ý tưởng mới cũng muốn nấu thử. Nhưng cứ nấu trái ý là về ăn đánh ngay. Cũng dễ hiểu vì hồi đó hoàn cảnh khó khăn, mua mãi mới đc ít tôm ít thịt nên không thể để mình mang ra làm trò đùa đc. Tuy nhiên, với hiện tại thì mình mong muốn chỉ đưa cho con miếng thịt, còn nó tự search để nấu ra bất kì món nào nó muốn. Nếu ko ăn đc thì gọi đồ về ăn. Quan trọng nó dám quyết định và nhìn ra đc hậu quả của quyết định đó.
 
Quan trọng nó dám quyết định và nhìn ra đc hậu quả của quyết định đó.
Riêng tôi thấy việc này là quá sức với đa số trẻ vị thành niên, nôm na là dưới 22.
Bao nhiêu đứa quyết tâm nào là bỏ ĐH, đi theo đam mê, rồi mới nhận ra là sở thích nhất thời, chả có đam mê mẹ gì, quay ra hối hận. Đó, cũng là dám quyết định và nhìn dc hậu quả nhưng chưa trải qua nên khó nói lắm.
Dĩ nhiên như tôi nói rất nhiều lần trong thớt này là ko có sự áp đặt nào cả, mọi việc chỉ mang tính chất mentor, mà đã là mentor ko thể quyết định thay người đc mentor được.
 
Back
Top