[Thảo luận] Tại sao không nên thay Tiếng Việt bằng Tiếng Anh

welcometrue

Đã tốn tiền
Chào các bác, nãy mình có thấy một thread về tại sao không dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ mẹ đẻ. Mình thấy chủ đề này cũng khá hay để tranh luận nhưng được vài phút thì đã bay thread rồi.

Nên mình muốn mở lại thread này để anh em tranh luận xem thế nào. Hi vọng các bác sẽ tranh luận một cách khoa học và bình tĩnh. Mình mở bát trước nhé các bác:

Có bác nói rằng Sing với Phi sử dụng Tiếng Anh xong ngon lành thì mình có nói rằng: Sing hay Phi thì nó là một quốc gia rời rạc được hình thành từ các sắc tộc, bộ lạc khác nhau nên việc áp tiếng Anh là cần thiết với tụi nó. Còn Việt Nam vốn dĩ được thành lập từ một bộ tộc xuyên suốt quá trình lịch sử và nền văn hóa đã phát triển hơn 1 ngàn năm. Vậy việc sử dụng tiếng Anh thành ngôn ngữ chính và hơi bất khả thi.

Dài quá, ngại đọc: Dùng Tiếng Anh thay Tiếng Việt là vô lý và lãng phí.

Nếu nói để rõ ràng và chi tiết, thì việc sử dụng Tiếng Anh thay Tiếng Việt làm ngôn ngữ mẹ đẻ sẽ có những bất cập sau:

1) Tạo nên một sự đứt gãy về Văn Hóa cho Việt Nam. Như mình nói ở trên, Việt Nam có một nền văn hóa kéo dài hơn một ngàn năm với đủ loại văn thơ, âm nhạc, và phong tục. Tiếng Việt là phương thức để truyền đạt những văn hóa này cho con cháu. Nếu giờ chuyển hết sang tiếng Anh thì làm sao con cháu có thể hiểu được những nét đẹp của văn học Việt Nam? Ngoài ra còn tốn công sức không nhỏ để dịch hết đống văn thơ này sang tiếng Anh nữa.

Việc chuyển đổi từ chữ Nôm/Hán sang chữ Quốc Ngữ là đã tạo một lần đứt gãy văn hóa Việt Nam rồi. Hiện giờ vẫn còn kha khá các tài liệu nằm trong Thư Viện Quốc Gia Việt Nam vẫn chưa được dịch kìa. Hay gần nhất, dễ thấy nhất là người ta đang sì sụp lạy cái bia Hạ Mã vì không biết trên đó ghi gì kìa.

2) Tạo nên một sự lãng phí không cần thiết. Nếu muốn có người học thì phải có người dạy. Bây giờ phải đào tạo nên 1 lớp giáo viên tiếng Anh hoàn thiện, tất cả các môn đều phải học chương trình tiếng Anh thì chi phí mình nghĩ không phải là nhỏ và thời gian cũng không phải là ngắn. Dĩ nhiên, nếu dồn hết quốc lực thì vẫn làm được, nhưng liệu nó có đáng hay không vì quốc lực đó có thể dồn để làm những việc khác. Thêm nữa là không phải là chỉ dạy cho những đứa nhỏ trong 12 năm phổ thông mà phải phổ cập cho toàn dân nữa, chứ không thì khác gì bỏ rơi dân chúng và người lớn tuổi đột nhiên bị mù chữ?

3) Xóa bỏ công sức của tiền nhân khi cố gắng giữ gìn tiếng Việt. Cái này thì nhiều anh nói rồi, một ngàn năm bắc thuộc mà không xóa bỏ được tiếng Việt, giờ con cháu lại đòi bỏ tiếng Việt? Tiếng Việt là thứ gắn kết dân tộc chúng ta lại, để cho ta biết ta là ai, cho ta cái lòng tự hào dân tộc. Nếu mất tiếng Việt là coi như chúng ta đã bị đồng hóa thành công, một dân tộc bị xóa nhòa trong dòng chảy lịch sử.

Thời Pháp thuộc, Pháp nó cũng muốn đồng hóa dân ta, nên trong các chương trình dạy toàn bộ bằng Tiếng Pháp. Pháp đã thành công sử dụng cái này ở các nước Phi Châu nhưng với Việt Nam, hàng loạt các cuộc đấu tranh để đưa được tiếng Việt vào nhà trường để con cháu không quên cái gốc của mình. Thậm chí khi trả lời phỏng vấn của một đài truyền hình Pháp, bác Hồ đã rất tự hào khi đa số dân VNDCCH không còn phải học tiếng Pháp trong trường học.

Tóm lại, tôi nghĩ việc thay đổi Tiếng Việt bằng Tiếng Anh là vô bổ. Chúng ta có thể nâng cấp chương trình tiếng Anh phổ thông bằng cách nâng chất lượng giáo viên, tăng cường các hoạt động thực tiễn như nói tiếng Anh. Thậm chí chúng ta có thể nhờ các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục Tiếng Anh ở Cambridge tư vấn về chương trình giảng dạy. Ngoài ra, ai muốn nâng cao trình độ tiếng anh thì có thể tự học thêm. Tiếng Anh không phải là khó, anh qua nước ngoài dùng nhiều là quen thôi.

Với cá nhân tôi là một du học sinh, thì Tiếng Việt và văn hóa Việt giúp tôi biết tôi là ai. Khi nói chuyện với các bạn nước ngoài thì họ đâu cần biết tôi nói tiếng Anh giỏi thế nào, mà cái họ cần biết là văn hóa nước tôi ra sao, cảnh đẹp nước tôi thế nào, tại sao chúng tôi tổ chức lễ này lễ nọ. Tôi cũng có vài người bạn người Phi, khi hỏi họ về văn học nước họ, thì họ không biết nhiều và đa số đều nói rằng họ biết văn hóa Mỹ nhiều hơn với âm nhạc Mỹ, điện ảnh Mỹ và fastfood. Nếu các bạn chăm chỉ thì không cần đổi tiếng Việt bằng tiếng Anh, các bạn cũng sẽ tự học tiếng Anh được thôi. Cuối cùng, mình xin gửi một câu của nhà báo Phạm Quỳnh - một người yêu Tiếng Việt:

“Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”.
 
Last edited:
Nếu muốn phổ cập tiếng anh ít cũng phải mất 100 năm. Cái giọng nói cũng tiếng Việt mà còn chẳng nghe thấy gì, tiếng Việt ko sõi.

Gửi bằng vozFApp
Sing nó lập quốc cũng 60 năm và sử dụng tiếng Anh thậm chí còn hơn từng đó thời gian (nó từng là thuộc địa của Anh). Thế mà dân nó xài tiếng Anh vẫn chưa chuẩn được. Thậm chí nó còn đẻ ra cái gọi là Singlish còn khó nghe hơn cả tiếng Anh.
 
Sing nó lập quốc cũng 60 năm và sử dụng tiếng Anh thậm chí còn hơn từng đó thời gian (nó từng là thuộc địa của Anh). Thế mà dân nó xài tiếng Anh vẫn chưa chuẩn được. Thậm chí nó còn đẻ ra cái gọi là Singlish còn khó nghe hơn cả tiếng Anh.

Giọng khó nghe là 1 chuyện, nhưng nói vs đọc viết dc nữa cơ, ở mình ai học thành phố thì khá khẩm hơn chứ học ở quê 1 chữ bẻ đôi còn chẳng biết. Tất nhiên ở quê vẫn có người giỏi nhưng đó là số rất ít

Gửi bằng vozFApp
 
Các ông có bao giờ thắc mắc tại sao tàu nó không bỏ chữ tượng hình bất tiện khó nhớ mà thay bằng hệ latin không? Vì bỏ thì ko còn trung quốc.
Cái nào cũng có trị tồn tại cũng nó, một khi giá trị tin thần còn > giá trị sử dụng thì không cần thay đổi
 
Theo m học tiếng Hán. Vì đây là ngôn ngữ của thần thánh, kẻ hèn Anh ngữ bản thân cũng mượn tới mượn lui các tiếng khác. Trong khi chữ Hán lại là nguồn văn hóa của Hàn Nhật. Nói vậy để thấy ngôn ngữ của thần là chữ hán đó bạn.
 
Các ông có bao giờ thắc mắc tại sao tàu nó không bỏ chữ tượng hình bất tiện khó nhớ mà thay bằng hệ latin không? Vì bỏ thì ko còn trung quốc.
Cái nào cũng có trị tồn tại cũng nó, một khi giá trị tin thần còn > giá trị sử dụng thì không cần thay đổi

Gián điệp cũng khó chơi lại tàu nữa. Như vụ điềi tra covid đó. Kiếm ra một người đủ trình độ ngành y mà đọc hiểu được văn bản phức tạp của tàu là siêu khó.

Sent from Samsung SM-G930F using vozFApp
 
Gián điệp cũng khó chơi lại tàu nữa. Như vụ điềi tra covid đó. Kiếm ra một người đủ trình độ ngành y mà đọc hiểu được văn bản phức tạp của tàu là siêu khó.

Sent from Samsung SM-G930F using vozFApp
Code teen của vn cũng đâu kém phần khó khăn nhiều khi dịch còn lòi cả mắt
 
Các ông có bao giờ thắc mắc tại sao tàu nó không bỏ chữ tượng hình bất tiện khó nhớ mà thay bằng hệ latin không? Vì bỏ thì ko còn trung quốc.
Cái nào cũng có trị tồn tại cũng nó, một khi giá trị tin thần còn > giá trị sử dụng thì không cần thay đổi
Thiệt sự là tàu nó cũng thấy bất tiện nên đã sáng tạo ra cái chữ Giản Thể để mà phổ cập cho toàn dân. Nhưng cốt lõi là nó vẫn không bao giờ bỏ chữ tượng hình. Còn nói về độ khó nhìn thì chắc cái đám chữ Ả Rập với Thái Lan chắc còn khó nhìn hơn TQ.
 
Vùng đất phát triển từ vượn người qua bao nhiêu lâu tiến hóa hình thành tiếng nói, dựng và giữ nước để sau này con cháu nó đòi xóa bỏ để dùng tiếng Anh
 
Em thấy ngôn ngữ người câm mới là thứ nên phổ cập toàn thế giới. :doubt:
Nó mô tả trực tiếp các thứ chứ không phải thừa nhận mấy cái tín hiệu âm thanh vớ vẩn thành cái nọ cái kia. Dùng cái này nói chuyện với mấy anh ngoài hành tinh là hợp nhất. :big_smile:
 
tôi ko biết ngày xưa người vn có nói đúng thứ ngôn ngữ này ko chứ ngày xưa vn dùng chữ hán mà , đây đâu phải cuội nguồn văn hóa của vn . vote bỏ tiếng viết học tiếng anh
 
tôi ko biết ngày xưa người vn có nói đúng thứ ngôn ngữ này ko chứ ngày xưa vn dùng chữ hán mà , đây đâu phải cuội nguồn văn hóa của vn . vote bỏ tiếng viết học tiếng anh
Tiếng Vịt có nguồn gốc khmer nhá bác.
brick.png


https://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/tim-goc-gac-nguoi-viet-qua-ngon-ngu-20170114215834616.htm

Có ý kiến cho rằng người Việt từ Hồ Động Đình xuống nên 70% tiếng Hán đó chính là Việt cốt lõi rồi các tộc người khác mới hòa nhập tạo nên tiếng Việt bây giờ. Luận điểm này thoạt nghĩ thấy đúng nhưng trong cấu trúc ngôn ngữ thì lại thấy tiếng Hán chỉ chiếm phần thượng tầng (những từ thể hiện trình độ phát triển của xã hội), tức những vốn từ có tính trừu tượng cao thuộc về chính trị, văn hóa, tôn giáo, triết học; còn những từ thuộc sinh hoạt đời sống hằng ngày thì lại thuộc về Môn - Khmer và Tày - Thái... Lẽ nào tiếng Hán không có những từ cơ bản như mắt, tai, mũi, lưỡi, ruộng, đồng, gò, bãi, lúa, gạo, chó, mèo...? Các nhà ngôn ngữ đã thống nhất từ lâu rằng chính lượng vốn từ cơ bản này mới quyết định một ngôn ngữ thuộc về ngữ hệ nào, dân tộc nào; những từ thượng tầng thường là vay mượn. Như trường hợp Thái Lan, Lào, Campuchia cũng vậy, những vốn từ thượng tầng đều vay mượn từ Ấn Độ khi họ du nhập chữ viết và tôn giáo. Cả châu Âu cũng vậy, vốn từ thượng tầng cũng đều vay mượn từ tiếng Latinh cổ.
 
Em thấy ngôn ngữ người câm mới là thứ nên phổ cập toàn thế giới. :doubt:
Nó mô tả trực tiếp các thứ chứ không phải thừa nhận mấy cái tín hiệu âm thanh vớ vẩn thành cái nọ cái kia. Dùng cái này nói chuyện với mấy anh ngoài hành tinh là hợp nhất. :big_smile:
Thế nhưng anh biết ngôn ngữ câm quốc tế mà cầm văn bản chữ braille cho người mù (cũng quốc tế) là bó tay, lại phải học.

1630162866237.png
 
Thế nhưng anh biết ngôn ngữ câm quốc tế mà cầm văn bản chữ braille cũng quốc tế là bó tay, lại phải học.

View attachment 735418
Ý em bảo ngôn ngữ cử chỉ bên dưới chương trình thời sự mà bác. Mà cái này là chữ người mù mà bác, nó sub chữ latin thành mấy cái nổi nổi thôi.
brick.png
 
Tiếng Vịt có nguồn gốc khmer nhá bác.
brick.png
Tiếng Việt tính ra khá là thú vị khi âm điệu mang âm hưởng giống tiếng Thái nhưng về mặt ngữ nghĩa lại gần với tiếng Hán hơn. Chắc là tại vì nằm ở vùng Đông Nam Á nhưng lại sử dụng văn hóa Đông Á :D
 
Back
Top