[Thảo luận] Logic mạnh, logic yếu, không logic và cách đánh giá vấn đề

Chúng ta hẳn đã biết về Tam đoạn luận trong suy luận và diễn giải vấn đề một cách logic.
Ví dụ: Coder thì dùng máy tính, Anh A là coder suy ra anh A từng biết dùng máy tính.
Như ví dụ nêu trên, đây là một logic mạnh, khó có thể nói rằng anh A chưa từng dùng máy tính được.
Xét đến một trường hợp khác đó là chị B, vợ anh A. Anh A là coder nên theo ví dụ 1 thì anh A dùng máy tính,
suy ra tiếp anh A sẽ có khả năng cao sở hữu một chiếc máy tính ở nhà, chị B là vợ anh A,
sống cùng anh nên khả năng cao chị B cũng biết dùng máy tính.
Ví dụ số 2 ta đưa ra kết luật dựa trên 2 lần suy luận chủ quan, nên tính logic dĩ nhiên sẽ không cao bằng trường hợp ví dụ 1, ta tạm gọi là logic yếu.
Nếu giờ có một người C bảo rằng chị B hoàn toàn không biết dùng máy tính, quan hệ giữa chị C và chị B là đồng nghiệp lâu năm nhưng không cùng bộ phận,
thì từ góc nhìn người bên ngoài, ta liệu có thể kết luận ý kiến của chị C là sai do không logic được không?

Các thím cho ý kiến xem chị B biết dùng máy tính hay không. :byebye:
 
K có/ chưa có đủ thông tin để phán trong trường hợp này
Chỉ có thể đưa ra kết quả là khả năng % chị B biết dùng máy tính cao hơn là k biết dùng.
Nếu có thêm thông tin khác thì tỷ lệ % đó sẽ mỗi thay đổi.
 
Mỗi người có thể chọn 1 cách/ phương pháp suy nghĩ để trả lời cho câu hỏi mở trên:
Logical thinking
Linear thinking: là nghĩ cực kì đơn giản, ví dụ tôi nhức đầu thì chắc là do tôi VỪA MỚI nhìn màn hình nhiều.
Oriented event thinking: nghĩ theo chuỗi liên kết các sự kiện, do hôm qua a ngủ trễ, giờ thiếu ngủ + nhìn màn hình nên nhức đầu
Lateral thinking: nghĩ sáng tạo, a nhức đầu chắc do thế giới bên trong anh nó đang chiến tranh giữa các vì sao
Critical thinking: nói được đúng chính xác 100% lý do chính dẫn đến việc a nhức đầu, chắc do cơ thể a đang thiếu chất gì đó, chỉ cần uống cái này/ làm cái này là hết bị liền.
System thinking: lý giải 1 cách có hệ thống điều gì dẫn đến điều gì rồi tạo ra cái này rồi tác động ngược lại đến 1 mức độ này nó cho ra kết quả này, rồi tuần hoàn dẫn đến 1 kết quả khác. Cứ vòng lặp có hệ thống như thế.
 
Đặt trường hợp tôi là người ngoài thì:
Chị B ở với A nhưng chắc gì chị B đã biết dùng máy tính như A, giả sử 1.
Chị C không cùng bộ phận với chị B thì làm sao biết được chị B có dùng máy tính hay không, giả sử 2.
=> Chị C khẳng định chị B không biết dùng máy tính là vô căn cứ.
Để biết được chị B có dùng máy tính không thì phải có điều kiện chứ không thể đoán mò. :boss:
 
Last edited:
Chúng ta hẳn đã biết về Tam đoạn luận trong suy luận và diễn giải vấn đề một cách logic.
Ví dụ: Coder thì dùng máy tính, Anh A là coder suy ra anh A từng biết dùng máy tính.
Như ví dụ nêu trên, đây là một logic mạnh, khó có thể nói rằng anh A chưa từng dùng máy tính được.
Xét đến một trường hợp khác đó là chị B, vợ anh A. Anh A là coder nên theo ví dụ 1 thì anh A dùng máy tính,
suy ra tiếp anh A sẽ có khả năng cao sở hữu một chiếc máy tính ở nhà, chị B là vợ anh A,
sống cùng anh nên khả năng cao chị B cũng biết dùng máy tính.
Ví dụ số 2 ta đưa ra kết luật dựa trên 2 lần suy luận chủ quan, nên tính logic dĩ nhiên sẽ không cao bằng trường hợp ví dụ 1, ta tạm gọi là logic yếu.
Nếu giờ có một người C bảo rằng chị B hoàn toàn không biết dùng máy tính, quan hệ giữa chị C và chị B là đồng nghiệp lâu năm nhưng không cùng bộ phận,
thì từ góc nhìn người bên ngoài, ta liệu có thể kết luận ý kiến của chị C là sai do không logic được không?

Các thím cho ý kiến xem chị B biết dùng máy tính hay không. :byebye:
dùng từ "kết luận" thì không đúng lắm dùng từ kỳ vọng có vẻ hợp lý hơn
trong trường hợp chưa xuất hiện thêm thông tin từ chị C thì cũng có thế "kỳ vọng" xác suất chị B biết dùng máy tính sẽ cao hơn không biết dùng
có thêm thông tin từ chị C thì "kỳ vọng" sẽ giảm xuống chút ít
 
Từ những thông tin được đưa ra, ta có thể suy ra khả năng cao là chị B biết dùng máy tính, tuy nhiên, không thể khẳng định chắc chắn được vì không có thông tin cụ thể về chị B. Điều này đặt ra một vấn đề quan trọng trong suy luận logic là phải đưa ra các giả định rõ ràng và chính xác để có thể đưa ra những kết luận chính xác và đúng đắn. Trong trường hợp này, nếu không có thêm thông tin chính xác về chị B, ta không thể khẳng định chắc chắn rằng chị B biết dùng máy tính hay không và đồng ý rằng ý kiến của chị C có thể đúng hoặc sai.
 
Back
Top