đánh giá Thor: Love & Thunder - Một vở tạp kỹ nhí nhố trên màn ảnh rộng

Phần 4 của loạt phim về Thần Sấm có lẽ là một trong những phim thiếu nghiêm túc nhất mà mình từng xem. Vì sự thiếu nghiêm túc đó mà trải nghiệm xem Thor: Love and Thunder có thể không đồng nhất giữa đại đa số khán giả. Có người sẽ không thích và cho rằng phần này có quá nhiều câu đùa nhăng nhít. Có người thì sẽ thích cái irony của phim khi đạo diễn Waititi phát huy tối đa chất lố bịch và hài hước đặc trưng của phim Marvel.

tbs-20784-r6-1407.jpg


Sở dĩ mình lấy hình ảnh một vở tạp kỹ để mô tả bộ phim Thor: Love and Thunder, là vì phần lớn tình huống phim đều được mang ra đùa cợt. Hầu như không có trọng lượng cảm xúc trong phim. Những tình huống sâu lắng cũng bị đẩy qua nhanh để đến những cảnh hài hước. Đầu phim có một vở kịch tạp kỹ của dân Asgard với những tình tiết được thổi phồng để mang lại tiếng cười. Trong đó, khoảng khắc Odin tan biến bị làm cho bình thường đi và còn có phần....lố bịch. Vở kịch đó tóm lược bản chất của Thor: Love and Thunder: một vở tạp kỹ được chiếu ngoài rạp.

Vui, lố bịch và chủ yếu là để giải trí.

SPOILER AHEAD: Phần review dưới đây có một số chi tiết cho biết trước nội dung phim. Các bạn chưa xem phim có thể bỏ qua.

Vì sao Thor 4 lại nhí nhố?

Lý do cho sự cá biệt của Thor 4 trong dòng phim Marvel, thậm chí đi xa hơn Guardians of the Galaxy về khoản lố bịch, nằm ở phong cách của vị đạo diễn Taika Waititi, cùng với sự cần thiết phải tạo dấu ấn riêng cho series phim Thor.

thor-love-and-thunder-poster.jpg


Trong Thor: Love and Thunder, phần lớn chi tiết không mang trọng lượng cảm xúc. Nếu bạn là một fan hâm mộ điện ảnh và đã từng xem qua các phim hài nhí nhố của diễn viên Adam Sandler, bạn sẽ nhận thấy các phim của ông cũng có những khoản lặng có thể lấy đi nước mắt của người xem. Tiêu biểu là khoảng khắc nhân vật chính Michael Newman nhận ra mình đã mất đi sự gắn kết với gia đình. Khoảng khắc đó dù chỉ tồn tại trên màn ảnh, nhưng nó vẫn đánh thức được những ký ức và cảm xúc mà đa số khán giả đã trải qua bên người thân. Nó khơi gợi sự suy ngẫm, tự nhìn nhận và thậm chí là thay đổi thế giới quan. Đó là điện ảnh đẹp và thật.

Còn trong trường hợp của Thor: Love and Thunder, đạo diễn Taika Waititi, trong sự xuất sắc cũng như độc đáo của bản thân, hạ thấp những cung bậc cảm xúc thành chất xúc tác cho những tình huống khôi hài. Lấy ví dụ như cảnh tiến sĩ Jane Foster chấp nhận mình đang bị bệnh ung thư giai đoạn cuối. Những câu thoại của cô và người bạn thân đều là những đối đáp gây hài. Khi cô tìm cứu cánh trong thần thoại Viking thì nhạc nền nổi lên rất vui nhộn, không hề tuyệt vọng như cảm xúc của một bệnh nhân.

Hay như diễn biến đầu phim, khi Gorr mất đi con gái của mình. Điều đó là một trải nghiệm hết sức đau đớn của một người cha. Christian Bale từ đầu đến cuối đã diễn một cách xuất sắc vai diễn một người cha, dù hết lòng thương con nhưng không làm gì để cứu cô bé được.

Ngay sau đó đạo diễn Taika Waititi đặt trước mặt Gorr một vị thần đeo bông hoa quanh đầu như một vai diễn trong các vở kịch và chương trình truyền hình dành cho trẻ con cấp 1. Những tinh linh ở bên cạnh ông ta thì có thái độ bỡn cợt, vô duyên. Cách giới thiệu thanh Necrosword có vai trò rất quan trọng cũng được thực hiện hệt như một vở kịch thiếu nhi. Nó nằm sẵn dưới đất, bên cạnh kẻ chống lại các vị thần đang nằm sõng soài. Thanh kiếm khủng khiếp đó được vị thần hoa lá giới thiệu một cách sơ sài, chỉ nhằm cho khán giả biết về công năng và vai trò của nó.

thoc1-16537063877321257275578.jpg


Thanh Necrosword có khả năng tiêu diệt các vị thần, nhưng không gây ra tác động nghiêm trọng nào lên hành tinh của Gorr, hay thậm chí là không gây xây xát cho ốc đảo của vị thần nọ. Thậm chí, vị thần hoa lá đánh bại được kẻ mang Necrosword cũng chỉ được mô tả như một tên vai u thịt bắp. Vậy thì thanh Necrosword đó có khả năng gì để khiến cả những vị thần hùng mạnh như Zeus cũng không dám đả động đến?

Qua những tình huống đáng lẽ ra đã được nhấn mạnh hơn ở các bộ phim khác, mình nhận ra rằng đạo diễn Taika Waititi có một phong cách khác biệt. Ông có thể biến mọi tình huống phim thành những tình huống khôi hài, thiếu nghiêm túc, mang đến tiếng cười cho khán giả. Những diễn biến buồn như vậy mà đạo diễn Waititi còn dùng để dẫn hài được, thì những phân đoạn khác, ít nghiêm túc hơn thì còn nhí nhố hơn nữa.

Mình có thể kể đến cách ông mô tả Shadow Realm, một chiều không gian của bóng tối vô tận.

Nghe rất hay, rất ngầu, rất đáng sợ.

Nhưng trong phim, Shadow Realm là một...thiên thạch nhỏ tí. Từ nó phát ra aura khiến mọi màu sắc đều biến mất. Hay cụ thể hơn là phim được chuyển sang quay trắng đen khi biệt đội Thor đến nơi. Điều này được một khán giả khác trong rạp chỉ ra trong lúc mình đang xem.

Nói cách khác, background của phim được dựng hệt như phông nền của một vở tạp kỹ.

Thiếu chiều sâu là điều mà mình nhận xét qua phân tích vừa rồi. Mình nhận thấy tính chất tạp kỹ khiến phim không có những cảnh đặc sắc, choáng ngợp mà bạn buộc phải ra rạp trải nghiệm (như với Dune hay với chính Infinity War và Endgame). Thor: Love and Thunder có thể được xem trên TV 32’ màn hình lồi mà bạn vẫn không mất mát bao nhiêu trải nghiệm xem phim.

Thiếu nghiêm túc là điều mà mình nhận xét đối với toàn bộ phim. Đó là một điểm yếu vừa là điểm mạnh của phim. Với những bạn đi xem phim với bạn bè, cần cái để giải trí thì Thor: Love and Thunder hoàn toàn phù hợp. Nhưng bộ phim có thể không hợp với những fan hâm mộ điện ảnh khó tính, hay có đòi hỏi trải nghiệm cao hơn đối với số tiền mà mình đã bỏ ra để mua vé.

24h68.com-Than-Sam-4-Tinh-Yeu-Va-Sam-Set-%E2%80%93-Thor-4-Love-and-Thunder-2022.jpg


Các fan Marvel hẳn đều đã biết đến sự chuyển mình của dòng phim Thor sau khi có sự chỉ đạo của đạo diễn Taika Waititi. Ông đã vực dậy series phim riêng của Thần Sấm và đem lại một phong cách hết sức riêng biệt. Lạ thay, khi phong cách đó định hình đầy đủ trong Thor: Love and Thunder, ta thấy đó là phong cách hài tạp kỹ.

THOR: LOVE AND THUNDER
VS
THOR: GOD OF THUNDER

Có một khía cạnh mà Thor có thể trở thành, nằm ngoài Thor đáng chán trong 2 phần phim đầu, và Thor bụng bia, gây hài, trở-lại-thành-thần-sáu-múi trong Thor: Love and Thunder. Đó là một vị thần hùng mạnh chiến đấu trong những trận đánh long trời lở đất, gây ảnh hưởng đến cả vũ trụ Marvel.

Chúng ta quay trở lại với tập truyện có sự xuất hiện lần đầu tiên của nhân vật Gorr:

Thor: God of Thunder số 2 (Tháng Giêng 2013)

Trong Thor: Love and Thunder, nhân vật Thor do Chris Hemsworth đóng là một người mẫu điển trai, với cơ bắp cuồn cuộn áp đảo các nhân vật khác. Đạo diễn Taika Waititi cũng cố tình lột đồ Thor để khán giả thấy thân hình lực lưỡng hệt như một bức tượng Hy Lạp. Nam tính là vậy, nhưng nơi anh không thấy có những nỗ lực của một người đàn ông chân chính, khi anh:

Càn quét kẻ địch với sức mạnh (mặc định là) vô địch.

Truyền sức mạnh sấm sét (vô địch và xài thỏa thích) cho trẻ con đánh nhau với quái vật. Đúng nghĩa là một vở kịch cho trẻ em.

Gorr-the-God-Butcher-2-gane4v-1655782607-92.jpg


Trong comic Thor: God of Thunder, Thor cũng là một vị thần cơ bắp cuồn cuộn với sức mạnh khủng khiếp, nhưng sức mạnh của anh chẳng thể ngăn được một Gorr mưu mô và hiểm ác. Thor phải truy đuổi Gorr qua hàng ngàn năm, như một nỗi ám ảnh không thể xóa bỏ được trong đầu óc của vị thần. Mỗi trận chiến giữa Thor và Gorr là một trận đánh khủng khiếp. Nếu không đánh lại quân địch với số lượng vô tận, thì cũng là đánh nhau đến hết giới hạn của cả hai. Nơi người đọc có cảm xúc tuyệt vọng, xen lẫn phấn khích trong những màn đọ sức và đọ ý chí giữa Thor và Gorr.

Art của họa sĩ Esad Ribić có khả năng đem lại tính sử thi cho truyện tranh comic. Và điều đó hoàn toàn phù hợp với câu chuyện về một vị thần lấy cảm hứng từ thần thoại Bắc Âu. Nhờ đó mà họa sĩ Esad Ribić được chọn để vẽ chính truyện Secret Wars, một sự kiện có quy mô toàn bộ đa vũ trụ truyện tranh Marvel.

Mình nhận xét rằng Thor: Love and Thunder và Thor: God of Thunder, dù đều cùng nói về cuộc đối đầu giữa hai nhân vật Thor và Gorr, nhưng lại nên được trải nghiệm riêng biệt. Love and Thunder là một phiên bản kịch tạp kỹ đem lại tiếng cười cho người xem, với nhân vật Thor do Chris Hemsworth thủ vai. Còn God of Thunder thì có một Thor khác, một Gorr khác, với cách tiếp cận hoàn toàn khác.

Lời kết

Thor: Love and Thunder là một phim độc đáo trong Phase 4 của đa vũ trụ điện ảnh Marvel, với cách tiếp cận kịch tạp kỹ mang tính cá biệt của đạo diễn Taika Waititi. Nó ghi điểm với mình ở diễn xuất của Christian Bale trong vai người cha yêu con hết mực, hơn là một Gorr hung hiểm. Có lẽ vì vậy mà đạo diễn Taika Waititi chọn cho ông tạo hình “đơn giản là Christian Bale cạo trọc” hơn là “người ngoài hành tinh” như trong truyện. Bộ phim cũng phù hợp để giải trí, dù vài khía cạnh LGBT khá gượng ép, và chán ( khi so sánh với...game Honkai Impact 3rd). Bên cạnh đó, tình yêu giữa Thor và Jane Foster cũng là một điểm cộng. Rất là ngọt ngào và đáng yêu. Cách Jane vào vai Mighty Thor cũng hay và không mang tính hạ thấp vai Thor chút nào.

Vì vậy mà Thor: Love and Thunder dù có thể không phải là một trải nghiệm điện ảnh xuất sắc, nhưng là một phim Marvel độc đáo và đáng xem trong Phase 4.

https://www.facebook.com/reviewerch...LVKFkr6sPxHKNQnV18XgFUwhQ8QYGyWbGJSxq8ktAVdNl
 
giờ làm phim vắt sữa là chính chứ nội dung thì chủ yếu giải trí chứ không đánh giá cao như trước
 
Giờ làm Fan DC lại sướng. Không biết phim hay dở thì cứ chửi WB cái đã. Còn fan Marvel giờ toàn bị nhét 1 đóng cứt vào mồm lại không chửi được

Sướng cái gì, hai thằng đều cắm đầu vào bãi kít. Một bên thì kít bảy màu, kít trộn chocolate. Một bên đang múc kít tươi ăn, nhân tiện mỉa mai thằng còn lại ăn kít không nguyên chất. :haha:
 
Phần này bị fan nó chửi như cờ hó trên youtube đến tội. Chừa cái tội đú woke cho lắm vào. :doubt:

Éo hiểu Thor sống 1500 năm nhưng tính cách như thằng côn đồ thôn bại não. Đồng đội thì toàn gay lọ với lại trẻ trâu. Lẽ ra Bale phải đi xiên thằng Thor này ngay từ đầu phim cho nó bớt nói nhảm đi.
 
Phim như bãi cứt. Thor là cái đống cứt lớn nhất của marvel, từ phần 1 đến phần 4 xứng đáng lọt top thảm họa điện ảnh.
Cái thằng review này đã dám nói phim như thể loại hài tạp kỹ mà vẫn chốt lại là đáng xem thì cũng đặt nó ngang bãi cứt luôn.
 
Phim như cái đbrr vậy. Zeus hùng mạnh như thế này lên phim thì như 1 thằng hề rẻ tiền câu view nhảm, lại còn quả váy như công chúa Disney nhìn gay lọ vãi đái. Xong bị Thor hạ nhảm cứt.
 
Marvel biến thần sấm thành thằng tấu hài trên phim
biến Nhện nhọ - SAH hạng S mang tính văn hoá đại chúng lên phim thành thằng ất ơ "cháu chú Sờ lắc, cháu chú Trang"
RKp7zWn.gif
 
Phim như cái đbrr vậy. Zeus hùng mạnh như thế này lên phim thì như 1 thằng hề rẻ tiền câu view nhảm, lại còn quả váy như công chúa Disney nhìn gay lọ vãi đái. Xong bị Thor hạ nhảm cứt.

Éo hiểu sao Russell Crowe lại nhận cái vai củ cải này được nhỉ. Xem xong shock với thất vọng với lão vãi. Chắc lại là ông già gay kín rồi.
 
Công nhận cái phase 4 ra rap mỗi 2 phim là Nhện với Thỏ mà phim nào xong cũng chán chường vl, chả bù cho phase 3, phim Ma vồ lần đầu ra rạp là Civil War, xem xong thành fan Ma vồ luôn. Ngay cả phim Kiến 2 xem còn hay hơn cả cái phase 4 :confuse:
 
MCU đang bị chửi té tát trên youtube, search review MCU Thor4 ra toàn là hành ngập mồm, giờ bọn nó gọi là M-She-U chứ không phải MCU nữa. Nhồi nhét nữ quyền quá mức đến cả youtuber nữ nó cũng không chịu nổi.

1658974643784.png
 
Back
Top