tin233
Senior Member
Ngành chip thế giới mất 66 năm để đạt mốc 500 tỷ USD, nhưng chỉ cần thêm 9 năm để bứt tốc lên mốc 1.000 tỷ USD. Trong khi đó, các công ty thiết kế, đóng gói chip tại Việt Nam đều là FDI, tính sở hữu của chúng ta với sản phẩm chip gần như bằng 0.
Ngành chip thế giới ở “khúc cua” bùng nổ
Tại hội thảo “Thực trạng, thách thức và triển vọng của ngành chip bán dẫn Việt Nam” diễn ra ngày 29/11 ở Hà Nội, ông Nguyễn Thanh Yên, Tổng giám đốc CoAsia SEMI dẫn thống kê năm 2021, toàn thế giới bán ra 1.000 tỷ con chip, trong khi tổng dân số 8 tỷ người, tính trung bình mỗi người tiêu thụ 120 con chip/năm, mỗi tháng mua khoảng 10 con chip.
“Giờ rất khó tìm ra thiết bị không có chip ở trong”, ông Yên nhấn mạnh mức độ phổ biến của chip vi mạch trong đời sống xã hội.
Tổng giám đốc CoAsia SEMI rất tâm đắc với biểu đồ được phác thảo bởi Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Yến, một người Mỹ gốc Việt nổi tiếng trong ngành chip vi mạch bán dẫn thế giới. Theo đó, ngành chip bán dẫn toàn cầu mất tới 66 năm để đạt con số 500 tỷ USD giá trị ngành vào năm 2021, nhưng chỉ cần thêm 9 năm để bứt tốc từ 500 tỷ USD lên 1.000 tỷ USD (năm 2030).
Theo ông Yên, ngành chip thế giới đang ở “khúc cua” cực kỳ quan trọng trước khi tiếp tục bùng nổ. Nhìn lại thời gian qua, doanh thu ngành chip đạt được 500 tỷ USD nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của máy tính, laptop, smartphone, 4G, 5G… Tương lai, ô tô tự lái, máy tính hiệu năng cao, AI (trí tuệ nhân tạo), 6G... sẽ tạo động lực để ngành này bứt tốc lên 1.000 tỷ USD.
Trước kia, ô tô hay được dùng làm ví dụ minh họa cho khái niệm toàn cầu hóa, nhưng bây giờ thay bằng con chip.
Ông Nguyễn Thanh Yên, Tổng Giám đốc CoAsia SEMI. Ảnh: Bình Minh
Để tạo ra chip iPhone, cần nguồn lực và sự phối hợp làm việc tại nhiều quốc gia. Các thiết bị sản xuất chip từ Hà Lan và các IP (lõi sở hữu trí tuệ bán dẫn) từ Anh được đưa sang Mỹ. Kỹ sư Mỹ thiết kế ra con chip, gửi thiết kế đó sang Đài Loan (Trung Quốc) sản xuất.
Trong quá trình sản xuất, cát lấy từ sa mạc ở Trung Quốc, luyện thành trụ đơn tinh thể silic, sau đó cắt ra rồi chuyển đến Nhật Bản. Từ Nhật Bản, các vật liệu để chế tạo chip được chuyển tới Đài Loan (Trung Quốc), sản xuất ra wafer (tấm bán dẫn silicon) gửi sang Malaysia. Wafer tại Malaysia được cắt miếng, đóng gói thành con chip, đưa trở lại Trung Quốc đóng gói PCBA (lắp ráp bảng mạch in) để làm iPhone. Và rồi iPhone lại được chuyển sang Mỹ để bán.
Có thể thấy, rất nhiều công đoạn sản xuất chip của thế giới tập trung ở châu Á. Dự đoán châu Á sẽ là nơi định hình của lĩnh vực chip vi mạch trong tương lai...
Thế giới bán 1.000 tỷ con chip/năm, cơ hội nào cho Việt Nam?
Ngành chip thế giới mất 66 năm để đạt mốc 500 tỷ USD, nhưng chỉ cần thêm 9 năm để bứt tốc lên mốc 1.000 tỷ USD. Trong khi đó, các công ty thiết kế, đóng gói chip tại Việt Nam đều là FDI, tính sở hữu của chúng ta với sản phẩm chip gần như bằng 0.
vietnamnet.vn