Thiền thực chất là THƯ GIÃN và BUÔNG BỎ

Mới xem lướt đoạn đầu, thấy bài giảng này và rất nhiều bài giảng Phật Pháp, đều mắc 1 mỗi SƠ ĐẲNG, lấy ví dụ 2 vấn đề (vd) khác bản chất:
1. vd đuối nước, khác hoàn toàn vd chấp ngã, chấp niệm. Gượng ép quá mức để làm ví dụ.
2. vd đuối nước là ĐẤU TRANH SINH TỒN. Chỉ có 1 chọn lựa là bám vào cây để nổi.
 
Mới xem lướt đoạn đầu, thấy bài giảng này và rất nhiều bài giảng Phật Pháp, đều mắc 1 mỗi SƠ ĐẲNG, lấy ví dụ 2 vấn đề (vd) khác bản chất:
1. vd đuối nước, khác hoàn toàn vd chấp ngã, chấp niệm. Gượng ép quá mức để làm ví dụ.
2. vd đuối nước là ĐẤU TRANH SINH TỒN. Chỉ có 1 chọn lựa là bám vào cây để nổi.
Vì nhiều ng thắc mắc nên tôi sẽ nói rõ hơn về ví dụ này. Trước hết cần nói là trí tuệ, khả năng tư duy của mỗi ng không giống nhau. Có thể ví nó như khả năng bơi lội vậy.

1 ng bị cuốn giữa dòng nước mà thấy cái cọc họ có bám vào không? Phản ứng này giữa những ng khác nhau không giống nhau: Nếu nc chảy xiết hay không biết bơi phản ứng gần như ngay lập tức là bám lấy và giữ chặt nó. Nhưng nếu nước không quá xiết, với người bơi giỏi thì họ vẫn có thể bám cũng có thể buông, cái cọc đó đối với họ không quá quan trọng, khả năng tự chủ, vùng hoạt động của họ rộng hơn.

Suy nghĩ, niềm tin cũng giống như những chiếc cọc vậy. Với ng trí tuệ, tư duy hạn chế (như ng bơi kém) thường sẽ bám trụ vào bất cứ thứ gì mà họ thấy, dễ dàng chạy theo những suy nghĩ, bị dẫn dắt bởi những cảm xúc, niềm tin, bị trói buộc bởi những khái niệm. Vì ngoài những "cái cọc" đó họ ko thấy cái nào khác, không còn biết bám vào đâu hay lo sợ "cái cọc" khác không an toàn, không dám thay đổi, không thể với tới.

Ngược lại ng hiểu biết rộng, tư duy linh hoạt khả năng hoạt động của họ rộng hơn, ít bị hạn chế bởi những những định kiến, khái niệm, tư duy trừu tượng tốt hơn. Khả năng tự chủ, làm chủ cuộc sống tốt hơn. Rất dễ thấy ở những nhà lãnh đạo hay doanh nhân lớn có trí tuệ cảm xúc cao, tâm lý của họ rất ổn định, khả năng lan tỏa, mở rộng kết nối tốt vì không bị trói buộc quá nhiều bởi cái tôi của bản thân nên khả năng nhìn vấn đề theo nhiều góc độ tốt hơn, dễ nắm bắt tâm lý, dễ đặt mình vào vị trí ng khác.

Tập thư giãn và buông bỏ cũng coi như học bơi để không bị trói buộc bởi những cái cọc, tư duy mở rộng linh hoạt hơn, tăng trưởng trí tuệ
 
Last edited:
mình ko thiền nhưng dạo này lại có những cảm giác như vậy. Trống rỗng, nhẹ nhàng, như thể mọi chuyện đến sẽ đón nhận chứ ko lo xa nữa
 
Cái này là luyện tập động tác thôi, còn anh muốn thiền được thì bản thân anh phải đạt được tới một cái tư duy trước đã. Còn luyện động tác mà không tư duy thì mãi mãi chỉ là động tác thôi.
 
Em thì cảm giác thiền có phần tiêu cực, bác thớt thấy có đúng không?Vì sự buông bỏ thả lỏng mà có khi làm mất đi ý chí, sự nổ lực của bản thân để đem lại những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và người thân xung quanh.
Ko phải buông bỏ là phải bỏ hết bạn ạ. Nó là cái trạng thái mà có cũng như không có, tất cả những cái có nó không làm thay đổi tâm tính mình, cũng như tất cả những cái không có nó cũng không làm thay đổi tâm tính mình. Tâm mình thích gom nhặt, thích nỗ lực thì nó vẫn là tâm mình thôi, không phải bỏ. Chỉ cần bỏ được cái cảm giác tiêu cực khi không gom nhặt được, không nỗ lực được, thế là được.
 
các cụ khốt thì chỉ có mục đích duy nhất là dưỡng sinh chữa bệnh thôi.
Êm êm tí thì dạ dầy đại trang nó cũng dịu đi
 
Back
Top