Thơ có cần thiết cho đời sống?

Nhà thơ Trần Đăng Khoa bày tỏ: "Việc đánh giá thơ bây giờ cũng rất khó. Hầu như không tìm được tiếng nói chung. Nhiều cuộc tranh luận gay gắt dẫn đến cãi vã cũng thường bắt đầu từ thơ. Đó là sự va đập giữa các khuynh hướng nhằm muốn tự khẳng định, gây ảnh hưởng trước công chúng, có khi gay gắt dẫn đến triệt tiêu nhau. Tất cả các cuộc tranh luận này rốt cuộc dường như vẫn bỏ ngỏ, không có kết luận và cũng không có tiếng nói cuối cùng. Trong cái sự ồn ào có tính báo chí đó, cũng có không ít các nhà thơ của chúng tôi chỉ im lặng sáng tạo và quan tâm đến những vấn đề lớn hơn, là giữ gìn bản sắc dân tộc và tìm cách hòa nhập với thế giới rộng lớn. Đây là một vấn đề cấp bách, mang tính toàn cầu".
....
Phát biểu tại Ngày Thơ Việt Nam 2023 vừa qua, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - Nguyễn Quang Thiều cho rằng: "Trong suốt hàng trăm, hàng ngàn năm nay, thơ ca không bao giờ bỏ chúng ta và vẫn hiện diện trong nhiều thách thức. Đến bây giờ, trong thời đại 4.0, các nhà thơ và những người tổ chức, quản lý về văn học nghệ thuật đã tìm rất nhiều cách để thơ ca đến với con người: trên những bản in, trên những buổi đọc thơ, những ngày thơ… Tôi nghĩ các bài thơ không được rời bỏ đời sống này, thơ là người đồng hành tận cùng với con người, trong mọi ngóc ngách của đời sống. Họ nói về đau thương nhưng để nói về tương lai. Họ nói về mất mát nhưng để nói về tương lai. Và họ phải đối mặt với tất cả hiện thực đời sống. Mỗi bài thơ, hay mỗi nhà thơ không được trốn chạy khỏi hiện thực đời sống. Nhưng hiện thực đó phải mang lại cho con người đức tin, tình yêu và sự khát vọng".

Nhà thơ Lê Minh Quốc - Chủ tịch Hội đồng Thơ, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh: Chữ của tâm linh mới là chữ của ái tình

Thơ có cần thiết cho đời sống? -0

- Một nhà phê bình cho rằng "Thơ không thể bị kéo thấp xuống cho ngang tầm công chúng, mà công chúng phải biết tự nâng mình lên ngang tầm của Thơ". Ông nghĩ sao về quan niệm này?

+ Theo tôi, đây là một câu nói ngớ ngẩn, và đã sáo mòn lắm rồi. Nào có riêng gì thơ, với nhiều thể loại nghệ thuật khác lâu nay thiên hạ cũng gào lên tương tự. Với người làm thơ thật sự sống với thơ, vì thơ, làm thơ như một cách khám phá lấy nội tâm, suy nghĩ, tâm trạng của chính họ, tôi nghĩ rằng, họ tiếp tục viết chân thật như những gì họ đã và đang nghĩ đến. Họ không cần phải quan tâm "kéo thấp xuống" hay "nâng lên ngang tầm" gì sất. Họ chỉ nghĩ về chính họ. Lúc ấy, cảm xúc của họ sẽ dẫn dắt họ đi. Điều quan trọng vẫn là ở chỗ nhà thơ tự hỏi chính mình, chứ không phải đòi hỏi ở công chúng.

Bấy lâu cửa đóng then cài
Bịt tai nhắm mắt miệt mài với thơ
Tâm không bợn chút bụi mờ
Trí không náo động chín ngờ một nghi
Nhịp đời nhẵn nhụi phẳng lì
Nhịp yêu tròn trịa chu vi rạch ròi
An toàn đến thế thì thôi
Thôi thì thơ cũng cọc còi tong teo
Tâm không vật vã eo sèo
Trí không giông bão cheo leo bụi hồng
Đừng đợi mà cũng đừng mong
Câu thơ khỏe mạnh sống trong cõi người.

- Trong đời sống thi ca, từng có nhiều lời hô hào đổi mới, cách tân Thơ nhưng vẫn chưa thấy thành tựu gì rõ nét. Ông nghĩ xu hướng làm mới thơ có quan trọng không và phải như thế nào?


+ Có những điều tưởng rằng đã cũ, rất cũ, đến thời đại chúng ta cần phải có ý thức thay đổi, cách tân cho mới mẻ. Tưởng là tưởng thế thôi. Bản thân tôi không quan tâm đến điều này. Chính cảm xúc lúc ấy thế nào, tự nó sẽ quy định cho nhà thơ tìm ra cách viết phù hợp nhất. Có thể vẫn hình thức đã cũ, có thể hình thức mới lạ, thật ra điều đó chẳng quan trọng gì, cái cần nhất vẫn là nhịp thơ, tiếng nói của tâm trạng trong khoảnh khắc ấy. Hình thức để làm gì, cách tân để làm gì khi trong lòng không một cảm xúc? Cảm xúc ấy cần cho thơ hơn cả hình thức nữa.

Anh làm thơ kể những điều đã thấy
Nhưng sao chẳng ai buồn?
Dẫu chỉ là chốc lát
Dẫu trong thơ đầm đìa nước mắt
Dẫu trong thơ ngập đầy tiếng khóc
Lạ không?
Lạ quái gì đâu anh phải hỏi lại lòng
Cái lòng anh có thật lòng đớn đau không đấy chứ?
Tột cùng đớn đau mới bật ra câu chữ
Chữ của tâm linh mới là chữ của ái tình
Anh chả đớn đau mà kể lể những điều đã thấy
Chả ai thấy gì ngoài trang giấy trắng tinh

- Có một thực tế là việc xuất bản thơ hiện nay rất dễ dàng. Hầu như các nhà xuất bản sẵn sàng cấp giấy phép cho tác giả tự bỏ tiền in thơ, mà không quá đắn đo về chất lượng. Vậy, vai trò biên tập thơ có còn không?


+ Vai trò của biên tập thơ vẫn còn đấy chứ. Cứ xem thời gian gần đây số lượng thơ vẫn in ấn xuất bản nhiều, mà có bị "thổi còi" gì đâu. Nhà thơ chịu trách nhiệm với chất lượng thơ của họ, chứ nào thuộc về biên tập. Họ có trách nhiệm và có quyền in thơ, kể cả quyền làm thơ dở. Điều này bình thường. Thời gian, năm tháng còn sàng lọc chán chê.

- Không chỉ có danh xưng "nhà thơ thế giới" mà gần đây còn có phong trào dịch thơ ra ngôn ngữ khác để được trao giải thưởng quốc tế. Ông có lạc quan với con đường xuất khẩu thơ tự phát?

+ Tôi nghĩ đến sự nở rộ của nhiều sân chơi hiện nay, có thể giải thưởng thơ, dịch thơ ra tiếng nước ngoài của câu lạc bộ nào đó, đoàn thể nào đó họ trao cho nhau thì cũng là lẽ bình thường. Vui thôi. Có gì đó cho đời sống của thơ thêm rộn ràng, rôm rả một chút cũng tốt. Nói về "con đường xuất khẩu thơ" là một chuyên đề khác, chứ không chỉ dừng lại ở mỗi một động tác là tập thơ đó của tác giả đó in bằng tiếng nước đó và phát hành ở nước đó.

- Từ kinh nghiệm bản thân, ông thấy thơ Việt đang có điều gì đáng băn khoăn và có điều gì đáng chờ đợi?

+ Trên đời này có cái gì mặn nhất?
Nước biển ư? Hay là muối của đời?
Đừng nói thế. Chính là nước mắt
Của chúng sinh lao khổ dưới gầm trời
Anh đã viết những câu thơ nhạt thếch
Bởi lòng anh nước mắt đã cạn rồi
Có một ngôi sao băng vừa vút qua
Chỉ trong khoảnh khắc
Làm sao anh nắm bắt
Để giữ lại thiên thu?
Giữ lại thiên thu cái cụ thể ấy để làm gì?
Sao anh không âm mưu nắm giữ
Cái vệt ngang trời vừa lóe sáng bay đi?


Nhà thơ Trần Đức Tính: Thơ cho tôi niềm tin vào con người

Thơ có cần thiết cho đời sống? -0

Thơ có cần thiết trong đời sống xã hội hôm nay? Đầu tiên, đây là một vấn đề có phạm vi hẹp nhưng rất sâu. Hẹp vì không chỉ riêng thơ, thơ chỉ là một trong nhiều chuyên ngành nghệ thuật mà ta đang có hôm nay, nhưng vấn đề này rất sâu, vì thơ tồn tại gần như song hành cùng sự tồn tại của con người, bằng thể cách này hay thể cách khác.

Cơ chế nền tảng xã hội thay đổi, có thể nói là thay đổi liên tục, và như nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng: Văn chương nói chung, hay thơ nói riêng là một bức phác thảo, ghi nhận, phản ánh lại mọi mặt đời sống xã hội và con người ngay thời điểm đó. Điều này không cần phải bàn cãi, ví như dân tộc ta phát triển qua các hình thái xã hội khác nhau. Ở đó từ các nhu cầu, tâm thức, hoàn cảnh của con người đến nền tảng cơ hữu của xã hội tương ứng cũng khác nhau, và văn chương sẽ phác họa lại tất cả những ngõ ngách tâm hồn của con người và thời đại ấy.

Ta có cụ Nguyễn Du với "Truyện Kiều" phác họa về hoàn cảnh xã hội phong kiến, tình yêu đôi lứa cũng như thân phận người phụ nữ, và kể cả sự nổi loạn của một giai cấp nào đó, ta có Hồ Xuân Hương - một tiếng nói mạnh mẽ về quyền của nữ giới, Lý Thường Kiệt với những câu thơ vệ quốc đầy hào khí,… Về sau, ta có phong trào Thơ Mới với diện mạo gần như hoàn hảo về con người, từ sự trằn trọc đối với xã hội, cuộc sống đến những hỉ nộ ái ố khi trong cuộc sống thường nhật, và những vần thơ 1945 - 1975 của trường kỳ kháng chiến giữ và dựng nước,…

Sơ lược như trên để thấy được một vấn đề là: Thơ đã song hành với dân tộc ta ở mọi mặt đời sống cá nhân đến sự đại đồng, mà nhiều lúc, thơ còn là vũ khí đấu tranh mạnh mẽ cho các cuộc vệ quốc của dân ta.

Vậy thì hiện tại, thơ có cần thiết trong đời sống xã hội hôm nay? - Xin khẳng định là có.

Thứ nhất, Thơ gắn với quá trình tồn tại, xây dựng và phát triển con người, đất nước.

Hiện tại, thời đại của công nghệ thông tin, thay đổi từng phút, từng giờ. Xã hội và kinh tế ta cũng thế, thay đổi để phát triển, để thích ứng với tiến trình chung của thế giới. Ta thấy làng quê ta không còn như trước, diện tích đô thị hóa ngày càng nới rộng ra, vậy tâm thế con người cũng thay đổi ít nhiều. Có những vùng nửa chợ nửa quê, người ở đó dần dà cũng không còn là "thuần nông" nữa. Họ đã thay đổi, tâm tư, tình cảm, những khó khăn và tươi đẹp trong lòng họ cũng đổi thay theo. Từ điểm họ đứng và ánh nhìn họ nay đã khác với cha ông. Vậy, thơ là một trong những công cụ hoặc đôi lúc là "người bạn" để họ "phát ngôn", giãi bày lòng mình. Và như Tô Thùy Yên từng nói: "Thế giới vui từ mỗi lẻ loi", từ mỗi cá thể đó, tập hợp lại, ta sẽ có cái nhìn tổng thể cho con người Việt trong giai đoạn hôm nay, họ đã sống, đã nghĩ gì. Điều này tối quan trọng làm tiền đề cho các thế hệ sau, là một trong những yếu tố cần để nhận định và đưa ra đường lối phát triển xã hội, đất nước phát triển hơn ở tương lai.

Thứ hai, như thiên chức của nghệ thuật là: "sự cứu rỗi lòng người".

Văn chương, theo tôi, có viết, có nghĩ, có thể hiện bằng lối nào, bằng ngôn ngữ nào đi chăng nữa thì điểm đến cuối cùng, mục đích cuối cùng vẫn là con người, hay nói theo cách của Nam Cao: "làm cho người gần người hơn!".

Ta thấy, các cuộc chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, nhân họa,… vẫn diễn ra hằng ngày đâu đó trên quả địa cầu này, tôi sợ tiếng khóc trẻ em giữa làn đạn, tôi sợ tiếng mẹ thảng thốt tìm con, tôi sợ màu máu mà chính con người gây ra cho con người.

Và chính thơ đã cho tôi niềm tin vào con người. Sau tất cả những nỗi đau, thơ đã nhen nhóm, đã thôi thúc điều gì đó về sự sống, niềm tin trên từng con chữ. Tôi nghĩ rằng, chung quy lại những gì ông - cha - ta muốn là bình yên, là hạnh phúc. Mà chúng ta chỉ thật sự hạnh phúc, thật sự bình yên khi và chỉ khi ta sống bằng lòng tốt, đối đãi bằng lòng tốt và thở bằng lòng tốt. Và tôi cho rằng thơ (văn chương) sẽ làm tốt điều đó!

https://cand.com.vn/Ly-luan/tho-co-can-thiet-cho-doi-song--i685367/
 
Trích dẫn nhà Phật nhưng đại khái là nhà Phật nói nên tránh mấy thú vui đàn ca múa hát mê hoặc lòng người.

“Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ không đi xem múa, hát, nhạc diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng từ bỏ không đi xem múa, hát, nhạc diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang. Với chi phần này, ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới “.
Về giới không say đắm trong âm điệu: cũng trong tạng Luật dẫn trên, Đức Phật khiển trách và ngăn cấm các tỳ khưu không được ngâm nga các bài kệ, bài pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài. Đức Phật dạy rằng: “Này các tỳ khưu, đây là năm điều bất lợi khi ngâm nga Pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài: Bản thân vị ấy bị say đắmtrong âm điệu, luôn cả những kẻ khác cũng bị say đắm trong âm điệu, hàng tại gia phàn nàn, trong khi ra sức thể hiện âm điệu thiền định bị phân tán, điều cuối cùng là dân chúng thực hành theo đường lối sai trái. Này các tỳ khưu, đây là năm điều bất lợi khi ngâm nga Pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài. Này các tỳ khưu, không nên ngâm nga Pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài; vị nào ngâm nga thì phạm tội dukkaṭa (tác ác)
 
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ...
:matrix::matrix::matrix:
 
Lúc bọn Viking rèn búa, rèn dao đi đấm nhau thì các bố ngồi uống trà, ngâm thơ :baffle:
 
Lúc bọn Viking rèn búa, rèn dao đi đấm nhau thì các bố ngồi uống trà, ngâm thơ :baffle:
:shame:
μῆνιν ἄειδε θεὰ Πηληϊάδεω Ἀχιλῆος
οὐλομένην, ἣ μυρί᾽ Ἀχαιοῖς ἄλγε᾽ ἔθηκε,
πολλὰς δ᾽ ἰφθίμους ψυχὰς Ἄϊδι προΐαψεν
ἡρώων, αὐτοὺς δὲ ἑλώρια τεῦχε κύνεσσιν
 
Thơ cũng là một hoạt động văn hoá nghệ thuật, nó cũng có không gian riêng của nó từ ngàn xưa. Nếu nó bắt đầu thu hẹp thì cũng chỉ là do thị hiếu của con người đã thay đổi. Chấp nhận thôi.
 
Ở đâu cái giống đàn bà
Sống trên trần thế thật là khổ đau
Từ nay cho đến về sau
Đàn ông hạnh phúc với nhau được rồi
sao nại không
Ao5ktfU.png
 
Ai cũng nghĩ sắp tới chẳng còn thơ, nhưng dưng có chuyện ít ai mơ, khi xưa có học mới làm thơ, khi nay ít học mới làm rapper. Gieo vần gieo điệu, khác gì cơ?Rapper kia chính cũng là nhà thơ.
 
Back
Top