Thread cho Vozer thích vũ khí quân sự - Phương thức hoạt động của 1 số loại vũ khí

Tiếc là méo cho các loại vũ khí combat cùng 1 lúc để test nhỉ
Przb5Yt.gif
 
Có rất nhiều từ chuyên ngành ,dịch ra tiếng việt rất khó , anh biết tìm từ điển tra những từ này ở đâu không ,chỉ tôi với ,tôi rất có hứng thú:)

Sent from Samsung SM-G955F using vozFApp
Bác muốn tra nghĩa hay dịch ra tiếng Việt?
 
Voz nên có thêm bài như này để tăng cường kiến thức bảo vệ nhân dân

Sent from Xiaomi Redmi K20 Pro using vozFApp
 
Mình có câu hỏi là dùng súng AK có thể bắn rơi máy bay hay tên lửa hành trình như Tomahawk được ko? :shame:

via theNEXTvoz for iPhone
Lý thuyết thì có thể, thực tế thì rất rất khó, khó như việc bác ra ngoài đường tự dưng nhặt được 100 tỷ vậy.
Để tham khảo thì bác có thể xem cảnh 4 dàn Pantsir-s1 cố gắng bắn hạ 1 UAV bằng pháo 30 mm. Đến pháo 30 mm còn khó vậy thì bác có thể tưởng tượng dùng súng AK khó thế nào

Vận tốc hạ âm nghe qua thì có vẻ chập nhưng vẫn là quá nhanh để kịp phản ứng, bác có thể xem thử video quả NSM bắn vào tàu chiến, vận tốc chỉ 0.8 lần vận tốc âm thanh thôi nhưng nhìn chả khác nào cái tàu tự nổ cả.
 
Last edited:
Thắc mắc là hồi cuối TK 19, đầu TK 20 đã có tàu phóng lôi mà điều khiển cơ bản được quả ngư lôi di chuyển được. Thế công nghệ hồi đấy dùng cái j để đk từ xa được nhỉ.

Với máy bay thời WW1-WW2 phóng lôi thì cái gì kích hoạt được chân vịt của quả ngư lôi quay để đi nhỉ. Quả ngư lôi có gắn động cơ quay tít thò lò từ khi được lắp lên mb hay lúc phóng có thiết bị gì đó mở động cơ chân vịt lên nhỉ. Trông quả ngư lôi trên mb hồi đó không có vẻ gì có động cơ cho lắm
 
Phần IV Giảm tín hiệu hồng ngoại

Đa số mọi người có 1 hiểu nhầm là chỉ có thể giảm tiết diện phản xạ radar của máy bay còn tín hiệu hồng ngoại thì không thể giảm được. Chính vì vậy thiết bị dò tìm hồng ngoại IRST chính là khắc tinh của máy bay tàng hình. Tuy nhiên quan niệm này không đúng, không những tín hiệu hồng ngoại của máy bay có thể được giảm, mà còn có thể được giảm với mức đáng kể. Bài này mình xin giới thiệu một số phương thức giảm tín hiệu hồng ngoại phổ biến:
Trước nhất tín hiệu hồng ngoại của máy bay là từ tổng hợp của nhiều phần khác nhau
aorcraft-ir-signature.png

Mỗi phần lại phát xạ hồng ngoại ở 1 dải bức sóng hồng ngoại khác nhau và với cường độ khác nhau
75f_fig-3-300x252.png

Để giảm tín hiệu hồng ngoại thì mỗi phần lại được sử lý riêng biệt.
1- Hiển nhiên là 1 vật có nhiệt độ càng lớn thì mức phát xạ hồng ngoại của nó sẽ tăng lên. Tuy vậy cần biết rằng không phải cứ 2 vật có cùng nhiệu độ sẽ cũng có cùng độ phát xạ hồng ngoại, mức độ phát xạ hồng ngoại của 1 vật còn phụ thuộc vào chỉ số emissivity, chỉ số này càng cao thì với cùng 1 nhiệt độ, khả năng phát xạ hồng ngoại sẽ càng lớn. Vậy có thể thấy cách đơn giản nhất để giảm mức phát xạ hồng ngoại từ thân máy bay là sơn phủ trên cùng 1 lớp sơn có chỉ số emissivity thấp.

quiz_quiz_clip_image001_0000.jpg

capture-2.png



2- Trên máy bay phản lực thì động cơ phản lực sẽ là phần phát nhiệt nhiều nhất, nhiệt này sẽ làm nóng cả thân máy bay đặc biệt là khoang động cơ, vì vậy để giảm nhiệt độ thân máy bay thì phương án mà F-35 dùng là đục 1 số lỗ ở thân để hút khí ngoài vào làm mát khoang động cơ.
f-35-ventillation.png

4iya3rk.jpg

f-35-nozzle.png


3- Do trực tiếp với luồng khí phản lực nên phần ống xả (nozzle) cũng rất nóng, để giảm nhiệt cho phần này thì trên 1 số máy bay tàng hình như F-35, Su-57 thiết kế phần ống xả bên trong trực tiếp tiếp xúc với luồng khí phản lực và phần lá phủ bên ngoài có khoảng cách trống với nhau để không khí có thể chạy qua khoảng trống này và làm mát lớp bên ngoài
us06398129-20020604-d00002.png

iwakuni-019.jpg



4- Ngoài ra việc thiết kế ống xả dạng vuông dẹt 2D như trên F-22, B-2, F-117 hay dạng gai nhọn như trên F-35 và su-57 cũng góp phần làm dòng khí nhiễu loạn và giảm chiều dài của luồng khí phản lực, qua đó mà giảm tín hiệu hồng ngoại.
loan-nozzles.jpg

nozzles.png

22384zz1.jpg

b2takingoff1.jpg


5- Khi bị theo dõi từ phía sau, trong trường hợp không sử dụng chế độ đốt lần 2 thì phần turbine cao áp của động cơ là phần nóng nhất vì vậy trên 1 số động cơ của máy bay tàng hình, ví dụ như F-119 (của F-22), hoặc F-135 (của F-35) sẽ có 1 miếng chắn che tầm nhìn trực tiếp đến các cánh turbine này, miếng chắn này vừa có tác dụng giảm tín hiệu phản xạ hồng ngoại, vừa có tác dụng làm giảm tiết diện phản xạ radar.
12.png

f-35a-engine-1.jpg


6-Ngoài ra do phần ống xả động cơ cũng như luồng khí phản lực là nguồn phát xạ hồng ngoại rất lớn, 1 phương pháp giảm tín hiệu hồng ngoại phổ biến là việc thiết kế phần ống xả (nozzle) sao cho nó chỉ có thể bị nhìn thấy từ 1 số góc nhất định. Ví dụ như trên B-2, YF-23 phần ống xả bị che bởi thân máy bay khi nhìn từ dưới lên. Trên F-22, F-35, phần ống xả bị che khuất bởi cánh đuôi đứng khi nhìn từ bên cạnh.
Northrop-Grumman-B-2-Spirit.jpg

amazing_0.jpg

1.png

35.png
 
Mình có câu hỏi là dùng súng AK có thể bắn rơi máy bay hay tên lửa hành trình như Tomahawk được ko? :shame:

via theNEXTvoz for iPhone
Hiểu theo nghĩa đen của câu hỏi thì sẽ trả lời là bắn được nếu máy bay và tomahawk nằm trong tầm bắn của AK.
Còn hiểu theo ý sâu xa hơn thì chắc thím tự hỏi tự trả lời luôn dc rồi.
 
Hiểu theo nghĩa đen của câu hỏi thì sẽ trả lời là bắn được nếu máy bay và tomahawk nằm trong tầm bắn của AK.
Còn hiểu theo ý sâu xa hơn thì chắc thím tự hỏi tự trả lời luôn dc rồi.
:) nói chung câu hỏi cũng giống kiểu 1 ông cầm dao bầu có chém chết 2 thằng cầm AK được không
 
Thắc mắc là hồi cuối TK 19, đầu TK 20 đã có tàu phóng lôi mà điều khiển cơ bản được quả ngư lôi di chuyển được. Thế công nghệ hồi đấy dùng cái j để đk từ xa được nhỉ.
ngư lôi hồi đầu tiên là quả white head không có điều khiển từ xa, nó chỉ dùng gyroscope để đi thẳng thôi
 
lại nhớ quả thí nghiệm của mỹ cho 3 thằng tiến sỹ + 1 đống tài liệu có thể tìm public về VKHN xem bao lâu 1 nước bình thường có thể sx ra hột nhãn
 
lại nhớ quả thí nghiệm của mỹ cho 3 thằng tiến sỹ + 1 đống tài liệu có thể tìm public về VKHN xem bao lâu 1 nước bình thường có thể sx ra hột nhãn
:D Mình cũng nhớ mang máng cái này
 
Back
Top