Thời đi học có phải là quá cực khổ

ai bảo là ko có cái mới để học, còn tùy vào ông làm cái gì thôi, chứ nếu ông ko chịu nâng cao trình độ lên thì kiểu gì cũng sẽ bị đào thải
Thým đi làm cập nhật kiến thức nhưng không phải một ngày 5 tiết = 225 phút học toàn kiến thức mới như thời đi học.
 
em vừa đi làm vừa đi học
Chỉ có học và ăn không thì ù lì và ngu hơn thì phải
đi làm thấy mh năng động hơn, thấy mh có giá trị, và thấy việc học tốt hơn, thích học hơn. Quay ra b iết cách sắp xếp sao cho cân đối giữa việc học và việc làm. Nhưng vẫn ưu tiên việc học, việc làm chỉ là để nuôi việc học.
Rất tiếc mùa dịch bây giờ không làm được nữa nên thấy thèm đi làm.
Nên nhớ học chuyên ngành, học thêm kiến thức sau khi ra trường nó khác với học phổ thống . Bây giờ bạn bổ túc kiến thức thì bạn chỉ học thêm một , hai môn và bạn cũng có kiến thức sẵn về nó, cu the phat trien them, không bị kiểm tra , hôm nay không học thì ngày mai học. Còn học phổ thông là bạn phải học mười mấy môn , kiến thưc lúc nào cũng mới, ngày hôm nay không học , không nạp kiến thức vào , bài học kế tiếp đố bạn tiếp thu được
 
Đi học sướng mà. Lúc lười ko học cũng chỉ bị điểm kém sau đó gở lại. Ở lại lớp vẫn học lại được. Cúp tiết đi chơi cũng được. Nhưng ra đời đi làm mà vậy là ăn mày luôn. Đi làm có lười cũng phải thức khuya dậy sớm.
Cái đó là do thým có lựa chọn bị điểm kém, ở lại lớp. Có những đứa cầu toàn thì việc học của nó phải gọi là như địa ngục luôn. Thời buổi này ở lại lớp là nỗi nhục của gia đình với hàng xóm láng giềng đấy thým ạ.
 
Bây giờ nhớ lại hồi đi học, chỉ nhớ những trò quậy phá, tụ tập sau giờ học, cúp tiết, lửa trại... chứ những cực khổ học-soạn bài này cũng ko đọng lại nhiều.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Bây giờ nhớ lại hồi đi học, chỉ nhớ những trò quậy phá, tụ tập sau giờ học, cúp tiết, lửa trại... chứ những cực khổ học-soạn bài này cũng ko đọng lại nhiều.

via theNEXTvoz for iPhone
Đứa nào cũng vậy hết đó thým. Ra khỏi trường, ra khỏi công ty... toàn nhớ tới những cái tốt đẹp ở đó mà quên béng đi cái làm cho mình khổ cực, cái khiến mình phải quyết định ra đi.
OMH8dVO.gif
 
Nên nhớ học chuyên ngành, học thêm kiến thức sau khi ra trường nó khác với học phổ thống . Bây giờ bạn bổ túc kiến thức thì bạn chỉ học thêm một , hai môn và bạn cũng có kiến thức sẵn về nó, cu the phat trien them, không bị kiểm tra , hôm nay không học thì ngày mai học. Còn học phổ thông là bạn phải học mười mấy môn , kiến thưc lúc nào cũng mới, ngày hôm nay không học , không nạp kiến thức vào , bài học kế tiếp đố bạn tiếp thu được
mh tốt nghiệp cấp 3 rồi, thấy cũng ko quá mức khủng khiếp. Đi thi chủ yếu dư thời gian, chuyên cho đứa bên cạnh dòm bài. Thói quen này lên ĐH cũng giữ, nên mỗi lần thi lý thuyết chúng nó cứ bu theo tui hehe. Buồn cười vẫn nhó khi thi tốt nghiệp môn tiếng Anh, dò xong với thằng xung quanh chúng nó vui vẻ cả làng. Dư thời gian mệt quá ngủ gục tại bàn tới khi hết giờ.

Có lẽ do gia đình mh nền tảng tri thức ổn từ thời ba má. Ba mh vẫn có thể kèm toán lý cấp 3 cho. Ba má vẫn hay đọc sách báo và trao đổi kiến thức xã hội hằng ngày rất tự nhiên, nó nhập vào mh khi nào không hay. Ba mình có thể lấy giấy bút vẽ ngay tại chỗ bản đồ VN và dạy thứ tự các tỉnh thành. Các kiến thức về thơ ca, văn chương, lịch sử, địa lý.. mh được tiếp xúc từ thời bé không phải kiểu giáo điều , thành tích, mà các cụ vẫn hay đọc hay kể , riết rồi mình thân quen.

Các bà chị toàn học trường chuyên, trong đội tuyển thành phố, . Sách giáo khoa , tham khảo, bộ đề luôn có sẵn. Hồi xưa nhà còn có tiệm sách. Mình là đứa ốm yếu nên hay ở nhà, ít là cà. Đây là khoản thời gian mh được đọc sách báo tự do vui sướng. Có những truyện những thơ mình còn đọc trước khi học chính thức sách giáo khoa. Mh có thói quen khi học 1 đoạn trích văn trích thơ trong SGK, sẽ tự đi tìm đọc nguyên tác phẩm, có khi trao đổi với ba má các chị, nên tự nhớ mà không phải học vẹt . Khi kiểm tra văn thì ko bao giờ học thuộc lòng cô chép, cứ lên giữa lớp nói nói hươu nói vượn theo ý thích, cô dạy văn khá cưng mình :) .
Có lẽ mình may mắn hơn mọi người.
 
Bắt học nhiều vậy để các cháu ít còn thời gian lên mạng, rồi đọc lung tung, suy diễn lung, dẫn lới làm những việc....rối tung trật tự xã cảng.
 
Theo mình từ cấp 3 phải học thêm lý thuyết tiền tệ, xác suất thống kê, kinh tế vi vĩ mô để làm bước đệm khi lên DH và ra làm ăn ngoài xã hội (nếu ko học DH).
 
Đi học đéo có tiền thôi, chứ thích bỏ mẹ, ngày học 1 buổi, còn lại về đi chơi, thoải mái đầu óc. Giờ làm 8 tiếng, khéo còn phải làm thêm giờ, về nhà nhiều lúc nó còn réo kêu đủ thứ.

Chả hiểu sao trong này mấy thím học nhiều thế, mình cấp 2, 3 đều trường chuyên lớp chọn, nhưng có đi học thêm với phụ đạo gì nhiều đâu. Có học thêm thì cũng 2-3 môn, tuần 2 buổi là hết cỡ.

Tóm lại đi học mà còn bảo cực thì ra đời chắc có đi làm nhà nước ngồi vểnh râu mới thấy sướng thôi :nosebleed:
 
Ko sợ sao đc. Thầy cô cho điểm thấp thì cuối tháng về đưa sỗ liên lạc obz cho ăn roi :canny:. Nếu ko thì sợ cái lol.

Thời đi học chưa bao giờ mình bị bố mẹ đánh vì điểm kém cả. À bố mẹ mình đều trình độ ĐH, mẹ mình còn là giáo viên nữa, nên không phải không quan tâm đến việc học hành của con cái đâu.

Nhưng mà nhiều ông bố bà mẹ lại cứ không biết con mình nó như nào, có phải nó muốn học môn đó không, sức học ra sao, mà cứ ép con học thêm học bớt đủ thứ, rồi lại đem so sánh điểm số với những đứa khác. Làm vậy khác gì hại nó đâu.
 
Thấy nhiều topic nói về thời đi học quá. Nay mình bàn thêm, thật sự là không thể tin tưởng tượng nổi , không biết hs bây giờ sao chứ thời mình đi học : 5 môn/ ngày, 6 ngày/ tuần. Sáng 7h->11h30. Chiều phải đi học thêm các môn toán , lý , hoá, anh hoặc phải học phụ đạo trên trường. Mỗi một môn đều phải soạn bài trước ( các câu hỏi, ý chính) và đọc trước bài mới trước khi lên lớp, rôi phải hoàn thành câu hỏi , bài tập cũ dài đằng đẵng. Và cái cực hình là những môn xã hội như địa lý, lịch sử , văn học giáo dục công dân phải học thuộc làu nội dung của bài học cũ để chuẩn bị cho hôm sau nếu được bốc lên trả bài miệng. Mình lưu ý ở đây là tất cả 5 môn/ ngày đều phải chuẩn bị như vậy , và còn thời gian đi học thêm sau giờ học chính nữa , nên thời gian chuẩn bị và học bài còn rất ít . Và cái khó nữa là tất cả kiến thức mỗi ngày đi học là kiến thức mới mòn mọt đối với học sinh. Chưa kể , đến giờ thi học kỳ , bạn phải ôn luyện, học thuộc cả một chương sách rồi trong vòng 45 phút kiểm tra bạn phải nhớ lại , phân loại, chọn lọc để trả lời đúng câu hỏi. Mấy anh nhanh tay bảo sao phải học cả đoạn , hãy học ý chính cô giáo ghi ra. Xin thưa , nếu câu hỏi “thuật lại chiến thắng bạch đằng của Ngô Quyền”, việc học cả 1 đoạn trong sách dù nó dài nhưng dễ nhớ hơn nhiều so với học mấy ý chính của cô giáo

học phổ thông 99% công dụng là : TRÔNG TRẺ

thôi còn chẳng ích lợi gì cho cuộc đời

1% còn lại là để các cháu 17,18 tuổi ngồi yên trong lớp đỡ đi lông bông
 
Đi học ko khổ mấy đâu, khổ nhất là cha mẹ bạn, vừa khổ tâm sợ con dốt vừa khổ trí tìm cách kiếm tiền cho nó đi học. Xã hội bằng cấp thì chịu thôi.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Bây giờ ông dùng đầu óc của một người trưởng thành nghĩ lại ngày xưa, biết cái gì là quan trọng, biết thầy cô chẳng qua cũng chỉ là người làm công ăn lương chẳng có gì phải sợ nên thấy nó bình thường. Chứ với những đứa chưa bước ra đời lần nào thì trường học là thế giới của nó rồi, nó sợ thầy cô hơn cả cha mẹ.
thời t đi học thì gia đình cha mẹ lục đục. Nên học tập nó cũng lộn xộn từ đó. Tựu chung thành hoic5 sinh khá là cá biệt trong lớp. Còn Thầy Cô ta chả sợ ai, họ tốt thì kính trọng, họ giáo dục méo mó thì học đối phó :go:
 
Thời đi học chưa bao giờ mình bị bố mẹ đánh vì điểm kém cả. À bố mẹ mình đều trình độ ĐH, mẹ mình còn là giáo viên nữa, nên không phải không quan tâm đến việc học hành của con cái đâu.

Nhưng mà nhiều ông bố bà mẹ lại cứ không biết con mình nó như nào, có phải nó muốn học môn đó không, sức học ra sao, mà cứ ép con học thêm học bớt đủ thứ, rồi lại đem so sánh điểm số với những đứa khác. Làm vậy khác gì hại nó đâu.
Ba mẹ tôi cũng học thức cao , ngày xưa còn du học Liên Xô các kiểu con học ngu vẫn ăn roi như thường. :canny:
 
Ngày xưa tôi đi học c2 có học hành gì nhiều đâu, đi nghịch ngợm đủ kiểu. Nhưng lên c3 đúng nghĩa ná thở luôn, học ngày học đêm phát hoảng. Nhưng nghĩ lại hồi đó còn khoẻ so với mấy đứa em đứa cháu bây giờ, mới c1 tụi nhỏ học ngày học đêm, kinh khủng quá, học để rèn luyện mà y như rèn sắt. Với khối lượng và cường độ học của bọn nhỏ này thì phải tạo ra tiến sĩ mới đúng haizzz.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Ngày xưa tôi đi học c2 có học hành gì nhiều đâu, đi nghịch ngợm đủ kiểu. Nhưng lên c3 đúng nghĩa ná thở luôn, học ngày học đêm phát hoảng. Nhưng nghĩ lại hồi đó còn khoẻ so với mấy đứa em đứa cháu bây giờ, mới c1 tụi nhỏ học ngày học đêm, kinh khủng quá, học để rèn luyện mà y như rèn sắt. Với khối lượng và cường độ học của bọn nhỏ này thì phải tạo ra tiến sĩ mới đúng haizzz.

via theNEXTvoz for iPhone
Học nhiều nhưng phần nhiều là nhồi chứ có ít tự lực nắm rõ, thông hiểu mà bác. Cái này là tạo tố chất trâu cày như mấy anh đông á.:shame:
 
Last edited:
Quan sát thấy phương pháp học bây giờ kiểu biến học sinh thành thợ học. Học mà cứ học vẹt, giải bộ đề nhiều lần để nhớ mà không có cái cảm. Cha mẹ thì đe nẹt cứ bắt nó ngôi yên 1 chỗ để tụng bài. Con người phải có nhiều hoạt động thì mới dung nạp được chứ nhồi nhồi thì nó trào ngược ra lại à.
Nhớ hồi học cấp 3 học văn, tụi bạn mh nó khổ lên khổ xuống vì nó ko cảm được, học văn như nhai gạo. Giáo viên cũng đành cho nó chép mẫu thuộc lòng chứ tự tui nó phân tích tụi nó trơ như ngói. trong khi mình học môn này rất nhẹ nhàng. Về nhà hỏi ba má 1 chút, ba má trao đổi rất hứng khởi, xung quanh kiến thức văn nó liên quan cả văn hóa, lịch sử, nghệ thuật.. mình nghe như kể truyện chứ ko phải giảng giải kiến thức.
Mình dở nhất môn Lý, chỉ vì khả năng liên tưởng với thực tế kém hơn các môn khác.
 
Back
Top