kiến thức Thớt giải đáp ngữ pháp - từ vựng tiếng Anh cơ bản-nâng cao

giúp em phân biệt bọn may might can could với thím ơi:cry::cry:
càng học càng rối
Can/could có 2 trường nghĩa chính
- Năng lực, khả năng
VD: I can swim.
- Yêu cầu, đề nghị
VD: Could you open the door for me?

May/might cũng có 2 trường nghĩa chính
- Dự đoán
VD: It may rain tomorrow.
- Xin phép, cho phép
VD: May I come in?

Mọi người thường nhầm lẫn giữa 2 trường nghĩa đầu của mỗi cặp, và vấn đề chủ yếu bắt nguồn từ việc cứ dịch từ tiếng Việt là "có thể". Trong khi nếu chịu khó phân tích ý mình định nói thì mọi thứ sẽ sáng tỏ hơn nhiều.

VD: nếu có đứa rủ mình đi chơi tối nay và mình trả lời:
a. I can go tonight
Tức là tao hoàn toàn có đủ năng lực để đi (rảnh, không đau chân, không covid).
b. I may go tonight
Tức là tao đoán là tao sẽ đi thôi (còn đi thật hay không thì tao không chắc).
Bác tự hiểu ra nói thế nào thì đứa bạn sẽ vui hơn rồi chứ :sure:
 
Can/could có 2 trường nghĩa chính
- Năng lực, khả năng
VD: I can swim.
- Yêu cầu, đề nghị
VD: Could you open the door for me?

May/might cũng có 2 trường nghĩa chính
- Dự đoán
VD: It may rain tomorrow.
- Xin phép, cho phép
VD: May I come in?

Mọi người thường nhầm lẫn giữa 2 trường nghĩa đầu của mỗi cặp, và vấn đề chủ yếu bắt nguồn từ việc cứ dịch từ tiếng Việt là "có thể". Trong khi nếu chịu khó phân tích ý mình định nói thì mọi thứ sẽ sáng tỏ hơn nhiều.

VD: nếu có đứa rủ mình đi chơi tối nay và mình trả lời:
a. I can go tonight
Tức là tao hoàn toàn có đủ năng lực để đi (rảnh, không đau chân, không covid).
b. I may go tonight
Tức là tao đoán là tao sẽ đi thôi (còn đi thật hay không thì tao không chắc).
Bác tự hiểu ra nói thế nào thì đứa bạn sẽ vui hơn rồi chứ :sure:
em đọc đâu đấy thấy nó kêu
-xin , cho phép: may might can could
-dự đoán khả năng xảy ra : must can may might
phân biệt sao thím:sad:
 
em đọc đâu đấy thấy nó kêu
-xin , cho phép: may might can could
-dự đoán khả năng xảy ra : must can may might
phân biệt sao thím:sad:
Can could may might thì mình phân tích ở trên r đó, cần gì phải đọc đâu nữa. Nếu chưa hình dung đc sự khác biệt thì bác thử lấy ví dụ nào mà bị rối đi, mình liên hệ giải thích cho.

Must thì là phạm trù khác rồi, ko phải chỉ là dự đoán như may might đâu.

Must có 2 trường nghĩa chính:
- Kỳ vọng
VD: You must be tired.
- Đề xuất
VD: You must go home now.

Must có nghĩa thiên về kỳ vọng (expectation) hơn là dự đoán (possibility). Bản chất 2 phạm trù này đều là "đoán" 1 điều gì đó, tuy nhiên đã là kỳ vọng thì phải có cơ sở (tao nghĩ you must be tired vì tao thấy mày trông tã tượi chẳng hạn), còn thuần dự đoán thì không nhất thiết phải có cơ sở nào cả. Thế nên mặc dù Must và May/Might có thể dùng cho cùng 1 tình huống "đoán", nhưng khi dùng Must thì người nghe sẽ cảm thấy là mình đang đoán một cách chắc chắn hơn nhiều (vì nghe như mình có cơ sở nào đó).

Đó cũng là lý do khi bác tra từ điển về cặp này, rất có thể ngta sẽ giải thích rằng Must diễn tả strong possibility (khả năng cao) hoặc certainty (sự chắc chắn).

Nhắc lại là phần modal verb này rất khó nha. Phân tích chi tiết hết thì sẽ rất dài, ở trên là mình gắng tóm lược lại nhất có thể thôi. Again: Nếu chưa hình dung đc sự khác biệt thì bác thử lấy ví dụ nào mà bị rối đi, mình liên hệ giải thích cho.
 
cho e hỏi vai trò của have been consistently declining for the past two years là gì ạ
The strongest argument in favor of reevaluating the company's product lines has to be that sales have been consistently declining for the past two years.

Đây là nguyên 1 mệnh đề được nối bởi từ that, mệnh đề này có chức năng làm tân ngữ của cái cụm động từ has to be (Lý do để đánh giá lại dòng sản phẩm cty đó là sales have been consistently declining for the past two years)

Vậy giờ nếu phải phân tích chủ ngữ + động từ của mệnh đề đc bôi đen trên thì bác tự ra đc rồi chứ.
 
@vnReaver cá nhân mình cũng thấy rằng phần modal verb này rất lan man, vì 1 từ có rất nhiều nghĩa và nó phụ thuộc vào bối cảnh của tình huống đó, nên hướng mình nghĩ tốt nhất là dạy theo tình huống rồi thay đổi lần lượt các modal vào để xem chuyển biến nghĩa.
 
@vnReaver cá nhân mình cũng thấy rằng phần modal verb này rất lan man, vì 1 từ có rất nhiều nghĩa và nó phụ thuộc vào bối cảnh của tình huống đó, nên hướng mình nghĩ tốt nhất là dạy theo tình huống rồi thay đổi lần lượt các modal vào để xem chuyển biến nghĩa.
Hướng đó là đúng, nhưng trước đó cần có một sườn lý thuyết (bản chất A khác B ở đâu) đủ khái quát để từ đó áp dụng giải thích cho hầu hết các tình huống phát sinh.

Để tránh wall of text nên ở trên mình mới đưa ra sườn và ít ví dụ thôi, các bác cứ đưa ra thêm các tình huống khác đang gặp khó, mình sẽ dùng sườn đó giải thích tiếp cho :sure:
 
Can could may might thì mình phân tích ở trên r đó, cần gì phải đọc đâu nữa. Nếu chưa hình dung đc sự khác biệt thì bác thử lấy ví dụ nào mà bị rối đi, mình liên hệ giải thích cho.

Must thì là phạm trù khác rồi, ko phải chỉ là dự đoán như may might đâu.

Must có 2 trường nghĩa chính:
- Kỳ vọng
VD: You must be tired.
- Đề xuất
VD: You must go home now.

Must có nghĩa thiên về kỳ vọng (expectation) hơn là dự đoán (possibility). Bản chất 2 phạm trù này đều là "đoán" 1 điều gì đó, tuy nhiên đã là kỳ vọng thì phải có cơ sở (tao nghĩ you must be tired vì tao thấy mày trông tã tượi chẳng hạn), còn thuần dự đoán thì không nhất thiết phải có cơ sở nào cả. Thế nên mặc dù Must và May/Might có thể dùng cho cùng 1 tình huống "đoán", nhưng khi dùng Must thì người nghe sẽ cảm thấy là mình đang đoán một cách chắc chắn hơn nhiều (vì nghe như mình có cơ sở nào đó).

Đó cũng là lý do khi bác tra từ điển về cặp này, rất có thể ngta sẽ giải thích rằng Must diễn tả strong possibility (khả năng cao) hoặc certainty (sự chắc chắn).

Nhắc lại là phần modal verb này rất khó nha. Phân tích chi tiết hết thì sẽ rất dài, ở trên là mình gắng tóm lược lại nhất có thể thôi. Again: Nếu chưa hình dung đc sự khác biệt thì bác thử lấy ví dụ nào mà bị rối đi, mình liên hệ giải thích cho.
em kể cách mình phân biệt cái bọn này nhé thím, sai hay thiếu thì sửa giúp e
mức độ trang trọng : might>may>could>can
mức độ dự đoán : must>may ,can>might
xin, cho phép : (may might can could )đoạn này e chưa hiểu mong thím giải thích
( chỗ này thím giải thích chung chung quá thì can could might may đều có chung 2 cách dùng là dự đoán và cho xin phép, còn chỗ trường nghĩa chính của can could thì chỗ yêu cầu, đề nghị cũng có chung cách dùng chung với will would shall )
 
^ realizing là không đúng, cần là realized

"who then realized a trial would take time" là mệnh đề quan hệ bổ nghĩa cho the bolsheviks
Edit: sorry mình mới chỉ đọc câu của bác mà chưa xem video :sweat: realizing không sai nha. Câu đấy nếu viết ra thì sẽ đầy đủ như này:

"They left nicholas in house arrest until the boshelviks took over who then, realizing a trial would take time or something, just shot it"

Chỗ V-ing đó tương tự như một cụm tính từ để bổ nghĩa cho who (the bolsheviks). Giống như các ví dụ sau:
She looked at the stars, thinking about how sad her life had become.
Not knowing what to do, he hesitated.
vậy họ bỏ chữ who vào hơi thừa nhỉ, sao ko đơn giản phẩy rồi ving như ví dụ bên dưới hay cứ ghi là who realized thôi
 
em kể cách mình phân biệt cái bọn này nhé thím, sai hay thiếu thì sửa giúp e
mức độ trang trọng : might>may>could>can
mức độ dự đoán : must>may ,can>might
xin, cho phép : (may might can could )đoạn này e chưa hiểu mong thím giải thích
( chỗ này thím giải thích chung chung quá thì can could might may đều có chung 2 cách dùng là dự đoán và cho xin phép, còn chỗ trường nghĩa chính của can could thì chỗ yêu cầu, đề nghị cũng có chung cách dùng chung với will would shall )
Mình có bảo can could là dự đoán hay xin phép đâu.

Nhắc lại sườn lý thuyết: mỗi modal verb có 2 trường nghĩa chính:
  • Can/Could: năng lực (ability) hoặc sự đề nghị (request)
  • May/Might: dự đoán khả năng (possibility) hoặc sự cho phép (permission)
  • Must: kỳ vọng (expectation) hoặc đề xuất (recommendation)

Việc còn lại là chúng ta phân tích từng tình huống cụ thể để xem trong tình huống đó, ngta đang dùng trường nghĩa nào, và liệu trường nghĩa đó sẽ khiến sắc thái của câu thay đổi ra sao.

Ví dụ 1: khi muốn bảo ai đó mở cửa cho mình

a. Can/Could you open the door for me?
Ở đây Can/Could thuộc trường nghĩa đề nghị. Không có sắc thái nào khác.

b. May/Might you open the door for me?
Ở đây May/Might thuộc trường nghĩa dự đoán khả năng. Tương tự tiếng Việt như sau: Liệu có khả năng nào là mày sẽ mở cửa cho tao không?
Lúc này, mình đang không đề nghị thẳng đứa kia mở cửa mà lại nói theo kiểu... đoán, dẫn đến câu này có sắc thái rất khách sáo.

Ví dụ 2: khi đi học muộn mà muốn xin cô vào lớp

a. Can/Could I come in?
Ở đây Can/Could vẫn thuộc trường nghĩa đề nghị. Vẫn không có sắc thái nào khác. Nhưng chính điều đó có thể khiến câu này mang sắc thái hỗn khi đặt trong tình huống: là quan hệ cô-trò, đã đi muộn lại còn đề nghị đc vào lớp. Cô dễ tính thì có thể không để ý chứ gặp cô khó tính là gãy.

b. May/Might I come in
Ở đây May/Might thuộc trường nghĩa sự cho phép. Dễ hiểu là sẽ mang sắc thái ngoan, lễ phép rồi.

Ví dụ 3: có đứa rủ mình đi chơi tối nay, mình đáp:

a. I can/could go tonight
Ở đây Can/Could thuộc trường nghĩa năng lực. Tức là tao có đủ điều kiện để đi (rảnh, không đau chân, không covid). Mà rõ là mình đã đủ năng lực để đi thì đứa bạn sẽ nghĩ là mình có đi rồi.

b. I may go tonight
Ở đây May/Might thuộc trường nghĩa dự đoán khả năng. Tức là tao đoán là tao sẽ đi thôi (còn đi thật hay không thì tao không chắc). Đứa bạn sẽ vẫn không biết liệu mình có đi hay không.

Ở trên là 3 ví dụ để cho bác thấy là để phân tích modal verb, cần biết các trường nghĩa của nó -> xác định trường nghĩa được dùng trong mỗi tình huống -> sắc thái đi kèm. Mình đi từ gốc (nghĩa), còn những tài liệu bác hay đọc thì lại đi từ ngọn (tình huống, sắc thái). Thế nên mình mới muốn bác phải cho hẳn ví dụ cụ thể để có cái mà mình phân tích.

Mình vừa so sánh cặp Can/Could vs May/Might nhé. Còn Can vs Could và May vs Might lại là phạm trù khác.
 
Last edited:
vậy họ bỏ chữ who vào hơi thừa nhỉ, sao ko đơn giản phẩy rồi ving như ví dụ bên dưới hay cứ ghi là who realized thôi
Ko thừa đâu

... until the bolshelviks took over who then, realizing a trial would take time or something, just shot it.

Who then just shot it là mệnh đề quan hệ bổ trợ cho the bolsheviks, bỏ who đi cái là văn phong khác liền.

Giả sử ko có who (không dùng mđqh) nhé:

... until the bolshelviks took over, then, realizing a trial would take time or something, just shot it.

Lúc này chủ ngữ the bolsheviks sẽ có 2 động từ chính là took over và shot it, trong đó shot it cách rất xa chủ ngữ -> văn phong rời rạc.

Giả sử không dùng V-ing (không dùng cụm tính từ) nhé:

... until the boshelviks took over who then realized a trial would take time or something and just shot it.

Lúc này chủ ngữ who sẽ có 2 động từ chính là realized và shot it có chức năng như nhau, khiến câu này chỉ đang liệt kê hành động -> văn phong không hay.

Còn trong câu gốc, chủ ngữ who sẽ chỉ có 1 động từ chính là shot it -> hành động bắn được nhấn mạnh hơn. Cụm "realizing..." đóng vai trò là hoàn cảnh làm nền -> văn phong hay hơn nhiều.
 
Ko thừa đâu

... until the bolshelviks took over who then, realizing a trial would take time or something, just shot it.

Who then just shot it là mệnh đề quan hệ bổ trợ cho the bolsheviks, bỏ who đi cái là văn phong khác liền.

Giả sử ko có who (không dùng mđqh) nhé:

... until the bolshelviks took over, then, realizing a trial would take time or something, just shot it.

Lúc này chủ ngữ the bolsheviks sẽ có 2 động từ chính là took over và shot it, trong đó shot it cách rất xa chủ ngữ -> văn phong rời rạc.

Giả sử không dùng V-ing (không dùng cụm tính từ) nhé:

... until the boshelviks took over who then realized a trial would take time or something and just shot it.

Lúc này chủ ngữ who sẽ có 2 động từ chính là realized và shot it có chức năng như nhau, khiến câu này chỉ đang liệt kê hành động -> văn phong không hay.

Còn trong câu gốc, chủ ngữ who sẽ chỉ có 1 động từ chính là shot it -> hành động bắn được nhấn mạnh hơn. Cụm "realizing..." đóng vai trò là hoàn cảnh làm nền -> văn phong hay hơn nhiều.

Chính cái vị trí of who nên câu cú ngữ nghĩa rối rắm, thường đtqh đứng sát ngay sau cái nó bổ nghĩa, đằng nì lại đứng sau verb :giggle:

Gửi từ HUAWEI H60-L01 bằng vozFApp
 
lâu lâu đọc lại mấy câu trả lời của thím e lại được thông não :big_smile: cảmơn thím
nói sơ qua giúp em phần mệnh đề quan hệ với thím và
-who/whom khác nhau chỗ nào?
 
lâu lâu đọc lại mấy câu trả lời của thím e lại được thông não :big_smile: cảmơn thím
nói sơ qua giúp em phần mệnh đề quan hệ với thím và
-who/whom khác nhau chỗ nào?
Mệnh đề quan hệ (MĐQH) là mệnh đề bổ trợ cho danh từ đằng trước (thường là ngay trước) và thường bắt đầu bởi các đại từ quan hệ. Sơ sơ thì mình cũng chỉ nói đc như sách thôi, phần này sách làm tốt rồi.

Để phân biệt who/whom thì cần bàn về chức năng của các đại từ quan hệ. Ví dụ
  • A is the one who hit me.
  • B is the one whom I hit.
Who/whom ở đây là để thay cho A/B. Nói cách khác, ta có:
  • who hit me = A hit me
  • whom I hit = I hit B
Để ý vai trò ngữ pháp của A và B: A là chủ ngữ còn B là tân ngữ.
Vậy, who là đại từ quan hệ thay cho chủ ngữ còn whom là đại từ quan hệ thay cho tân ngữ.

Đó là theo ngữ pháp truyền thống. Còn bây giờ thời thế hiện đại rồi, who có thể dùng như whom, nhưng theo mình thì chỉ nên làm thế với văn nói thôi.
 
Last edited:
Mệnh đề quan hệ là mệnh đề bổ trợ cho chủ thể đằng trước (thường là ngay trước) và thường bắt đầu bởi các đại từ quan hệ. Sơ sơ thì mình cũng chỉ nói đc như sách thôi, phần này sách làm tốt rồi.

Who/whom thì hơi công thức 1 chút. Có 2 ví dụ như sau:
  • He is the one who hit me
  • She is the one whom I love
Về mặt nghĩa, đây là 2 mệnh đề quan hệ bổ trợ cho he/she, trong đó who/whom chính là "anh ta/cô ta". Nói cách khác, ta có:
  • who hit me = He hit me
  • whom I love = I love her
Để ý vai trò ngữ pháp của "anh ta/cô ta" trong các câu phân tích trên: He là chủ ngữ còn her là tân ngữ.
-> who là đại từ quan hệ thay cho chủ ngữ, whom là đại từ quan hệ thay cho tân ngữ trong mệnh đề quan hệ.

Đó là theo ngữ pháp truyền thống. Còn bây giờ thời thế hiện đại rồi, who thay cho tân ngữ cũng đc, nhưng theo mình thì chỉ nên làm thế với văn nói thôi.
Tiện phần MĐQH tím giải thích giúp em câu này với
'Somebody called Jack phoned while you were out'
Câu này theo em hiểu là rút gọn MDQH nhưng vẫn chưa hiểu rõ là ntn?
Có phải là:
'Somebody who was called Jack phoned while you were out'or 'Somebody phoned that person was called Jack while you're out'.
Xv0BtTR.png
sao nghe nó cứ stupid kiểu gì ý thím.
 
Back
Top