thảo luận Thảo luận về việc mở tua cho xe FI

hunter_dt

Senior Member
Chào các bô lão,
Hiện cá nhân em đang rất quan tâm đến việc "mở tua" cho xe, nói chung là xe FI thì xe nào cũng mở được. Hiện tất cả các xe zin của hãng, ví dụ với Honda thường khóa vòng tua ở 10000rpm nên một số anh em thấy chưa đủ "thỏa mãn". Do đó việc mở tua cũng được coi như 1 bài tăng công suất xe với giá thành rẻ và ít can thiệp đến xe nhất. Ví dụ mở lên 12000 hoặc 12500rpm, chơi chán thì lại về zin cũng được.
Hiện em đang nghiên cứu các phương pháp mở tua từ cở bản đến phức tạp, từ lý thuyết đến thực nghiệm trên Dyno... Tuy nhiên em cũng rất muốn mọi người cùng thảo luận về vấn đề này. Các tiêu chí như sau:
1. Các bô lão có hứng thú với vụ "mở tua" này không?
2. Các phương pháp "mở tua" mà các bô lão biết?
3. Lợi, hại của việc mở tua?
Xin mời các bô lão cho ý kiến :))

15/10/2020: Cập nhật chuyên đề mở tua xe FI cho các bô lão góp ý:
[Chuyên để mở tua xe FI]: Part 3 – Các phương pháp mở tua và ưu nhược điểm.
Trong thời gian vừa rồi, đội ngũ KTV Pit In tập trung nghiên cứu một số chuyên đề để phục vụ cộng đồng Biker và sẽ ra mắt sớm trong thời gian sắp tới. Do đó hôm nay mình mới có thời gian để tiếp tục chuyên đề tâm huyết này.
Phần 3: Các phương pháp mở tua; Ưu nhược điểm của từng phương pháp.
Trước khi nói về các phương pháp mở tua thì mình sẽ nói sơ qua về việc canh chỉnh (Tuning) trên xe FI nói chung: Trái tim của hệ thống xe phung xăng điện tử FI là ECU. Trong các chức năng mà ECU đảm nhiệm thì nhiệm vụ quan trọng nhất là điều khiển phun xăng. Để làm được việc đó ECU cần được lập trình, cụ thể chính là bản map (bản đồ xăng gió). Khi ta kéo ống ga của xe, ECU sẽ đọc trong bản đồ map để biết cần phun bao nhiêu xăng… Với xe Zin thì nhà sản xuất đã cài đặt sẵn một bản map chuẩn phù hợp với cấu hình xe zin; Do đó khi ta thay đổi các chi tiết trên xe như lọc gió, pô, lên công suất máy.. Thì bắt buộc phải canh chỉnh lại (tuning, remap). Nôm na là viết lại một bản đồ xăng gió khác phù hợp với cấu hình mới của xe. Nếu không xe sẽ chạy sai và không hiệu quả, thậm chí dẫn tới hỏng máy!
1. Phương pháp cũ:
Thực ra mình cũng không biết tên chính xác của phương pháp này, cũng không rõ có định nghĩa rõ ràng hay không? Nôm na là trên xe sẽ gắn thêm 1 thiết bị được liên kết với ECU. Cục này sẽ có tác động đến ECU nhằm đánh lừa ECU về giới hạn tua máy, dẫn đến xe có thể chạy qua khoảng tua máy giới hạn. Nhìn chung phương pháp này đã dần lỗi thời nên mình không phân tích sâu.
2. Phương pháp thay ECU zin bằng ECU độ:
Phương pháp này thì khá là dễ hiểu. ECU độ nói chung cho phép mở tua đến >14.000rpm và hiển nhiên, ECU này sinh ra để tùy chỉnh nên người sử dụng có thể thoải mái mở giới hạn tua đến mức mình muốn. Tuy nhiên ở bài viết này tập trung về vấn đề mở tua trên ECU zin nên mình cũng không đề cập sâu.
3. Phương pháp mở tua ECU Zin bằng thiết bị chuẩn đoán (tay cầm chuẩn đoán lỗi FI).
- Có lẽ các bạn không còn xa lạ với thiết bị này. Mục đích ban đầu của nó là kết nối với xe FI thông qua cổng chuẩn đoạn lỗi, sau đó có thể đọc/ xóa lỗi, kiểm tra các thông số… Tuy nhiên với một số loại tay cầm đời mới hiện nay, nó được tích hợp các bản map (bản đồ xăng/ gió) đã được mở tua sẵn. Công việc rất đơn giản là kết nối thiết bị với xe, đổ “map mở tua” vào trong vài phút là xong. Sau đó tua máy có thể lên đến 11k, 12krpm tùy thuộc vào cài đặt của bản map.
Ưu điểm: Phương pháp này có ưu điểm là rất nhanh (toàn bộ quá trình có thể hoàn thành trong 5 đến 10 phút), kèm theo giá thành rẻ, xong cái là lên xe chạy luôn được
🙂
.
Nhược điểm: Việc nạp bản “map” mới vào xe hoàn toàn tương đương với việc nạp map của ECU độ. Do đó mỗi bản map này chỉ phù hợp với 1 cấu hình xe nhất định. Ví dụ lọc gió nào, họng xăng kim phun bao nhiêu, chạy bô nào…? Nếu nạp bản map này với xe có cấu hình không phù hợp thì có thể dẫn tới không hiệu quả như tốn xăng, hụp xe, hại máy (do xăng gió không chuẩn…). Thậm chí có trường hợp mở tua xong xe đi yếu hơn xe zin
🙂
. Do đó các bạn hết sức lưu ý phương pháp này, chỉ nên làm ở những địa chỉ uy tín, các map đã được nghiên cứu và kiểm chứng cụ thể!
4. Phương pháp mở tua bằng Re-map trên máy tính.
Phương pháp này có thể coi là ưu việt nhất ở thời điểm hiện tại, cho phép can thiệp trực tiếp vào bản map thực hiện canh chỉnh giống như ECU độ. Ở một khía cạnh nào đó thì phương pháp 4 và 3 có điểm tương đồng, cũng là nạp một bản map mới vào ECU zin. Nhưng khác nhau ở đây là Re-map trên máy tính chủ động hơn. Có thể tuning (canh chỉnh) lại bản map theo cấu hình và ý tưởng của KTV. Do đó không bị giới hạn về cấu hình của xe.
Thông thường với phương pháp này bắt buộc KTV phải có những công cụ cao cấp hỗ trợ như máy Dyno để canh chỉnh, Remap, kiểm chứng chất lượng bản map…
Có thể nói phương pháp Remap trên máy tính là ưu việt hơn hẳn, tính chủ động cao hơn. Các bản map được kiểm tra kĩ càng cho chất lượng và hiệu quả cao hơn.
Nhược điểm của phương pháp này đơn giản là khó hơn rất nhiều, yêu cầu KTV có kiến thức về canh chỉnh xe FI, yêu cầu trang thiết bị và phần mềm cao cấp, tốn kém…
Kết luận:
1. Bản chất việc mở tua chính là Re-map (nạp lại bản đồ xăng gió cho ECU) chứ ECU không có cái khóa tua nào để mà mở cả! Hi vinjg sau bài viết này mọi người sẽ có cái nhìn chính xác hơn về định nghĩa "mở tua".
2. Dù "mở tua" hay Re-map bằng phương pháp nào thì cũng cần phải được kiểm chứng (như kiểm tra lại tỉ lệ xăng gió AFR, kiểm tra thông số công suất...) tính hiệu quả. Tránh hiểu nhầm dẫn đến "tiền mất tật mang".
 

Attachments

  • Mở tua tay cầm.jpg
    Mở tua tay cầm.jpg
    105.5 KB · Views: 95
  • Read_Write Map.png
    Read_Write Map.png
    66.4 KB · Views: 77
  • Remap on Dyno.jpg
    Remap on Dyno.jpg
    136.1 KB · Views: 95
  • Remap.jpg
    Remap.jpg
    40.8 KB · Views: 94
Last edited:
mở tua là disable cái rev limiter???
remove rev limit, như con winner/WX giờ vác ECU đi remove rev limit mất 500k :shame: cách làm là reflash ECU zin sang fw gỡ rev limiter, ko cần power commander piggyback hay thay ECU hay j cả
các cháu thề lên xuống bảo chạy ở rev thấp bốc hơn chứ em ko tin :shame:
 
Last edited:
mở tua là disable cái rev limiter???
Có nhiều phương pháp cán bộ ạ. Hiện em chưa rõ các Vozer biết đến đâu nên ko dám múa rìu qua mắt thợ. Nếu cần em sẽ review 1 số cách phổ biến hiện nay :))
 
Phí tiền, lấy tiền đó đi làm pxl chạy dyno cho rồi
Được cái giá nó rẻ mà bác, lại ít can thiệp vào máy, coi như trải nghiệm thôi, chán rồi lại về zin được. Mỗi cách chơi có cái lợi và hại khác nhau tùy nhu cầu Biker mà :))
 
Mở tua để chạy nhanh hay mở tua để chạy bốc?

Gửi từ Cục gạch❤❤ bằng vozFApp
 
Mở tua để chạy nhanh hay mở tua để chạy bốc?

Gửi từ Cục gạch❤❤ bằng vozFApp
Chắc để cho nhanh thôi bác, vì khoảng tua thấp (dùng để tăng tốc) mình có làm gì đâu mà đòi bốc :))
 
Có nhiều phương pháp cán bộ ạ. Hiện em chưa rõ các Vozer biết đến đâu nên ko dám múa rìu qua mắt thợ. Nếu cần em sẽ review 1 số cách phổ biến hiện nay :))
chém gió đi đồng chí...

mình chạy xe ngoài đường thôi chẳng bao giờ đụng trần cả nên chắc món này không hấp dẫn lắm, nhưng mà tò mò về kỹ thuật thì luôn luôn...
 
Mình đi cao lắm cũng tầm 80-90 trên cao tốc nên vụ này có vẻ cũng không cần thiết lắm, mấy con 125cc đã kéo lên tầm 90-100 được rồi. Nếu chạy bốc máy hơn thì mới khoái :D
 
Con cháu gì đâu bác, bị giao thông bắt 2 lần nên giờ run tay, 1 lần 7x/60 1 lần 9x/60

Sent from Samsung SM-N960F using vozFApp
Đóng 2tr5? Mình cũng bị một lần 80/60, đóng 2tr5, con xe chỉ đáng giá 3tr nhưng bị thu bằng + cavet nên phải đóng.
 
Mở cái giới hạn tua thì tăng maxspeed thôi chứ có căn chỉnh gì đâu mà đòi bốc ở tua thấp đc nhỉ

Gửi từ Samsung SM-G965F bằng vozFApp
 
chém gió đi đồng chí...

mình chạy xe ngoài đường thôi chẳng bao giờ đụng trần cả nên chắc món này không hấp dẫn lắm, nhưng mà tò mò về kỹ thuật thì luôn luôn...
Cán bộ bảo lãnh cho em e mới dám review :))
Tay e cũng yếu lắm nhưng từ ngày có Dyno tự tin hẳn, chạy tầm 200km/h trên Dyno là bình thường :))
 
Back
Top