thảo luận Thể thao Việt Nam rất cần những chuyên gia tâm lý

Người ta thường bảo các VĐV gặp sức ép hoặc trạng thái tâm lý sẽ ảnh hưởng cực lớn đến việc tập luyện và thi đấu của họ. Vì thế, chuyên gia tâm lý trong thể thao rất được thế giới coi trọng, nhưng ở Việt Nam điều này vẫn đang là con số 0 tròn trĩnh.

Thể thao Việt Nam rất cần những chuyên gia tâm lý


Cứ nhìn “Tiểu tiên cá” Nguyễn Thị Ánh Viên là rõ nhất. Nói thế, vì mới đây báo chí đã rộ lên chuyện tuyển thủ bơi Ánh Viên xin giã từ ĐTQG. Có nhiều thông tin cho rằng, sức ép thành tích quá lớn từ ngành thể thao và người hâm mộ đã khiến Ánh Viên không chịu nổi áp lực, qua đó cô phải xin giã từ ĐTQG. Điều ấy cũng không sai, vì thực tế từ sau SEA Games 2015 tại Singapore khi trở thành một “iron girl” (cô gái thép) với 8 HCV, Ánh Viên luôn phải đối đầu với sức ép thành tích cực lớn. Nhiều người nghĩ cô sẽ luôn thắng ở tất cả giải đấu góp mặt, dẫu đó là giải VĐTG hay Olympic.
Trước Asian Games 2018, mọi người đã rất bất ngờ bởi HLV khi ấy của Ánh Viên là Đặng Anh Tuấn tiết lộ, cô bị trầm cảm suốt một thời gian dài và phải uống thuốc an thần mới có thể ngủ. Tuy nhiên, bên cạnh Ánh Viên không hề thấy bóng dáng của bác sĩ tâm lý, khiến cô cảm thấy rất cô đơn và luôn phải đối mặt với áp lực mà chẳng biết giải tỏa cùng ai. Thậm chí tại Olympic Tokyo 2020, thành tích của Ánh Viên không tốt khiến cô hứng chịu rất nhiều “gạch đá” từ mạng xã hội, nhưng mấy ai hiểu từ năm 2020 đến nay, Ánh Viên đều tự tập luyện mà không có HLV…
Lâu nay, chúng ta luôn nghe nói các VĐV chuyên nghiệp thường gặp sức ép hoặc trạng thái tâm lý, điều này ảnh hưởng cực lớn đến việc tập luyện và thi đấu của họ. Để giải tỏa cho VĐV đương nhiên phải là các chuyên gia tâm lý và những nước có nền thể thao phát triển luôn rất coi trọng vấn đề này, nhưng ở Việt Nam thì chuyên gia tâm lý vẫn rất mới mẻ và gần như không được quan tâm. Nói đâu xa, ngay bóng đá - môn thể thao vua được quan tâm nhất ở Việt Nam cũng không hề có chuyên gia tâm lý, dẫu biết đây là đội tuyển chịu nhiều sức ép nhất.
Các tuyển thủ bóng đá thường phải chịu rất nhiều sức ép từ dư luận     Ảnh: ĐỨC CƯỜNG
Các tuyển thủ bóng đá thường phải chịu rất nhiều sức ép từ dư luận Ảnh: ĐỨC CƯỜNG
Chuẩn bị cho vòng loại World Cup 2022 - khu vực châu Á, ĐT Việt Nam phải tập trung thành nhiều đợt. Riêng mùa Covid-19, cả đội tập trung theo “nguyên tắc bong bóng” và không được tiếp xúc với người ngoài, dẫu là các thành viên trong gia đình. Tập trung trong thời gian dài, không gặp người thân, lại luôn phải hứng chịu những áp lực thành tích từ báo chí và người hâm mộ nên tâm lý các tuyển thủ không bị ảnh hưởng mới lạ, nhưng họ gần như chẳng biết giãi bày cùng ai. Người gần gũi nhất để các tuyển thủ có thể “nhỏ to tâm sự” chính là các bác sỹ và nhân viên y tế, những người mỗi ngày giúp họ hồi phục thể lực. Tuy nhiên, đấy vẫn không phải là chuyên gia tâm lý để có thể giúp các tuyển thủ những lời khuyên chuẩn xác, cũng như không thể giải toả sức ép cho họ trong những trường hợp cụ thể...
Thời gian gần đây, khi mạng xã hội ngày càng phát triển, các tuyển thủ và những VĐV thể thao ngày càng phải hứng chịu rất nhiều sức ép tâm lý từ những “chuyên gia” và “HLV bàn phím” của cộng đồng mạng, đặc biệt là ở những đại hội thể thao lớn như SEA Games, Asian Games, Olympic hoặc AFF Cup… Vì thế, ngành thể thao Việt Nam cần quan tâm hơn đến vấn đề này nhằm giúp các tuyển thủ có thể cân bằng và không phải hứng chịu những sức ép đến từ những chuyện ngoài chuyên môn.
Nể sức chịu đựng của Công Phượng
Rất nhiều tuyển thủ bóng đá Việt Nam cho biết, họ nể sức chịu đựng của tiền đạo Công Phượng trước những sức ép từ giới tuyền thông và cộng đồng mạng. Theo đó, từ năm 2013 đến nay, Công Phượng luôn là cái tên được giới truyền thông và cộng đồng mạng “giật tít câu view”, nhưng anh vẫn luôn bình thản và tự vượt qua áp lực để cân bằng cho cuộc sống.

https://bongdaplus.vn/the-thao/the-thao-viet-nam-rat-can-nhung-chuyen-gia-tam-ly-3475632110.html
 
Lewis Hamilton, 7 lần vô địch thế giới F1 lúc nào cũng có chuyên gia angela cullen kè kè bên cạnh lo về tập luyện thể chất, tâm lý, ăn uống. Mà gần như vđv F1 là những người tâm lý bằng thép.
Thế mới thấy, bất cứ 1 môn thể thao nào các vđv đỉnh cao đều cần bác sĩ tâm lý hằng ngày.
 
Back
Top