[Thảo luận] Định hướng con trẻ trong tương lai

Các anh ạ, anh thớt ạ. Thay vì ngồi đây nghĩ cách định hướng ntn cho con thì có lẽ tôi và các anh nên tự xử lý cuộc đời chính mình. Bởi vì sao?

Bởi vì chỉ khi cha mẹ có thành tựu, tư duy cha mẹ tốt thì tâm trí con mới bay bỗng, mạnh mẽ.

Còn cha mẹ gà chó thì có dạy kiểu gì cũng không bao giờ sinh được con rồng phượng đâu. Dù con các anh có học giỏi, thông minh các thứ thì cuối cùng tâm trí của nó cũng bị tù túng, đóng khung, không bao giờ có thể vượt giới hạn. Lớn lên cũng học đại học, ra trường đi làm chờ tin nhắn lương, trung niên cũng bụng phệ chém gió xl, cũng chết già mà không gây được ấn tượng gì với đời.
bớt đọc sách hạt giống tâm hồn đi
 
+1
tôi thấy mình học lên cao rồi ra trường có việc như hiện tại là do may mắn chọn đúng ngành và giỏi đúng việc chứ nếu đặt vào thời gian khác hoặc học ngành khác thì tôi chả biết đang làm gì. Mình ko có bố mẹ học rộng biết nhiều nên ko đc bố mẹ cho biết nhiều kiến thức về thế giới, xã hội, nghề nghiệp, ... thì cố gắng cho con cái được tốt hơn mình ở những điểm đó để nó lựa sức lựa thời mà tự chọn hướng đi phù hợp chứ không phải đâm đầu tù mù, tự mày mò như mình
Chính vì nghĩ vậy tôi mới có định hướng cho con cái như thế. Rõ ràng là có định hướng và mục tiêu nó giống như ra đời mà có 1 tấm bản đồ chỉ mình cần đi tới đích vậy. Tự hỏi thế hệ 9x chúng ta có bao nhiêu người hiện đã chết ở tuổi 30 vì 1 công việc ko thực sự thích, ko thực sự giỏi, nhưng vì áp lực cơm áo gạo tiền sao họ dám bỏ.
Chúc mừng thớt có cuộc sống tốt như hiện tại
 
Theo quan điểm của tôi, thì cho trí thức là đủ. Ngoại ngữ anh nhật tôi sẽ rèn từ bé. Nuôi đến khi tốt nghiệp đại học. Sau đó thì cút, tài sản tôi sẽ ko để lại cho nó 1 xu.
 
Theo quan điểm của tôi, thì cho trí thức là đủ. Ngoại ngữ anh nhật tôi sẽ rèn từ bé. Nuôi đến khi tốt nghiệp đại học. Sau đó thì cút, tài sản tôi sẽ ko để lại cho nó 1 xu.
Anh mà rèn đc cho nó ngoại ngữ best, định hướng best, chuyên ngành đúng thế mạnh, học trường top thì ra ngoài đi làm nó cũng vcl rồi :))
 
Anh mà rèn đc cho nó ngoại ngữ best, định hướng best, chuyên ngành đúng thế mạnh, học trường top thì ra ngoài đi làm nó cũng vcl rồi :))
2 vợ chồng tôi đều đang ở nhật, vợ tôi đang mang bầu. Tầm 2-3 tuổi lúc nó đang tập nói thì về nước. Vì tôi ko muốn nó nói được tiếng nhật mà ko nói được tiếng việt. Tôi nghĩ tiếng nhật vợ chồng tôi tự dạy được.
Còn tiếng anh thì đang suy nghĩ xem làm thế nào dạy từ bé được.
 
2 vợ chồng tôi đều đang ở nhật, vợ tôi đang mang bầu. Tầm 2-3 tuổi lúc nó đang tập nói thì về nước. Vì tôi ko muốn nó nói được tiếng nhật mà ko nói được tiếng việt. Tôi nghĩ tiếng nhật vợ chồng tôi tự dạy được.
Còn tiếng anh thì đang suy nghĩ xem làm thế nào dạy từ bé được.
Tui cũng đang giống vậy nhưng mà chuyện về VN học thì cũng còn suy nghĩ vì bên này miễn phí 100%. Nó thì vô trường bên này sẽ là song ngữ Anh / Phần Lan. Ở nhà thì cứ 100% tiếng Việt mà xài thôi, với lại cho nó giao du với cộng đồng người Việt nhiều chút là ổn, tui chỉ mong nó nói đc tiếng Việt là mừng.
 
2 vợ chồng tôi đều đang ở nhật, vợ tôi đang mang bầu. Tầm 2-3 tuổi lúc nó đang tập nói thì về nước. Vì tôi ko muốn nó nói được tiếng nhật mà ko nói được tiếng việt. Tôi nghĩ tiếng nhật vợ chồng tôi tự dạy được.
Còn tiếng anh thì đang suy nghĩ xem làm thế nào dạy từ bé được.

Đừng để nó nhiễm văn hóa làm việc như trâu, bán rẻ linh hồn của nhật nhá anh. :ROFLMAO::ROFLMAO:

Gửi từ Samsung SM-G998B bằng vozFApp
 
Chào các thím, em và đứa bạn(con gái) vừa tranh cãi về vấn đề định hướng cho con sau này khi nó đạt độ tuổi 15 đến 20. Định hướng e nói đến ở đây là định hướng cho tương lai, nghề nghiệp, cuộc sống sau này. Bọn e có suy nghĩ như thế này:
1. BẠN EM
  • Có xu hướng để con phát triển tự do, nó có thể ước mơ và làm bất kì những gì mà nó muốn
  • Luôn nói là cho con cái cần câu cơm (hàm ý ở đây là kiến thức, sự dạy dỗ từ nhỏ..) còn lại sau khi tốt nghiệp tự lo mọi thứ
  • Không quá quan tâm đến việc con thích làm gì hay muốn gì, chỉ đơn giản là hậu thuẫn nó miễn là nó thích.
  • Cho rằng cuộc sống chỉ đơn giản làm cái gì con cái thích là được, sẽ sống hạnh phúc mỗi ngày là được, còn lại nó sẽ phải tự lo.
  • Cho rằng ko nên thọc quá sâu vào đời sống con cái khi nó ở độ tuổi đang trưởng thành (18 ~ 20 tuổi)

Cá nhân e ko đồng tình hoàn toàn với cách nghĩ trên, thế hệ chúng ta cũng lớn lên với ước mơ này ước mơ kia nhưng cũng bị vùi dập bởi miếng cơm manh áo, bởi vòng xoáy cuộc sống. Chính những người mạnh về tài chính họ lại có cuộc sống thoải mái hạnh phúc hơn. Với em ước mơ chỉ đơn giản là 1 niềm yêu thích cái gì đó trong 1 thời điểm đó và khó kéo dài mãi nếu ko có động lực nuôi dưỡng.
2. EM
  • Em thì thực tế hơn, cho rằng mục tiêu sẽ ko nuôi nổi bản thân nếu nó ko phù hợp, tất nhiên là dân chủ thôi, ko ép con phải làm cái gì nếu nó thực sự ko muốn
  • Dạy cho nó hiểu phần nào về cuộc sống, kinh tế, đặc thù nghề nghiệp trong xã hội(điều mà thế hệ chúng ta ko được dạy)
  • Tìm ra đc điểm mạnh + yếu của con, dạy nó hiểu rằng nên làm cái mình mạnh chứ ko nên làm cái mình ước mơ, trừ khi 2 cái đó bổ trợ cho nhau
  • Cho nó làm thử nghiệm 1 số công việc (dưới dạng thực tập ngắn ngày) để nó phần nào hình dung về công việc nó sẽ làm trong tương lai, điều này nên được làm trước 18 tuổi (do em cũng trải qua nhiều lĩnh vực rồi nên cũng có chút kiến thức).
  • Dự đoán và đi theo xu thế thị trường, cho nó học những ngành tốt và cần nhất cho xã hội vào thời điểm nó bắt đầu đi làm (ví dụ hiện tại ngành hot là IT và các công việc liên quan công nghệ...), có thể cho nó làm quen với đầu tư, tính toán.
  • Cho nó thấy cuộc sống của người giàu và nghèo khác nhau như thế nào, để nó hiểu giá trị đồng tiền
Em xin nhắc lại là tất cả những điều trên chỉ dạy cho con dựa trên tinh thần dân chủ, có học có hiểu biết sẽ có thưởng chứ ko phải nhồi nhét thái quá vào đầu con cái. Suy nghĩ của em là ko kì vọng vào con quá nhiều mà cho nó 1 mục tiêu đủ lớn để nó theo đuổi, mình chỉ là người hướng dẫn dưới dạng quân sư cho nó cho đến khi nó trưởng thành.

Rất mong nhận được nhiều ý kiến của các thím, đặc biệt là các bố trẻ tuổi trên 30 vào chia sẻ ý kiến để em có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này. :big_smile:

Gửi từ Samsung SM-G998B bằng vozFApp
Tôi thấy cả 2 cách đều có cái đúng. Theo tôi nên kết hợp cả 2 cách 1 cách hài hoà, vừa đủ. Tự do trong khuôn khổ. Định hướng trong khuôn khổ. Như thế hay hơn là tự do hẳn hoặc quản chặt hẳn.
 
Tôi thấy cả 2 cách đều có cái đúng. Theo tôi nên kết hợp cả 2 cách 1 cách hài hoà, vừa đủ. Tự do trong khuôn khổ. Định hướng trong khuôn khổ. Như thế hay hơn là tự do hẳn hoặc quản chặt hẳn.
Thì cách của tôi là như vậy mà. Khi đến tuổi đó tôi xác định làm mentor cho con chứ ko phải boss của nó để bắt nó phải theo. Nó sẽ có những lời khuyên phù hợp, có những lựa chọn để lựa chọn và phải chịu trách nhiệm với lựa chọn đó. Mối quan hệ giống Khổng Minh - Lưu Bị ấy :))
 
Thì cách của tôi là như vậy mà. Khi đến tuổi đó tôi xác định làm mentor cho con chứ ko phải boss của nó để bắt nó phải theo. Nó sẽ có những lời khuyên phù hợp, có những lựa chọn để lựa chọn và phải chịu trách nhiệm với lựa chọn đó. Mối quan hệ giống Khổng Minh - Lưu Bị ấy :))
Vấn đề là sự tự do của nó có nằm trong suy nghĩ của bạn không. Vì bạn nghĩ như này là tự do, nhưng nó lại nghĩ thế kia mới là tự do. Cái nữa là tất cả chúng ta đang sống theo khuôn mẫu của xã hội. Việc chúng ta hướng con cái theo hướng đó cũng là đang áp đặt mà ko biết. Chừng nào cha mẹ thoát ra khỏi khuôn mẫu xã hội thì chừng đó con cái mới có thể thật sự được tự do chọn lựa. Còn tất nhiên. Sống giữa xã hội thì phải theo xã hội. Nhưng vẫn phải ý thức rằng đang theo nhiều hay ít.
 
Vấn đề là sự tự do của nó có nằm trong suy nghĩ của bạn không. Vì bạn nghĩ như này là tự do, nhưng nó lại nghĩ thế kia mới là tự do. Cái nữa là tất cả chúng ta đang sống theo khuôn mẫu của xã hội. Việc chúng ta hướng con cái theo hướng đó cũng là đang áp đặt mà ko biết. Chừng nào cha mẹ thoát ra khỏi khuôn mẫu xã hội thì chừng đó con cái mới có thể thật sự được tự do chọn lựa. Còn tất nhiên. Sống giữa xã hội thì phải theo xã hội. Nhưng vẫn phải ý thức rằng đang theo nhiều hay ít.
Việc nó cảm thấy tự do sẽ đạt được 2 tiêu chí:
1. Nó thực sự cảm thấy đc tự do và ko hề gò bó. Tôi đóng vai trò như 1 mentor, người hỗ trợ. Và đã là người hỗ trợ thì phải tôn trọng quyết định của nó dù nó ko đúng với ý mình. Tất nhiên, khi thời điểm đến, tôi sẽ phải nghiên cứu phương thức làm rất kĩ lưỡng chứ ko phải vài ý gạch đầu dòng như ở #1. Nào là nghiên cứu xã hội, thị trường việc làm, tâm lý trẻ thành niên, cách để bme làm bạn với con, cách đưa ra lời khuyên đúng đắn, cách để gắn bó với con hơn, bla bla....
2. Sự tự do của nó phải đúng với bản chất của tự do về ý chí, lựa chọn và tư duy. Rất nhiều các bạn trẻ 15 17 tuổi cãi cha cãi mẹ cho rằng mình đã lớn, tự quyết định được cuộc đời mình dẫn đến các hành động chống đối. Cái này tôi ko nói ba mẹ là đúng hoàn toàn nhưng chắc chắn có hệ quả. Hẳn là phần nào chúng ta thấy đc bản thân của ngày xưa.


Bản thân tôi cũng may mắn khi đc tự do sống cuộc đời của mình khi 18t nhưng cũng là bất lợi vì mình thiếu hoàn toàn kiến thức và định hướng xã hôi, nó cũng là nguyên nhân dẫn tới sự vất vả trong thời gian trưởng thành hiện tại.
 
Chào các thím, em và đứa bạn(con gái) vừa tranh cãi về vấn đề định hướng cho con sau này khi nó đạt độ tuổi 15 đến 20. Định hướng e nói đến ở đây là định hướng cho tương lai, nghề nghiệp, cuộc sống sau này. Bọn e có suy nghĩ như thế này:
1. BẠN EM
  • Có xu hướng để con phát triển tự do, nó có thể ước mơ và làm bất kì những gì mà nó muốn
  • Luôn nói là cho con cái cần câu cơm (hàm ý ở đây là kiến thức, sự dạy dỗ từ nhỏ..) còn lại sau khi tốt nghiệp tự lo mọi thứ
  • Không quá quan tâm đến việc con thích làm gì hay muốn gì, chỉ đơn giản là hậu thuẫn nó miễn là nó thích.
  • Cho rằng cuộc sống chỉ đơn giản làm cái gì con cái thích là được, sẽ sống hạnh phúc mỗi ngày là được, còn lại nó sẽ phải tự lo.
  • Cho rằng ko nên thọc quá sâu vào đời sống con cái khi nó ở độ tuổi đang trưởng thành (18 ~ 20 tuổi)

Cá nhân e ko đồng tình hoàn toàn với cách nghĩ trên, thế hệ chúng ta cũng lớn lên với ước mơ này ước mơ kia nhưng cũng bị vùi dập bởi miếng cơm manh áo, bởi vòng xoáy cuộc sống. Chính những người mạnh về tài chính họ lại có cuộc sống thoải mái hạnh phúc hơn. Với em ước mơ chỉ đơn giản là 1 niềm yêu thích cái gì đó trong 1 thời điểm đó và khó kéo dài mãi nếu ko có động lực nuôi dưỡng.
2. EM
  • Em thì thực tế hơn, cho rằng mục tiêu sẽ ko nuôi nổi bản thân nếu nó ko phù hợp, tất nhiên là dân chủ thôi, ko ép con phải làm cái gì nếu nó thực sự ko muốn
  • Dạy cho nó hiểu phần nào về cuộc sống, kinh tế, đặc thù nghề nghiệp trong xã hội(điều mà thế hệ chúng ta ko được dạy)
  • Tìm ra đc điểm mạnh + yếu của con, dạy nó hiểu rằng nên làm cái mình mạnh chứ ko nên làm cái mình ước mơ, trừ khi 2 cái đó bổ trợ cho nhau
  • Cho nó làm thử nghiệm 1 số công việc (dưới dạng thực tập ngắn ngày) để nó phần nào hình dung về công việc nó sẽ làm trong tương lai, điều này nên được làm trước 18 tuổi (do em cũng trải qua nhiều lĩnh vực rồi nên cũng có chút kiến thức).
  • Dự đoán và đi theo xu thế thị trường, cho nó học những ngành tốt và cần nhất cho xã hội vào thời điểm nó bắt đầu đi làm (ví dụ hiện tại ngành hot là IT và các công việc liên quan công nghệ...), có thể cho nó làm quen với đầu tư, tính toán.
  • Cho nó thấy cuộc sống của người giàu và nghèo khác nhau như thế nào, để nó hiểu giá trị đồng tiền
Em xin nhắc lại là tất cả những điều trên chỉ dạy cho con dựa trên tinh thần dân chủ, có học có hiểu biết sẽ có thưởng chứ ko phải nhồi nhét thái quá vào đầu con cái. Suy nghĩ của em là ko kì vọng vào con quá nhiều mà cho nó 1 mục tiêu đủ lớn để nó theo đuổi, mình chỉ là người hướng dẫn dưới dạng quân sư cho nó cho đến khi nó trưởng thành.

Rất mong nhận được nhiều ý kiến của các thím, đặc biệt là các bố trẻ tuổi trên 30 vào chia sẻ ý kiến để em có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này. :big_smile:

Gửi từ Samsung SM-G998B bằng vozFApp

Cá nhân t thấy thớt giống các cụ nhà t. Mồm thì bảo con thích làm tn thì làm nhưng chỉ là dối lòng.
:)
1. Thế nào là dạy con trên tinh thần dân chủ ? Nếu con thớt k nghe khuyên mà muốn làm theo ý nó ( cùng với nhận thức ở lứa tuổi của nó) thì thớt sẽ phản ứng ntn.8-) t tin là sẽ k hề ưng tí nào
2. Dạy cho nó cuộc sống, kte,abc...
Thế bạn thớt cũng dạy mà. Khác gì đâu. Bạn thớt k nói k có nghĩa là k dạy. Ước mơ của con bạn thớt cũng sẽ là ước mơ dựa trên nền tảng dạy dỗ (cái cần câu cơm) chứ k phải đùng cái năm 20 tuổi bảo con muốn làm cave.:big_smile:
3. Dự đoán và đi theo xu hướng thị trường thì thớt đương nhiên sẽ làm đc.( mục đích vẫn là ĐỊNH HƯỚNG DÂN CHỦ CHO CON)
4. Tìm ra điểm mạnh, cho nó trải nghiệm,...thì mình nói thật tuýp phụ huynh như thớt nghĩ thôi chứ thường k làm được hoặc chỉ làm đc phần nào.
Vì hành động của con thớt vẫn dựa vào cái khuôn của thớt là nhiều.

Hãy nghĩ thoáng ra và tư duy tiến bộ như bạn của thớt. Đừng vì sự sợ sai, sợ thất bại của mình mà gò bó nó. Hãy thật sự cho con tự do để nó phát huy. Định hướng lúc còn nhỏ khi nó chưa đủ nhận thức thôi. Còn Trẻ con sau này 18 20 là lớn lắm rồi. Nó tự quyết được. Có sai thì cũng sẽ đứng lên đc thôi nhờ nền tảng lúc nhỏ.

Đấy. Ý kiến t đây

Gửi từ Samsung SM-N971N bằng vozFApp
 
Last edited:
Cá nhân t thấy thớt giống các cụ nhà t. Mồm thì bảo con thích làm tn thì làm nhưng chỉ là dối lòng.
:)
1. Thế nào là dạy con trên tinh thần dân chủ ? Nếu con thớt k nghe khuyên mà muốn làm theo ý nó ( cùng với nhận thức ở lứa tuổi của nó) thì thớt sẽ phản ứng ntn.8-)
2. Dạy chi nó cuộc sống, kte,abc...
Thế bạn thớt cũng dạy mà. Khác gì đâu. Bạn thớt k nói k có nghĩa là k dạy. Ước mơ của con bạn thớt cũng sẽ là ước mơ dựa trên nền tảng dạy dỗ (cái cần câu cơm) chứ k phải đùng cái năm 20 tuổi bảo con muốn làm cave.:big_smile:
3. Dự đoán và đi theo xu hướng thị trường thì thớt đương nhiên sẽ làm đc.( mục đích vẫn là ĐỊNH HƯỚNG DÂN CHỦ CHO CON)
4. Tìm ra điểm mạnh, cho nó trải nghiệm,...thì mình nói thật tuýp phụ huynh như thớt nghĩ thôi chứ thường k làm được hoặc chỉ làm đc phần nào.
Vì hành động của con thớt vẫn dựa vào cái khuôn của thớt là nhiều.

Hãy nghĩ thoáng ra và tư duy tiến bộ như bạn của thớt. Đừng vì sự sợ sai, sợ thất bại của mình mà gò bó nó. Hãy thật sự cho con tự do để nó phát huy. Định hướng lúc còn nhỏ khi nó chưa đủ nhận thức thôi. Còn Trẻ con sau này 18 20 là lớn lắm rồi. Nó tự quyết được. Có sai thì cũng sẽ đứng lên đc thôi nhờ nền tảng lúc nhỏ.

Đấy. Ý kiến t đây

Gửi từ Samsung SM-N971N bằng vozFApp
1. Ở rep trên t nói rồi mà, mang tính chất là mentor, nó ko nghe muốn quyết định thì đó cũng là lựa chọn của nó, tôi dù muốn hay ko buộc phải tôn trọng. Hoặc là nó có lý tưởng khác tốt hơn, hoặc lựa chọn của tôi ko đủ sức thuyết phục. Ý kiến của anh và rất nhiều anh khác đều tập trung vào việc "Liệu ông thớt nói nó có nghe ko? ông có cho rằng ông đang quá can thiệp sâu vào cuộc đời nó ko? có đang quá áp đặt vào nó ko?" Yên tâm là câu hỏi này trước khi tôi lập thớt tôi cũng đã nghĩ đến rồi và đương nhiên với trách nhiệm làm cha mẹ thì mình phải là người chủ động tháo gỡ nút thắt đó.

2. Tôi xin bổ sung thêm, bạn tôi đúng là có nói là dạy con nhưng ko nói cụ thể là dạy cái gì. Bản thân bạn tôi nó cũng đếch biết gì về: đầu tư, kinh tế, xã hội, tâm lý. Mà đã ko có kiến thức thì lấy gì dạy người khác, chưa nói đến phương pháp hay tạo ra sự hứng thú cho người học hỏi.

4. Làm được hay ko cũng là câu chuyện của 2 chục năm nữa, tất nhiên xa như vậy tôi cũng ko dám chắc là có làm được hay ko :)))

--------------------------------------------------------------------
Dù sao cũng cám ơn ý kiến của anh, ở #1 cũng là ý kiến của tôi về việc dạy con ở tuổi vị thành niên, tất nhiên là từ giờ đến lúc đó tôi vẫn phải học hỏi thê, quan sát thêm, tiếp thu các ý kiến đồng thuận - trái chiều để biết mình nên sửa đổi - bổ sung cái gì. Có thể suy nghĩ của tôi sai thật, hoặc suy nghĩ thì đúng nhưng cách thì sai. Ai biết được, chỉ có kết quả mới trả lời được.
 
Mài còn chưa biết đc mài muốn gi, làm gì. Bày đặt định hướng con trẻ. Bớt thủ dâm đi con trai
 
1. Ở rep trên t nói rồi mà, mang tính chất là mentor, nó ko nghe muốn quyết định thì đó cũng là lựa chọn của nó, tôi dù muốn hay ko buộc phải tôn trọng. Hoặc là nó có lý tưởng khác tốt hơn, hoặc lựa chọn của tôi ko đủ sức thuyết phục. Ý kiến của anh và rất nhiều anh khác đều tập trung vào việc "Liệu ông thớt nói nó có nghe ko? ông có cho rằng ông đang quá can thiệp sâu vào cuộc đời nó ko? có đang quá áp đặt vào nó ko?" Yên tâm là câu hỏi này trước khi tôi lập thớt tôi cũng đã nghĩ đến rồi và đương nhiên với trách nhiệm làm cha mẹ thì mình phải là người chủ động tháo gỡ nút thắt đó.

2. Tôi xin bổ sung thêm, bạn tôi đúng là có nói là dạy con nhưng ko nói cụ thể là dạy cái gì. Bản thân bạn tôi nó cũng đếch biết gì về: đầu tư, kinh tế, xã hội, tâm lý. Mà đã ko có kiến thức thì lấy gì dạy người khác, chưa nói đến phương pháp hay tạo ra sự hứng thú cho người học hỏi.

4. Làm được hay ko cũng là câu chuyện của 2 chục năm nữa, tất nhiên xa như vậy tôi cũng ko dám chắc là có làm được hay ko :)))

--------------------------------------------------------------------
Dù sao cũng cám ơn ý kiến của anh, ở #1 cũng là ý kiến của tôi về việc dạy con ở tuổi vị thành niên, tất nhiên là từ giờ đến lúc đó tôi vẫn phải học hỏi thê, quan sát thêm, tiếp thu các ý kiến đồng thuận - trái chiều để biết mình nên sửa đổi - bổ sung cái gì. Có thể suy nghĩ của tôi sai thật, hoặc suy nghĩ thì đúng nhưng cách thì sai. Ai biết được, chỉ có kết quả mới trả lời được.

Suy nghĩ của anh thì đúng. Còn làm đc thì khá gian nan. T chỉ thấy cách nói năng và phát triển vấn đề của a chưa đủ khách quan. Thông thường những bậc phụ huynh làm đc như a nói có tư duy thoáng, tiến bộ, biết tiếp thu, truyền đạt tốt và tính thường vui vẻ... kiểu có thể làm bạn với con.

Còn nếu bạn anh đếu biết cái gì thì có thể chồng nó biết. Còn vợ chồng nó kém a quá thì a k nên tranh luận với nó lgi nữa.
Làm gì có ai sai. T gặp nhiều phụ huynh na ná kiểu nói của a nên t góp ý thôi.
Xin hết

Gửi từ Samsung SM-N971N bằng vozFApp
 
Nếu là con trai nha. Theo mình thì có 3 thứ nên bắt buộc nó phải nghe theo thình: văn hóa, giải trí, học thức. Nhưng phải yêu tiên hàng đầu dựa trên tính cách của nó trước. Lúc nó còn chưa ý thức được thì ráng cho nó đi học 1 nhạc cụ gì đó tùy nó chọn, em thì thích hướng nó theo sacxophon, hoặc violon, đủ để biết chơi là được. Giải trí thì ráng cho nó đi học bóng đá, hay môn gì nó yêu thích, tùy nó chọn, nhưng phải học tới nơi tới chốn. Học thức thì ráng chỉ cho nó học chọn 1 cái nghề, nghề nào cũng được, tùy nó, nhưng phải kiếm được tiền từ nghề đó. Còn lại sau khi tốt nghiệp đại học xong thì để nó tự quyết.
Còn con gái thì mình phải phấn đấu để nó sống trong nhung lụa nhất có thể, để sau này nó biết chọn chồng.
 
Suy nghĩ của anh thì đúng. Còn làm đc thì khá gian nan. T chỉ thấy cách nói năng và phát triển vấn đề của a chưa đủ khách quan. Thông thường những bậc phụ huynh làm đc như a nói có tư duy thoáng, tiến bộ, biết tiếp thu, truyền đạt tốt và tính thường vui vẻ... kiểu có thể làm bạn với con.

Còn nếu bạn anh đếu biết cái gì thì có thể chồng nó biết. Còn vợ chồng nó kém a quá thì a k nên tranh luận với nó lgi nữa.
Làm gì có ai sai. T gặp nhiều phụ huynh na ná kiểu nói của a nên t góp ý thôi.
Xin hết

Gửi từ Samsung SM-N971N bằng vozFApp
Cảm ơn ý kiến của anh, tôi mang lên đây chủ yếu là để nghe ý kiến đa chiều từ vozer thôi. Gian nan thì đúng là gian nan thật, nhưng việc quan trọng ko thể ko làm, thậm chí là phải làm tốt cơ.
Thảo luận thì mỗi người mỗi suy nghĩ, khó nói ai đúng ai sai. Tôi ko chê nhưng khách quan thì chồng bạn ấy tôi đánh giá ko cao. Có thể đây là điều thiệt thòi cho con của bạn ấy trong tương lai.
Đến tầm 50 60 tuổi, chúng ta ko so kè nhau về tiền bạc mà là con cái, vậy nên tôi rất chú trọng những việc như thế để định hướng cho con.
 
Nếu là con trai nha. Theo mình thì có 3 thứ nên bắt buộc nó phải nghe theo thình: văn hóa, giải trí, học thức. Nhưng phải yêu tiên hàng đầu dựa trên tính cách của nó trước. Lúc nó còn chưa ý thức được thì ráng cho nó đi học 1 nhạc cụ gì đó tùy nó chọn, em thì thích hướng nó theo sacxophon, hoặc violon, đủ để biết chơi là được. Giải trí thì ráng cho nó đi học bóng đá, hay môn gì nó yêu thích, tùy nó chọn, nhưng phải học tới nơi tới chốn. Học thức thì ráng chỉ cho nó học chọn 1 cái nghề, nghề nào cũng được, tùy nó, nhưng phải kiếm được tiền từ nghề đó. Còn lại sau khi tốt nghiệp đại học xong thì để nó tự quyết.
Còn con gái thì mình phải phấn đấu để nó sống trong nhung lụa nhất có thể, để sau này nó biết chọn chồng.
Cách của fen cũng na ná của tôi đó.
 
Chào các thím, em và đứa bạn(con gái) vừa tranh cãi về vấn đề định hướng cho con sau này khi nó đạt độ tuổi 15 đến 20. Định hướng e nói đến ở đây là định hướng cho tương lai, nghề nghiệp, cuộc sống sau này. Bọn e có suy nghĩ như thế này:
1. BẠN EM
  • Có xu hướng để con phát triển tự do, nó có thể ước mơ và làm bất kì những gì mà nó muốn
  • Luôn nói là cho con cái cần câu cơm (hàm ý ở đây là kiến thức, sự dạy dỗ từ nhỏ..) còn lại sau khi tốt nghiệp tự lo mọi thứ
  • Không quá quan tâm đến việc con thích làm gì hay muốn gì, chỉ đơn giản là hậu thuẫn nó miễn là nó thích.
  • Cho rằng cuộc sống chỉ đơn giản làm cái gì con cái thích là được, sẽ sống hạnh phúc mỗi ngày là được, còn lại nó sẽ phải tự lo.
  • Cho rằng ko nên thọc quá sâu vào đời sống con cái khi nó ở độ tuổi đang trưởng thành (18 ~ 20 tuổi)

Cá nhân e ko đồng tình hoàn toàn với cách nghĩ trên, thế hệ chúng ta cũng lớn lên với ước mơ này ước mơ kia nhưng cũng bị vùi dập bởi miếng cơm manh áo, bởi vòng xoáy cuộc sống. Chính những người mạnh về tài chính họ lại có cuộc sống thoải mái hạnh phúc hơn. Với em ước mơ chỉ đơn giản là 1 niềm yêu thích cái gì đó trong 1 thời điểm đó và khó kéo dài mãi nếu ko có động lực nuôi dưỡng.
2. EM
  • Em thì thực tế hơn, cho rằng mục tiêu sẽ ko nuôi nổi bản thân nếu nó ko phù hợp, tất nhiên là dân chủ thôi, ko ép con phải làm cái gì nếu nó thực sự ko muốn
  • Dạy cho nó hiểu phần nào về cuộc sống, kinh tế, đặc thù nghề nghiệp trong xã hội(điều mà thế hệ chúng ta ko được dạy)
  • Tìm ra đc điểm mạnh + yếu của con, dạy nó hiểu rằng nên làm cái mình mạnh chứ ko nên làm cái mình ước mơ, trừ khi 2 cái đó bổ trợ cho nhau
  • Cho nó làm thử nghiệm 1 số công việc (dưới dạng thực tập ngắn ngày) để nó phần nào hình dung về công việc nó sẽ làm trong tương lai, điều này nên được làm trước 18 tuổi (do em cũng trải qua nhiều lĩnh vực rồi nên cũng có chút kiến thức).
  • Dự đoán và đi theo xu thế thị trường, cho nó học những ngành tốt và cần nhất cho xã hội vào thời điểm nó bắt đầu đi làm (ví dụ hiện tại ngành hot là IT và các công việc liên quan công nghệ...), có thể cho nó làm quen với đầu tư, tính toán.
  • Cho nó thấy cuộc sống của người giàu và nghèo khác nhau như thế nào, để nó hiểu giá trị đồng tiền
Em xin nhắc lại là tất cả những điều trên chỉ dạy cho con dựa trên tinh thần dân chủ, có học có hiểu biết sẽ có thưởng chứ ko phải nhồi nhét thái quá vào đầu con cái. Suy nghĩ của em là ko kì vọng vào con quá nhiều mà cho nó 1 mục tiêu đủ lớn để nó theo đuổi, mình chỉ là người hướng dẫn dưới dạng quân sư cho nó cho đến khi nó trưởng thành.

Rất mong nhận được nhiều ý kiến của các thím, đặc biệt là các bố trẻ tuổi trên 30 vào chia sẻ ý kiến để em có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này. :big_smile:

Gửi từ Samsung SM-G998B bằng vozFApp
2 ông đều nói cùng 1 kiểu như nhau còn gì ??
Đều là định hướng, truyền lại kiến thức cho con trẻ rồi để thích làm gì thì làm. Có gì khác nhau đâu.
Có điều tôi cho là ý của ông phù hợp dạy con trai hơn. Phụ nữ thì thường chúng nó có ước mơ sẵn rồi, và đa phần ước mơ đó cũng chả liên quan gì đến sự nghiệp lắm đâu.
Hãy cứ dạy nó cách sống dựa vào những gì bản thân có, thà làm cây nhỏ nhưng vững vàng, còn hơn làm tầm gửi sống nơi cao. Thế là ổn rồi, nam hay nữ cũng thế. Con cái thì được sống làm người lương thiện mới là cái đáng quý nhất. :sure:
 
Tôi theo team bạn của thớt, thấy ý kiến đó là đúng. Có bà chị học thạc sĩ canada, du học trung quốc luôn. Bả làm quan hệ kháchh hàng cho công ty cũng khá to. Có của ăn của để. Những gì bạn thớt nói là y chang bả đang làm.
Bả có đứa con gái năm nay lớp 1-2 gì đó, học trường quốc tế Sing. Nói chung cuộc sống con bé là cực kỳ đầy đủ. Cách bả dạy con cũng rất tốt. Bả dạy cho con bé cách yêu và chấp nhận bản thân mình, ko cho ai nói trước mặt nó về ngoại hình của nó, như kiểu lông con bé dài 1 tí thì gọi là dài như lông khỉ, kiểu vậy, nói vậy là bả ko cho, vì đó chính là bản thân con bé, sinh ra đã vậy, đó ko phải điều gì xấu. Nói chung là tư tưởng tiến bộ. Còn mình thấy của thớt, sống thực dụng quá, thớt bắt con mình phải trải qua những thứ tiêu cực mà thớt đã trải qua mà ko cần biết nó có hại hay có lợi gì cho con hay ko.
Hạnh phúc chính là sự tư do.
Yêu thương 1 thứ gì đó thì hãy để nó tự do
 
Back
Top