Thread cho Vozer thích vũ khí quân sự - Phương thức hoạt động của 1 số loại vũ khí

Phần V Radar vượt đường chân trời
Mấy hôm trước viết về tàng hình nhiều rồi nên hôm nay sẽ viết về 1 loại radar có thể nhìn được mọi loại máy bay, tên lửa tàng hình => Radar vượt đường chân trời - Over the horizon radar
Đầu tiên chúng ta nên hiểu giới hạn đường chân trời là gì: về cơ bản là trong đa số các trường hợp thì sóng radar truyền trong không khí sẽ theo 1 đường tương đối thẳng. Nếu như trái đất chỉ là 1 mặt phẳng như cái mâm thì sẽ không có cái gọi là đường chân trời, tuy nhiên, vì trái đất hình cầu cho nên sóng radar đi thẳng sẽ không nhìn được các vật thể trốn dưới đường cong này.
ssrh.png

radar-horizon.jpg

Vậy radar vượt đường chân trời được chế tạo ra để có thể nhìn vượt qua giới hạn đường chân trời này. Radar vượt đường chân trời được chia làm 2 loại:

1) OTH-B (Over the horizon -bounce) hay skywave radar: đây là loại radar lợi dụng sự khúc xạ tầng điện li, với góc chiếu thích hợp sóng radar với tần số cực thấp từ 5-28 MHz chiếu lên tầng điện li sẽ khúc xạ ngược trở lại mặt đất, giúp radar nhìn được các vật thể đáng lẽ bị che lấp bởi đường chân trời. Loại radar này thường có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 2500-5500 km
%EA%B7%B8%EB%A6%BC6.jpg


Một số radar OTH-B tiêu biểu có thể kể đến như AN/FPS-118 (Mỹ), AN/TPS-71(Mỹ) , Jindalee (Canada), Duga (Nga),Container 29B6 (Nga) , NOSTRADAMUS (Pháp). Nhược điểm chung của tất cả các radar OTH-B là ở việc do phải sử dụng góc chiếu nhất định thì mới lợi dụng khúc xạ tầng điện li được, nên radar kiểu này sẽ luôn có 1 vùng blind (skip) zone ở phía trước. Radar sẽ không thể phát hiện được mục tiêu trong khu vực đấy. Vùng này sẽ có chiều dài từ 1000-2000 km. Về cơ bản là tầm bao quát của loại OTH-B sẽ hơi giống cái quạt tay.
oth-radar.png

118558199_1234777943530170_4204748799608728130_o.jpg


2) OTH-SW (Over the horizon - Surface wave) hay ground wave radar: loại radar này lợi dụng tính chất bám mặt phẳng và uốn cong ở rìa của sóng radar tần số cực thấp từ 1.6-5 MHz (tối đa là 20 MHz nhưng không hiệu quả bằng). Khác với loại radar OTH-B thì loại OTH-SW chỉ có thể dùng ở bờ biển, do sóng tần số cực thấp của loại radar này vẫn phải dựa vào tính chất dẫn điện của mặt biển thì mới có thể truyền ra qua đường chân trời. Khác với loại radar OTH-B thì loại OTH-SW này chỉ có thể phát hiện mục tiêu trong tầm 300-350 km đổ lại. Bù lại thì nó sẽ không bị vô dụng với mục tiêu ở gần (hay nói cách khác là không có skip zone)
1-1.png

Raytheon_3.jpg

Do radar vượt đường chân trời sử dụng sóng có tần số siêu thấp (thậm chí thấp hơn radar cảnh báo sớm VHF/UHF rất nhiều), nên các thiết kế hình dáng đặc biệt của máy bay, tên lửa, tàu chiến tàng hình không có tác dụng giảm tầm phát hiện của chúng, hơn nữa các đầu dò thụ động của tên lửa chống radar cũng không được thiết kế để tìm và diệt radar vượt đường chân trời. Đồng thời đa số các thiết bị gây nhiễu cũng không được thiết kế để gây nhiễu loại radar này. Đấy là về ưu điểm, còn nhược điểm của kiểu radar này thì cũng không ít. Do sử dụng sóng tần số siêu thấp nên ăng ten của loại radar này cần phải cực lớn, mỗi ăng ten cao tầm 15-20 mét, và mỗi radar thường sẽ là tập hợp của nhiều ăng ten với chiều dài cả dãy từ 2-3 km.
1.png

Điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng quá lớn để có thể đặt lên các phương tiện chiến đấu. Hay nói cách khác là những radar này thường là các mục tiêu lớn, cố định, và không thể giấu đi được. Ngoài ra, như chúng ta đã làm quen ở Phần I sử dụng tần số thấp sẽ khiến radar vượt đường chân trời có độ chính xác cực kỳ kém và không thể sử dụng cho mục đích dẫn bắn.
Vậy ngoại trừ việc sử dụng radar vượt đường chân trời (OTH radar), liệu còn cách nào có thể giúp radar thông thường phát hiện được mục tiêu ngoài đường chân trời không?
Thực ra vẫn có những hiện tượng giúp mọi loại radar có thể nhìn vượt đường chân trời trong điều kiện đặc biệt: như đã nói ở phầnđầu bài, sóng radar truyền trong khí quyển trái đất ởđiều kiện thườngchỉ "tươngđối" thẳng, chứ không phải thẳng tắp. Do có hiện tượng refraction (khúc xạ), sóng radar sẽ hơi bị bẻ cong 1 chút , do vậy đường chân trời của radar trong điều kiện thường sẽ dài hơn đường chân trời của thiết bị hồng ngoại hoặc quang học khoảng 10-15%
1.PNG


Tuy vậy, khi có điều kiện thời tiết đặc biệt, thì ta lại có 1 trong 3 hiện tượng: Sub refraction, Super refraction, Ducting

2.PNG


Sub-refraction: là hiện tượng sóng radar bị bẻ cong hơn mức bình thường về phía khí quyển trái đất, khiến đường chân trời ngắn hơn bình thường, hiện tượng này thường diễn ra khi hiện tượng thời tiết hoặc địa lý khiến độ ẩm tăng theo độ cao, khi mà nhiệt độ vẫn giảm theo độ cao
Sub-Refraction.jpg



Super refraction: là hiện tượng sóng radar bị bẻ cong hơn mức bình thường về phía bề mặt trái đất, khiến đường chân trời dài hơn bình thường. Hiện tượng này thường diễn ra khi điều kiện thời tiết hoặc địa lý khiến cho nhiệt độ không khí tăng theo độ cao kèm theo độ ẩm giảm theo độ cao.
Super-Refraction.jpg

mineral-me.jpg


Ducting: là hiện tượng sóng radar bị bẻ cong với độ cong cực lớn, hơn cả độ cong trái đất, do đó sóng truyền đi sẽ bị bẻ cong phản xạ xuống bề mặt trái đất (hoặc 1 lớp không khí có chỉ số refraction thấp hơn) rồi nảy ngược lên trên, sau khi nảy lên trên lại bị bẻ cong xuống. Gần như việc truyền tín hiệu trong ống cáp quang vậy. Ducting giúp sóng radar truyền đi được cực kì xa, kéo dài đường chân trời hơn rất nhiều so với bình thường, bù lại là do sóng radar bị giới hạn trong phần ống dẫn nên sẽ có 1 số vùng không phát hiện được mục tiêu.
Capture.PNG

Elevated-Ducting.jpg
 
Last edited:
Nhân tiện về rada, thím cho 1 bài về phân biệt, cách thức, phương thức của rada cảnh giới đường không và ra da dẫn bắn của hệ thống phòng không, trong mục đó có thể chi tiết hơn là rada của các hệ thống phòng thông tầm xa ví dụ s400 hay pac 3 và rada sóng ngắn tầm cực xa ví dụ như của hệ thống thaad hay a135 được không
Về cơ bản, radar cảnh giới là radar có resolution cell lớn, chùm tia thường có hình cái quạt. Radar dẫn bắn thì resolution cell nhỏ, còn resolution cell là cái gì thì mình có giải thích ở đầu bài I đó. Radar dẫn bắn còn có thể sử dụng các biện pháp như monopulse, conical scan để tăng độ chính xác nữa. Cái này mình sẽ viết chi tiết hơn khi có thời gian.
Tất nhiên radar cảnh giới cũng có nhiều loại, trong đó có loại radar vượt đường chân trời như giới thiệu trong bài mới nhất của mình.
 
so sánh chu kỳ bán rã của nhiệt hạch với phân hạch thử xem bác, đang ko hiểu chỗ này, nghe bảo bomb H thì sạch ko phóng xạ như bomb nguyên tử
 
Nghe bảo rada vượt đường chân trời chỉ có 1 số ít nước có thể làm được và hoạt động tốt , trong đó có VN . Liệu đúng không nhỉ .
 
Nghe bảo rada vượt đường chân trời chỉ có 1 số ít nước có thể làm được và hoạt động tốt , trong đó có VN . Liệu đúng không nhỉ .
Không có Việt Nam nhé, radar vượt đường chân trời vừa to vừa đắt
 
Last edited:
Tác giả là bò đỏ, chắc bên công an hay quân đội nhà nước việt nam nên mới có nhiều tư liệu quân sự thế
Mình viết bài chửi + sản việt nam nó vào cân
Đúng là bản chất bò đỏ không bao giờ thay đổi, đụng tới nhà nước và tham quan là lồng lộn cắn

via theNEXTvoz for iPhone
 
so sánh chu kỳ bán rã của nhiệt hạch với phân hạch thử xem bác, đang ko hiểu chỗ này, nghe bảo bomb H thì sạch ko phóng xạ như bomb nguyên tử
Bomb nguyên tử sử dụng phản ứng phân hạch (fission). Bom Hydro sử dụng phản ứng hợp hạch (fusion). Còn tại sao bom hydro lại được coi là sạch hơn thì bạn để ý cái kết quả của 2 phản ứng. Phản ứng phân hạch trong bom hạt nhân tạo ra Barium-144 và krypton-89 và 3 neutron trong khi đó kết quả của phản ứng phân hạch trong bomb Hydro là Helium và 1 neutron, helium là khí trơ rồi.
Mà thực ra bảo sạch hơn thì cũng mang tính tương đối thôi, vì trong bomb H thì nó vẫn có quả bomb hạt nhân nhỏ để khởi động phản ứng hợp hạch
bomb type.jpg

2.png
 
Mình muốn nghe công nghệ nén xung một chút...:sad:
:( Mình cũng định viết nhưng cái này chuyên môn sâu, viết xong lại chả ai thèm đọc, nên định hướng vẫn là viết về mấy cái dễ hiểu trước, cái khó để sau :(
 
Back
Top