kiến thức Thảo luận về dao nhà bếp (cách chọn dao, mẫu dao...).

Mưa gió ngồi tiếp tục viết về cách chọn dao. Phần này khá dài và nó liên quan nhiều đến nhau nên em chia ra gọi phần này là "Chọn dao qua lưỡi dao và việc tái sử dụng"

Lần này em xin viết về "Chọn dao qua lưỡi dao và việc tái sử dụng" tất nhiên là qua góc nhìn cá nhân của em về dao. Do em may mắn được tiếp xúc nhiều hơn các bác về dao bếp hy vọng kinh nghiệm của em đủ thỏa mãn các bác trước khi đưa ra quyết định mua dao của mình.

Sau khi đã xác định được cho mình về giá tiền mà các bác phải bỏ ra khi chọn mua cây dao. Các bác có thể đọc cách chọn dao qua "giá tiền".


Lưỡi dao.

Phần này em thấy quan trọng nhất. Tại sao em lại nói nó là quan trọng nhất. Bởi vì với em dao dù sắc đến đâu cũng sẽ bị cùn. Mà cùn thì mình cần mài lại để nó có thể như lúc mới mua.

Về điểm này em chia ra làm 3 lưu ý chính khi mua dao.



1.1: Lưỡi dao theo kiểu dao kiwi, dao thái (Thái ở đây là cây dao made in Thailand).

Em không tiện show ảnh nhưng các bác chắc ai cũng từng sử dụng qua những cây dao như thế này.
Hãy chú ý vào phần lưỡi khoảng 1 cm của nó ấy. Khi các bác nhìn mặt cắt của phần lưỡi con dao sẽ thấy đoạn bên trên lưỡi khoảng 1 cm đó là lưỡi sẽ bị hõm đều 2 bên.

Lưỡi đó được phay bằng máy nên về việc tái sử dụng tức là phần mài lại sau khi cùn là rất khó vì khi mài con dao sẽ dần bị cụt đi vì lưỡi kiểu phay như vậy phải thuộc dạng thép cứng với dữ được lưỡi mà đây đa phần được làm từ inox nên việc tái sử dụng cây dao này em đánh giá bét bảng.

Phần em muốn nói ở đây đó không phải là về chất thép mà là sự khác biệt về phần lưỡi được "phay bằng máy", lưỡi phay bằng máy nói chung nhìn thích mắt nhưng về việc tái sử dụng khá thấp. Dễ nhận ra đó là nhìn chúng rất đẹp, nhưng hãy thận trọng khi chọn.


1.2: Lưỡi dao Nhật, Đức, Trung Quốc...

Ở phần này lại có sự khác biệt về chất thép liên quan đến lưỡi dao. Về loại dao của nước ngoài này thì rất tốt, cực tốt cho từng mục đích sử dụng. Nhưng chính vì nó tốt quá mà khi chúng ta mua bị cái tốt đó che mờ hết.

  • 1.2.1: Lưỡi dao Nhật:
Dao nhật quá nổi tiếng rồi các bác nhỉ. Vì đặc điểm dao nhật họ làm lưỡi khá cứng nên vấn đề tái sử dụng là rất khó cho người không chuyên. Khi mua phải những loại dao như này thì các bác lại phải mua kèo them cả đá made in Japan đi kèm thì mới mài được mấy cái lưỡi đó khi bị cùn. Đá của VN không mài được mấy loại lưỡi đó nha. Vì vậy chú ý khi mua dao nhật ngoài vấn đề chi phí cho tiền dao phải có cả chi phí cho tiền phụ kiện nữa. Gợi ý nho nhỏ là đá shapton 5k và 1k là đủ dùng cho gia đình và giá 2 viên tầm 3m( đắt vl các bác ạ).

  • 1.2.2: Lưỡi dao Đức:
Dao Đức thì có vài chú ý cho các bác. Đó là do văn hóa của bên tây âu nó khác châu á nên dao các nước đó họ làm lưỡi không cứng bằng bên Nhật nếu so sánh giữa 2 nước này. Châu âu thì họ kiểu ít băm chặt hơn Châu Á vì đa phần được chế biến ở lò mổ rồi. Về nhà chỉ việc cắt thái và sử dụng thôi. Vậy nên kể cả những bác có yêu thích dao Đức nhưng cần một cây dao giữ lưỡi tốt thì nên tìm hiểu kỹ trước khi mua. Về việc tái sử dụng thì dễ mài hơn dao nhật và có thể mài được bằng đá VN. Mua dao Đức thì cẩn thận nhiều shop fake lắm.

  • 1.2.3: Lưỡi dao Trung Quốc:

Về dao của Trung Quốc do em chưa được va chạm nên k có ý kiến gì về loại này.



1.3: Lưỡi dao Made in Việt Nam:

Dao made in Việt Nam. Ở phần này thì các bác chú ý khi mua. Đã có những cơ sở tại VN áp dụng việc kiểu phay máy cho lưỡi dao như em nói mục 1.1 ở trên và tất nhiên nó còn phụ thuộc vào chất thép nữa.

Nói chung đa phần dao made in VN sẽ là từ lò rèn mà ra (tất nhiên có nhiều cơ sở đang làm máy móc kiểu Tây). Chính vì điều này lại là điểm hay, họ làm thủ công khi hạ lưỡi dao nó sẽ dạng kiểu vòng cung. Điều này khiến việc tái sử dụng con dao khá hữu ích vì hạ như vậy việc mài lại dễ dàng hơn khá nhiều.

Điều này phù hợp với người VN qua hai điểm như sau.
  • Kinh tế: Việc tái sử dụng con dao sau khi cùn là một ưu điểm cho việc bạn chọn một cây dao made in VN. Đó là dễ mài và giá rẻ, dễ bảo hành.
  • Thói quen dùng dao bếp tại VN: Tại sao em lại nói điều này là bởi vì chúng ta thấy sự khác biệt giữa người VN và người Nhật.

Người Nhật dùng dao xong họ lau sạch dao bằng 1 cái khăn sau đó cất vô hộp(thói quen này đảm bảo cho dao không bị va chạm nhiều vào các vật cứng nên lưỡi khá bền và lâu phải mài lại.)

VN thì khác, các bà vợ thì dao nào cũng giống nhau, đều băm chặt thoải mái là cái thứ nhất. Cái thứ 2 đó là dao ở VN khi sử dụng xong là chúng ta cài lên giá dao. Và khi chúng ta lấy dao ra sử dụng hay bị và chạm nên nhanh phải mài lại lưỡi. Chính vì điểm này thì nên chọn dao made in VN cho lành.



Tổng kết:

Cách chọn dao qua phần lưỡi dao sẽ chú ý đến việc người dùng sẽ dùng lại dao hơn trên hết vì suy cho cùng dao dù tốt đến đâu thì cũng sẽ cùn, mà khi cùn thì việc tái sử dụng (mài lại) để nó trở về trạng thái như ban đầu luôn là tiêu chí chọn dao của cá nhân em.

Tất nhiên điều này liên quan khá nhiều đến vấn đề kinh tế nữa.



Văn em viết lủng củng mong các bác thông cảm. Có chỗ nào chưa rõ các bác cứ hỏi nha. Em cám ơn.
 
Nữ thì cây này là vừa tay
YFqJYEC.png

Cây này chặt gà vịt là ok. Nếu tay khoẻ có thể tiện dao dùng thái luôn.
Có một bác cũng đặt em cây này về cho vợ. Vợ kêu thích nhưng thái nó hơi nặng.

via theNEXTvoz for iPhone
:)
nhìn có vẻ cứng cáp & nặng thật, nhưng e sợ nó quá budget quá, giá tầm bao nhiêu vậy ạ
 
Mưa gió ngồi tiếp tục viết về cách chọn dao. Phần này khá dài và nó liên quan nhiều đến nhau nên em chia ra gọi phần này là "Chọn dao qua lưỡi dao và việc tái sử dụng"

Lần này em xin viết về "Chọn dao qua lưỡi dao và việc tái sử dụng" tất nhiên là qua góc nhìn cá nhân của em về dao. Do em may mắn được tiếp xúc nhiều hơn các bác về dao bếp hy vọng kinh nghiệm của em đủ thỏa mãn các bác trước khi đưa ra quyết định mua dao của mình.

Sau khi đã xác định được cho mình về giá tiền mà các bác phải bỏ ra khi chọn mua cây dao. Các bác có thể đọc cách chọn dao qua "giá tiền".


Lưỡi dao.

Phần này em thấy quan trọng nhất. Tại sao em lại nói nó là quan trọng nhất. Bởi vì với em dao dù sắc đến đâu cũng sẽ bị cùn. Mà cùn thì mình cần mài lại để nó có thể như lúc mới mua.

Về điểm này em chia ra làm 3 lưu ý chính khi mua dao.



1.1: Lưỡi dao theo kiểu dao kiwi, dao thái (Thái ở đây là cây dao made in Thailand).

Em không tiện show ảnh nhưng các bác chắc ai cũng từng sử dụng qua những cây dao như thế này.
Hãy chú ý vào phần lưỡi khoảng 1 cm của nó ấy. Khi các bác nhìn mặt cắt của phần lưỡi con dao sẽ thấy đoạn bên trên lưỡi khoảng 1 cm đó là lưỡi sẽ bị hõm đều 2 bên.

Lưỡi đó được phay bằng máy nên về việc tái sử dụng tức là phần mài lại sau khi cùn là rất khó vì khi mài con dao sẽ dần bị cụt đi vì lưỡi kiểu phay như vậy phải thuộc dạng thép cứng với dữ được lưỡi mà đây đa phần được làm từ inox nên việc tái sử dụng cây dao này em đánh giá bét bảng.

Phần em muốn nói ở đây đó không phải là về chất thép mà là sự khác biệt về phần lưỡi được "phay bằng máy", lưỡi phay bằng máy nói chung nhìn thích mắt nhưng về việc tái sử dụng khá thấp. Dễ nhận ra đó là nhìn chúng rất đẹp, nhưng hãy thận trọng khi chọn.


1.2: Lưỡi dao Nhật, Đức, Trung Quốc...

Ở phần này lại có sự khác biệt về chất thép liên quan đến lưỡi dao. Về loại dao của nước ngoài này thì rất tốt, cực tốt cho từng mục đích sử dụng. Nhưng chính vì nó tốt quá mà khi chúng ta mua bị cái tốt đó che mờ hết.

  • 1.2.1: Lưỡi dao Nhật:
Dao nhật quá nổi tiếng rồi các bác nhỉ. Vì đặc điểm dao nhật họ làm lưỡi khá cứng nên vấn đề tái sử dụng là rất khó cho người không chuyên. Khi mua phải những loại dao như này thì các bác lại phải mua kèo them cả đá made in Japan đi kèm thì mới mài được mấy cái lưỡi đó khi bị cùn. Đá của VN không mài được mấy loại lưỡi đó nha. Vì vậy chú ý khi mua dao nhật ngoài vấn đề chi phí cho tiền dao phải có cả chi phí cho tiền phụ kiện nữa. Gợi ý nho nhỏ là đá shapton 5k và 1k là đủ dùng cho gia đình và giá 2 viên tầm 3m( đắt vl các bác ạ).

  • 1.2.2: Lưỡi dao Đức:
Dao Đức thì có vài chú ý cho các bác. Đó là do văn hóa của bên tây âu nó khác châu á nên dao các nước đó họ làm lưỡi không cứng bằng bên Nhật nếu so sánh giữa 2 nước này. Châu âu thì họ kiểu ít băm chặt hơn Châu Á vì đa phần được chế biến ở lò mổ rồi. Về nhà chỉ việc cắt thái và sử dụng thôi. Vậy nên kể cả những bác có yêu thích dao Đức nhưng cần một cây dao giữ lưỡi tốt thì nên tìm hiểu kỹ trước khi mua. Về việc tái sử dụng thì dễ mài hơn dao nhật và có thể mài được bằng đá VN. Mua dao Đức thì cẩn thận nhiều shop fake lắm.

  • 1.2.3: Lưỡi dao Trung Quốc:

Về dao của Trung Quốc do em chưa được va chạm nên k có ý kiến gì về loại này.



1.3: Lưỡi dao Made in Việt Nam:

Dao made in Việt Nam. Ở phần này thì các bác chú ý khi mua. Đã có những cơ sở tại VN áp dụng việc kiểu phay máy cho lưỡi dao như em nói mục 1.1 ở trên và tất nhiên nó còn phụ thuộc vào chất thép nữa.

Nói chung đa phần dao made in VN sẽ là từ lò rèn mà ra (tất nhiên có nhiều cơ sở đang làm máy móc kiểu Tây). Chính vì điều này lại là điểm hay, họ làm thủ công khi hạ lưỡi dao nó sẽ dạng kiểu vòng cung. Điều này khiến việc tái sử dụng con dao khá hữu ích vì hạ như vậy việc mài lại dễ dàng hơn khá nhiều.

Điều này phù hợp với người VN qua hai điểm như sau.
  • Kinh tế: Việc tái sử dụng con dao sau khi cùn là một ưu điểm cho việc bạn chọn một cây dao made in VN. Đó là dễ mài và giá rẻ, dễ bảo hành.
  • Thói quen dùng dao bếp tại VN: Tại sao em lại nói điều này là bởi vì chúng ta thấy sự khác biệt giữa người VN và người Nhật.

Người Nhật dùng dao xong họ lau sạch dao bằng 1 cái khăn sau đó cất vô hộp(thói quen này đảm bảo cho dao không bị va chạm nhiều vào các vật cứng nên lưỡi khá bền và lâu phải mài lại.)

VN thì khác, các bà vợ thì dao nào cũng giống nhau, đều băm chặt thoải mái là cái thứ nhất. Cái thứ 2 đó là dao ở VN khi sử dụng xong là chúng ta cài lên giá dao. Và khi chúng ta lấy dao ra sử dụng hay bị và chạm nên nhanh phải mài lại lưỡi. Chính vì điểm này thì nên chọn dao made in VN cho lành.



Tổng kết:





Văn em viết lủng củng mong các bác thông cảm. Có chỗ nào chưa rõ các bác cứ hỏi nha. Em cám ơn.
cơ bản không có ý kiến gì nhiều với bài. Chỉ ý kiến mỗi chuyện "Người Nhật dùng dao xong họ lau sạch dao bằng 1 cái khăn sau đó cất vô hộp". Nước nào thì dùng dao trong bếp gia đình cũng rửa rồi treo thôi. Không phải cứ ở Nhật là nó dùng dao như trong clip bọn làm sashimi ông ạ.
 
#Ảnh Sản Phẩm
______________________________________________________________
1. Dao phượt mini loại nhỏ (Con này nằm trong combo bếp)

51135653053_3df64efd6f_c.jpg

Con này dùng đi phượt để cắt thịt. Chặt nhẹ nhàng. Khá đa năng

Thông số bao gồm:
  • Tổng chiều dài : 280 mm
  • Chiều dài phần lưỡi :168 mm
  • Rộng lưỡi : 35 mm
  • Cân nặng:220 gram
  • Độ dày gáy dao: 3 mm
______________________________________________________________
2. Dao thái kiểu nhật thì phải em k nhớ thế khách đặt

51135653173_2d0636f2f7_c.jpg

Con này thái thì sướng luôn. Các các để ý chỗ đoạn móc cua ấy. Để ngón tay vô đó thái sẽ có lực hơn và đỡ bị mỏi tay. Khả năng đây là thiết kế của bọn Nhật. Duy dùng để thái thôi các thím nhé.
Loại dao thái này dùng nhiều có 3 mẫu hôm nào em up lên cho các thím coi.

Thông số bao gồm:

  • Tổng chiều dài : 345 mm
  • Chiều dài phần lưỡi :210 mm
  • Rộng lưỡi : 55 mm
  • Cân nặng:210 gram
  • Độ dày gáy dao: 2 mm
______________________________________________________________
3. Dao mèo bản 28 cm mũi nhọn cao

51136217549_21d444c875_c.jpg
51136546570_58f38ba15c_c.jpg
Con này bác ấy yêu cầu làm cầu kỳ, khâu chuôi bằng đồng. Làm lâu dã man. Dao này thường dùng để đi rừng.

Thông số bao gồm:

  • Tổng chiều dài : 427 mm
  • Chiều dài phần lưỡi :272 mm
  • Rộng lưỡi : 53 mm
  • Cân nặng:600 gram
  • Độ dày gáy dao: 8 mm
______________________________________________________________
4. Dao phi lê cá to
51136217689_92b6a5bc7c_c.jpg

Con này chuyên cho các bác dân biển lọc cá. Một mặt phẳng, một mặt vát. Cầm con này như cầm con phớ đi chém nhau các bác ạ, Nhìn ảnh nó ngắn nhưng thực tế dài lắm. Xem thông số ở dưới là các bác biết.


Thông số bao gồm:

  • Tổng chiều dài : 460 mm
  • Chiều dài phần lưỡi :305 mm
  • Rộng lưỡi : 54 mm
  • Cân nặng:600 gram
  • Độ dày gáy dao: 3 mm
  • Cán: 6 cạnh
______________________________________________________________
5. Dao chặt

51134762557_f5274fbe92_c.jpg

Con này thì phổ biến rồi. Chuyên chặt các loại như gà,vịt xương xảu các kiểu.

Thông số bao gồm:

  • Tổng chiều dài : 350 mm
  • Chiều dài phần lưỡi :215 mm
  • Rộng lưỡi : 90 mm
  • Cân nặng:700 gram
  • Độ dày gáy dao: 5 mm
  • Cán: Tròn
______________________________________________________________

6. Dao bầu

51136217849_7938a72912_c.jpg
Phổ biến nhất Việt Nam rồi. Không giới thiệu gì thêm.

Thông số bao gồm:

  • Tổng chiều dài : 380 mm
  • Chiều dài phần lưỡi :225 mm
  • Rộng lưỡi : 70 mm
  • Cân nặng:300 gram
  • Độ dày gáy dao: 2 mm
  • Cán: Tròn
______________________________________________________________

7. Dao dọc giấy


View attachment 623311View attachment 623312View attachment 623313

Con này em không muốn làm đâu, vì nó bé lắt nhắt cực, đồ càng bé làm càng khoai.

Bác này hình như dân văn phòng chuyên rạch thùng cát tông. Làm còn này 500k mà bác ý trả trước. 2 tháng sau em với trả hàng. Nghĩ lại thấy có lỗi quá. Bảo không làm ông cứ ck nên mới làm.

Thông số bao gồm:

  • Con này thông số như hình ảnh, dạng mà khách ngẫu hứng. Phần vỏ được làm từ sừng trâu. Lấy vải bôi kem đánh răng vào đánh đi, đánh lại tầm 30 phút vỏ sẽ sáng bóng như nhẫn sừng ấy các thím ạ. Tổng độ dài là 17cm
______________________________________________________________

8. Dao lọc cá

Con này khá đẹp và rất thú vị khi em làm theo yêu cầu của bác đầu bếp chuyên lọc cá. Từ đề bài và khi làm ra sản phẩm. Em up như này cho tiện nha link cụ thể:

Ảnh:

ppjK1fq.jpg
a3DShwp.jpg

______________________________________________________________

9. Dao thái làm theo mẫu KAI Shun Classic của Vozer

Mẫu này làm xong rất ok, nên e cho vào mẫu. Tuy nhiên không phù hợp mấy người không thích đồ nhọn. Thái và lọc con này rất tuyệt, tuyệt hơn mẫu số 2 ấy(đánh giá của e).

z2593342236879_813c399f8a54314681ce93b5e7a79b39.jpg
68747470733a2f2f69302e77702e636f6d2f73312e757068696e682e6f72672f323032312f30372f30342f647674762e6a7067

______________________________________________________________
10 . Dao thái làm theo mẫu Bunka Nhật

Mẫu này chỉ nên danh cho những bác đã dùng dao nhiều rồi. Vì mẫu này là dao thái nhưng theo chuẩn nhật bản thái khá to từ 5.5- 7 cm vì vậy khá ngợp khi dành cho người dùng mới. Bù lạiđược cái dùng quen thì thích vì thái khá có lực

Mẫu này khá hợp với cho nhưng ông chồng mua dao cho vợ dùng, mà vợ lại sợ đồ nhọn. Tuy nhiên nên chọn bản mode lại tầm 4-4.5cm là hợp lí.
1y9NyvF.jpg
Akd6Htf.jpg


Qrl6ZzU.jpg
5XwpFcy.jpg


Chi tiết bài viết về cây bunka này các bác đọc ở đây:



______________________________________________________________
11 . Dao chuyên chặt gà vịt theo mẫu của đầu bếp.

241849572_1304105466706213_6028509426282701682_n-jpg.6538024



Đánh giá chung về mẫu này thì sau khi làm xong em rất hài lòng với cây này.
Đọc chi tiết và xem thêm ảnh tại đây:

https://voz.vn/t/thao-luan-ve-dao-nha-bep-cach-chon-dao-mau-dao.325325/post-12794924
______________________________________________________________
12 . Dao làm theo mẫu MIYABI .

Sống dày 4 li từ cán tới mũi. Mục đích của khách đặt làm một cây dao có thể vừa thái và chặt gà. Mẫu này dành cho ai thích dạng kiểu có một cây dao tổng hợp vừa chặt và vừa thái được. Tất nhiên là nó ở dạng nhỡ nhỡ.
Phụ nữ không thích dao nặng nhưng cây này mà thuần hóa được thì sau này sẽ không dùng dao nhẹ nữa. Kiểu ăn mặn hảo hảo quen rồi sang ăn mỳ khác nó cứ nhạt nhạt các bác ạ

gJkMEs7.jpg


Ảnh mẫu: Ảnh full các bác click Vô Đây

Thông số cụ thể.

  • Độ dài phần lưỡi: 21cm
  • Tổng chiều dài: 35cm
  • Bản dao:6,3cm
  • Chuôi gỗ chắc đỏ:13cm
  • Khâu dao: Mạ vàng 24k
  • Cân nặng:3 lạng 7
  • Chất liệu: Thép kẹp không gỉ 3 lớp.
Vừa lấy một con chặt của bác. Cảm nhận ban đầu là ưng. Đầm ,chắc, chặt sướng. Dùng thêm thời gian nữa xem độ bền ra sao. Sẽ ủng hộ dài dài
 
Nhà mình toàn dùng dao inox mua ở siêu thị tầm 100k cái. Dùng lâu lắm rồi. Cùn thì mài mà nhiều cùn cũng làm lười ko mài luôn nhìn dao nhà các thím đẹp quá
 
Bộ dao C0.0p này ổn ko ae? Đang có phiếu hẹn lấy nguyên bộ.
 

Attachments

  • Screenshot_2021-10-20-22-21-15-563_com.facebook.katana.jpg
    Screenshot_2021-10-20-22-21-15-563_com.facebook.katana.jpg
    495.9 KB · Views: 106
  • Screenshot_2021-10-20-22-21-11-590_com.facebook.katana.jpg
    Screenshot_2021-10-20-22-21-11-590_com.facebook.katana.jpg
    276.1 KB · Views: 110
  • Screenshot_2021-10-20-22-21-07-772_com.facebook.katana.jpg
    Screenshot_2021-10-20-22-21-07-772_com.facebook.katana.jpg
    305.4 KB · Views: 108
  • Screenshot_2021-10-20-22-21-03-416_com.facebook.katana.jpg
    Screenshot_2021-10-20-22-21-03-416_com.facebook.katana.jpg
    383.1 KB · Views: 110
Nhà mình toàn dùng dao inox mua ở siêu thị tầm 100k cái. Dùng lâu lắm rồi. Cùn thì mài mà nhiều cùn cũng làm lười ko mài luôn nhìn dao nhà các thím đẹp quá
vote mua dao mới... Đầu tư thêm tí vào công cụ lao động, đặc biệt là dao kéo sẽ làm giảm đi nhiều stress không cần thiết đó bro...
Dao inox có mài cũng bê đê lắm, vote mua dao thép
 
Bộ dao C0.0p này ổn ko ae? Đang có phiếu hẹn lấy nguyên bộ.
tra xem nó dũng mã thép nào chứ thiết kế thì ổn. Hàng inox như kiwi dùng vẫn ổn chỉ tội chóng hỏng thôi(mà nhiều người dùng lâu quá cũng đổi dao khác chứ ko chờ nó hỏng đâu)
 
Nhà mình toàn dùng dao inox mua ở siêu thị tầm 100k cái. Dùng lâu lắm rồi. Cùn thì mài mà nhiều cùn cũng làm lười ko mài luôn nhìn dao nhà các thím đẹp quá
Bỏ thôi bác. Nếu muốn thử dao thì bỏ ra tầm 200-300k thử loại dao làm bằng vòng bi ấy. Tuy nhiên khó chịu bởi nó gỉ thôi bác. Hơn một chút thì qua loại thép không gỉ. Đọc lại bài của e về chọn dao qua giá tiền ấy.

Nhưng có một cái này là bác cảm nhận được này. Đó là khi dùng đồ xịn là không muốn dùng đồ đều nữa.
Dùng đồ xịn thì cảm giác nó nhẹ nhàng yêu việc hơn. Em nói k riêng về dao đâu ạ.

via theNEXTvoz for iPhone
 
cơ bản không có ý kiến gì nhiều với bài. Chỉ ý kiến mỗi chuyện "Người Nhật dùng dao xong họ lau sạch dao bằng 1 cái khăn sau đó cất vô hộp". Nước nào thì dùng dao trong bếp gia đình cũng rửa rồi treo thôi. Không phải cứ ở Nhật là nó dùng dao như trong clip bọn làm sashimi ông ạ.
À ý em là bên VN mình dùng đồ nó k giữ ấy. Điển hình là mấy bà vợ. Dao nào cũng là dao. Dao thái cũng chặt được. Nên khi các bác mà mua cây dao nhật thép mà dạng d2 chẳng hạn nó mà mẻ thì lại mất công đi mài. Mà mài loại đó thì măt công lắm.
Vậy nên tiêu trí của e kiểu dao dễ mài và sử dụng ở mức khá là ok.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Bỏ thôi bác. Nếu muốn thử dao thì bỏ ra tầm 200-300k thử loại dao làm bằng vòng bi ấy. Tuy nhiên khó chịu bởi nó gỉ thôi bác. Hơn một chút thì qua loại thép không gỉ. Đọc lại bài của e về chọn dao qua giá tiền ấy.

Nhưng có một cái này là bác cảm nhận được này. Đó là khi dùng đồ xịn là không muốn dùng đồ đều nữa.
Dùng đồ xịn thì cảm giác nó nhẹ nhàng yêu việc hơn. Em nói k riêng về dao đâu ạ.

via theNEXTvoz for iPhone
Chính vì ghét dao bị rỉ trông nó bẩn nên mới dùng dao inox đó bác. Em thấy siêu thị có bán dao ceramic 5 700k 1 con mà ko dám mua. Với em đang tìm đá mịn mài inox về lắp vào máy mài mài dao cho nhanh
 
Back
Top