Thread cho Vozer thích vũ khí quân sự - Phương thức hoạt động của 1 số loại vũ khí

tôi từng là lính radar đây, nhưng mấy chuyên sâu này tôi chịu đấy, chắc chỉ người bên Z117 họ biết chứ tôi lính quèn chỉ biết dùng.
 
tôi từng là lính radar đây, nhưng mấy chuyên sâu này tôi chịu đấy, chắc chỉ người bên Z117 họ biết chứ tôi lính quèn chỉ biết dùng.
:smile: thực ra cũng giống lái xe oto chưa chắc đã hiểu rõ nguyên lý hoạt động của oto mà bác.
Bác là lính radar của SAM à?
 
:smile: thực ra cũng giống lái xe oto chưa chắc đã hiểu rõ nguyên lý hoạt động của oto mà bác.
Bác là lính radar của SAM à?
tôi lính radar cảnh giới, SAM thì của các đơn vị hỏa lực. Bọn tôi chỉ có nhiệm vụ đưa tình báo chính xác, còn bắn được hay không thì bên đó lo.
 
Nghe nói mấy anh lính vận hành hệ thống rada này dễ bị vô sinh lắm phải không ạ :shame:
 
Gần đây lộ ra ảnh hải quân Mỹ lắp SM-6 lên F-18E/F, ảnh này bọn nó chụp từ 2018 nhưng bây giờ mới up lên mạng nhá hàng
SM-6.jpg

Đám standard missile này nhìn bên ngoài thì giống y nhau nhưng đã cải tiến rất nhiều lần để tăng tầm bắn và vận tốc
RIM-66A (SM-1MR Block I) sử dụng động cơ tên lửa MK-27, tên lửa đạt tốc độ tối đa Mach 1,8 và tầm bắn tối đa 32 km
RIM-66B (SM-1MR Block V) sử dụng động cơ tên lửa MK-56 tên lửa đạt tốc độ tối đa là Mach 3,5 và tầm bắn tối đa 46 km
RIM-66C (SM-2MR Block I) vẫn sử dụng động cơ tên lửa MK-56 nhưng với hệ thống dẫn đường INS mới, giúp tên lửa tiết kiệm năng lượng trong pha hành trình khiến tầm bắn tăng lên 74 km nhưng vẫn giữ nguyên tốc độ tối đa.
RIM-66G (SM-2MR Block II) sử dụng động cơ tên lửaThiokol MK-104 mới. Tên lửa đạt tốc độ tối đa là Mach 3,5 và tầm bắn tối đa là 166 km.
RIM-67C (SM-2ER Block II) vẫn sử dụng động cơ tên lửa MK-104 tương tự như RIM-66G nhưng bổ xung MK-70 booster, tầm bắn tăng lên 330 km
RIM-156A (SM-2ER Block IV) vẫn sử dụng động cơ tên lửa MK-104 tương tự như RIM-66G nhưng bổ xung MK-72 booster , tầm bắn được mở rộng lên 370 km
Điểm khác biệt cơ bản giữa RIM-67C và RIM-156A là ở phần booster. MK-70 là booster dài , chỉ thích hợp giá phóng treo ngoài. MK-72 là booster ngắn và tên lửa sử dụng loại booster này có thể lắp trong VLS
RIM-174 (SM-6) vẫn sử dụng động cơ MK-104 và MK-72 booster như RIM-156A nhưng đầu dò chuyển thành đầu dò radar chủ động giúp cho tên lửa tấn công được mục tiêu ngoài đường chân trời
SM-6 Block IB dự kiến sẽ tăng đường kính động cơ tên lửa từ 13.5 inch lên 21 inch (bằng đường kính phần booster), và tên lửa có thể đạt vận tốc siêu vượt âm (trên Mach 5 - hơn 5 lần vận tốc âm thanh)
standard missile.png

SM-6_Missile_Profile.png

Đây không phải lần đầu tiên họ hàng tên lửa Standard này được đưa lên máy bay, trước đây phiên bản RIM-66A (SM-1MR Block I) cũng từng được cải biên thành tên lửa chống radar AGM-78 để phóng từ máy bay.
AGM-78.jpg

Điểm lợi rất lớn của việc phóng từ máy bay là nhờ vận tốc khi phóng lớn hơn so với tàu, vận tốc tối đa tên lửa đạt được sẽ lớn hơn nhiều, ngoài ra phóng từ trên cao đồng nghĩa với việc tên lửa không phải leo cao , mà vẫn có thể bay hành trình trong khu vực không khí loãng, khiến vận tốc và tầm bắn đều cao hơn rất nhiều
Tên lửa AGM-78 tuy vẫn sử dụng sử dụng động cơ tên lửa MK-27 nhưng tầm bắn được nâng lên thành 90 km (tăng 2.81 lần so với bản bắn từ mặt đất) và vận tốc nâng lên thành Mach 2.5 (tăng 1.39 lần so với bản phóng từ mặt đất).
Bản SM-6 phóng từ máy bay không có booster MK-72 nên tính năng động học có thể coi tương đương như quả RIM-66G (SM-2MR Block II) phóng từ trên không: tầm bắn sẽ đạt khoảng 465 km và vận tốc sẽ đạt khoảng Mach 4,83 . Tuy vẫn chưa đạt siêu vượt âm tuy nhiên khá đa nhiệm, có thể tấn công mục tiêu trên không lẫn trên mặt nước
Tên lửa SM-6 không có phần MK-72 booster sẽ nặng khoảng 1350 pounds (tương đương R-37), 1 chiếc F-18E/F hoặc F-35 sẽ mang được 4 quả như vậy với giá treo ngoài. 1 Tàu sân bay có tầm 70-80 máy bay tiêm kích thì coi như có thể phóng được 320 tên lửa vận tốc gấp 4,83 lần vận tốc âm thanh.
 
Hôm nay mình sẽ viết về radar thụ động và các hệ thống tác chiến điện tử thụ động, do 1 một số từ dịch ra tiếng Việt nghe nó ngang phè phè hoặc khó truyền tải hết ý nghĩa nên mình sẽ để nguyên hoặc dịch ý thay vì dịch nghĩa

Với các bác đam mê vũ khí chắc hẳn các bác không còn lạ gì với các cái tên như Kolchuga, VERA…vân… vân những hệ thống với những thông số cực khủng khiếp như: tầm phát hiện 500-600 km, phát hiện được cả máy bay tàng hình, không thể bị tên lửa chống radar tấn công. Vậy câu hỏi thường đặt ra là, các hệ thống này hoạt động như thế nào?. Và tại sao chúng lại không phổ biến hơn khi có những thông số cực khủng khiếp đến như thế?

Đầu tiên cần phân biệt giữa radar thụ động (passive radar) hệ thống giám sát điện tử thụ động (ESM- electronic support measure/ ELINT - electronics intelligence ). Tuy phương thức hoạt động có phần giống nhau nhưng bản chất không phải là 1

I ) Phương thức xác định vị trí mục tiêu của radar thụ động (Passive radar)

Ý tưởng về radar thụ động không hẳn là mới. Ngay từ trong chiến tranh thế giới thứ 2, khi người Anh lắp hệ thống radar Chain home hoạt động ở tần số 20-30 MHz để phát hiện máy bay ném bom. Thì bên Đức cũng triển khai hệ thống Klein Heidelberg lợi dụng tín hiệu phát ra từ hệ thống Chain Home, phản xạ lại từ máy bay ném bom để phát hiện máy bay địch.

Về cơ bản, radar thụ động là 1 dạng bi-static radar, bi ở đây có nghĩa là 2, bi static radar tức là radar mà phần transmitter (phần phát) và receiver (phần thu) ở 2 vị trí khác nhau, cách xa nhau. Đối lập với đa số radar thông thường là radar mono static với phần phát lẫn phần thu ở cùng một vị trí (với các radar thông thường thì phát và thu dung cùng 1 antenna luôn). Ở đây nhiều bác sẽ đặt câu hỏi: nếu như có phần phát thì đâu còn là radar thụ động nữa?, phải là radar chủ động chứ?. Điểm mấu chốt ở đây là: với radar thụ động, thì thay vì dựa vào nguồn phát của chính nó, nó sẽ dựa vào nguồn phát của bên thứ 3 đã biết vị trí cố định, thông thường nguồn phát này sẽ là các đài phát thanh, hoặc đài truyền hình tần số FM từ 88-100 MHz. Sóng phát FM từ các đài này sẽ phản xạ lại từ mục tiêu, và đồng thời cũng đi trực tiếp đến đầu thu của radar thụ động.

Bằng phương pháp TDOA (time difference of arrival) tức là radar sẽ so sánh mốc thời gian nhận được sóng từ đài truyền hình với thời gian nhận được sóng phản xạ từ mục tiêu mà qua đó có thể xác định vị trí của mục tiêu.
Ưu điểm: là toàn miễn nhiễm với tên lửa chống bức xạ, và cũng vô cùng hiệu quả với máy bay tàng hình do sử dụng sóng tần số cực thấp. Ngoài ra, khác với các hệ thống radar tần số thấp như Nebo SVU thì radar thụ động cũng cực kỳ nhỏ gọn, dễ chạy, khó bị phát hiện.
Nhược điểm: phải có nguồn phát tính hiệu với vị trí cố định đã biết thì mới hoạt động được. Tức là giả sử đối phương cho 1-2 quả tên lửa vào vị trí đài truyền hình hay đài phát thanh radio thì loại radar này cũng sẽ thành vô dụng. Tất nhiên là tỷ lệ đối phương cố tình tấn công vào mục tiêu dân sự như đài phát thanh hay đài truyền hình cũng không cao.
Passive radar system.PNG

Một số hệ thống radar thụ động tiêu biểu có thể kể đến là hệ thống Twinvis của Đức đợt vừa rồi có khoe phát hiện được F-35 trong airshow từ khoảng cách 100 km. Hay hệ thống Silent Sentry của tập đoàn Lockhead Martin của Mỹ
German passive radar system.PNG

Silent sentry.PNG


II) Phương thức xác định vị trí mục tiêu của hệ thống giám sát điện tử thụ động (ESM- electronic support measure/ ELINT - electronics intelligence )
Hệ thống giám sát điện tử đơn giản nhất có thể kể đến là các hệ thống cảnh báo tín hiệu radar (RWR) sử dụng trên các máy bay. Hệ thống này được tạo ra để giúp phi công có thể biết được mình đang bị radar của tên lửa đất đối không hoặc máy bay chiến đấu đối phương theo dõi. Những hệ thống RWR đời đầu ví dụ như SPO-15 trên Mig-29 khá đơn giản, chỉ có thể cho phi công biết được hướng tương đối của đối phương. Càng về sau thì khả năng xác định phương hướng của các hệ thống ESM hiện đại ngày càng chính xác hơn. Để xác định hướng của nguồn tín hiệu (angle of arrival) thì các hệ thống ESM sử dụng 1 số phương pháp chính sau đây:
- Scanning beam: hệ thống sử dụng 1 antenna thu duy nhất, có góc thu tín hiệu rất hẹp, ngoại trừ góc ấy thì sẽ không thu được tín hiệu từ các góc khác, antenna này sẽ quay vòng quanh tựa như cái quạt vậy. Quay đến góc nào phát hiện ra tín hiệu thì tức là radar địch ở hướng ấy. Nhược điểm phương pháp này là chậm và nhiều khi quay đến hướng radar địch đúng lúc nó ngưng phát thì cũng không phát hiện được. Nói chung đây là phương pháp khá cũ.
- Amplitude comparison: đây là phương pháp phổ biến nhất, sử dụng trên đa số các hệ thống ESM ví dụ như ASELSAN ARES-2N, Saab SME-150 hoặc SEER RWR. Phương pháp này tìm hướngcủa nguồn phát dựa trên so sánh sức mạnh của tín hiệu thu được. Hệ thống thường bao gồm 4 đến 6 antenna định hướng quay về các hướng khác nhau (antenna định hướng tức là antenna mà độ nhạy thu tín hiệu phụ thuộc vào hướng của antenna ấy, hiểu 1 cách nôm na là ví dụ như cái antenna chảo thì nếu chiếu chùm tia từ bên cạnh nó sẽ không thu được nhiều tín hiệu như việc chiếu tia từ trước mặt) . Antenna có chùm thu cùng hướng nguồn phát sẽ nhận được cường độ tín hiệu tối đa với mỗi xung radar nhận được, ngược lại antenna có chùm thu ngược hướng với nguồn phát thì sẽ nhận được tín hiệu tối thiệu. Hướng của nguồn tín hiệu sẽ được ước tính bằng tỷ số cường độ tín hiệu nhận được bởi 4 antenna. Ưu điểm của phương pháp này là giá thành rẻ tuy nhiên độ chính xác không cao lắm, nằm trong khoảng từ 3-10 độ
- Phase interferometer hoặc interferometry: Đây là phương pháp có độ chính xác cao nhất, độ chính xác nằm trong khoảng 0.1- 1 độ ,tuy nhiên yêu cầu các thiết bị có độ chính xác cao và đắt đỏ nên chỉ được sử dụng trong các hệ thống tân tiến nhất ví dụ như ALR-94 (F-22), ALQ-213 (EA-18G), ASQ-239 (F-35). Để hiểu được phương pháp này, trước tiên chúng ta cần biết sóng radio khi truyền đi sẽ có dạng đồ thị hình sin. Chắc bác nào học toán hoặc lý đều biết dạng đồ thị này, còn bác nào quên hết toán rồi thì hình sin nó giống như cái chữ S mà đặt nằm nghiêng ra ấy. Cường độ sóng sẽ đi từ 0, lên đỉnh, rồi xuống 0, rồi xuống đáy, rồi lên 0, và các phần trên đồ thị sin này được gọi là các phase. Phương pháp phase interferometer sẽ sử dụng ít nhất là 2 antenna ở cách nhau 1 khoảng cách nhất định. Khi cùng 1 chùm sóng chiếu tới 2 antenna này, do khoảng cách 2 antenna ở xa nhau, nên chùm tia chạm vào từng antenna sẽ ở các phase khác nhau. Từ đó mà có thể tính toán hướng của radar đối phương.
Angle of arrival techniques.PNG


Tất nhiên để có thể tấn công được mục tiêu thì chỉ đơn thuần biết hướng của mục tiêu thôi là chưa đủ, trừ khi khoảng cách là cực kỳ gần. Để có thể tấn công mục tiêu bằng tên lửa hoặc bom thì rất cần biết khoảng cách tới mục tiêu (nếu mục tiêu di chuyển nhanh, ví dụ như mục tiêu là cái máy bay thì sẽ cần biết cả hướng di chuyển và vận tốc nữa). Có 2 lý do chính cho việc này, thứ nhất là để có thể tăng tầm bắn lên tối đa, tên lửa rất ít khi bay theo đường thẳng tắp tới mục tiêu như chiếu tia laser, mà thường sẽ bay theo dạng vòng cung đạn đạo, vừa có thể lượn trên độ cao lớn nơi có lực cản thấp, vừa có thể lợi dụng lực hút trái đất để tăng thêm vận tốc. Lý do thứ 2 là với các mục tiêu di chuyển nhanh thì cần phải bắn đón đầu, tức là thay vì tên lửa đâm đầu vào vị trí hiện tại của mục tiêu, thì nó sẽ đâm đầu vào vị trí mà theo tính toán, mục tiêu sẽ ở đó trong tương lai. Vậy để tính toán khoảng cách thì các hệ thống ESM/ ELINT thường sẽ sử dụng các phương pháp sau (1 hệ thống có thể dùng 1 hoặc nhiều phương pháp cùng lúc):
- Single ship triangulation:
Phương pháp này thực ra không quá phức tạp, hệ thống ESM/ELINT sau khi phát hiện ra hướng của radar đối phương sẽ lưu trong bộ nhớ , khi máy bay bay về bất kỳ hướng nào ngoại trừ bay thẳng đến mục tiêu thì hướng của mục tiêu sẽ thay đổi. Hay nói cách khác , giả sử là khi máy bay ở điểm A thì góc mà mục tiêu tạo với máy bay là 30 độ, khi máy bay bay tới điểm B thì góc mục tiêu tạo với máy bay là 35 độ, thì khi biết khoảng cách từ A-B, sẽ tính được khoảng cách tới mục tiêu bằng mấy cái công thức tính hình tam giác kiểu sin/cos/tan các thứ. Đây là phương pháp rất phổ biến dùng cả trên các máy bay tác chiến điện tử trong quá khứ như RC-135 đến loại hiện đại như F-35 vẫn dùng, có độ chính xác tương đối. Tuy nhiên nhược điểm là không tính được khoảng cách ngay lập tức mà mất thời gian bay từ A đên B. Đồng thời phương pháp này chỉ hiệu quả nếu mục tiêu đứng im hoặc di chuyển chậm, nên không có tác dụng với máy bay đối phương
single-ship-triangulation.png



- Azimuth, elevation (Phương vị , độ cao):
Hay còn gọi là phương pháp góc. Thực ra là 1 biến thể của phương pháp bên trên. Do máy bay biết rõ độ cao của mình, vậy nên chỉ cần biết được góc mà mục tiêu tạo với mình theo chiều dọc, là có thể tính luôn khoảng cách tới mục tiêu. Ưu điểm phương pháp này là có thể tính khoảng cách ngay lập tức và cũng chỉ cần 1 máy bay. Mục tiêu có di chuyển thì cũng vẫn tính được khoảng cách. Nhược điểm là mục tiêu phải ở trên mặt đất hoặc trên mặt phẳng kiểu như trên biển. Vì chỉ trong trường hợp ấy mới dùng độ cao của máy bay làm 1 cạnh của tam giác cho việc tính toán được.
Azimuth elevation method.PNG




- Time difference of arrival (TDOA) (chênh lệch thời gian đến):

Do tính chất hai phương pháp đã nói lúc đầu nên chúng chỉ có thể dùng để xác định vị trí của mục tiêu mặt đất. Để đo khoảng cách tới mục tiêu trên không thì người ta phải dùng phương pháp khác.Cách áp dụng phương pháp TDOA của các hệ thống ESM/ELINT sẽ khác 1 chút so với cách áp dụng TDOA của radar thụ động do không có nguồn phát với vị trí cố định. Với các hệ thống theo dõi điện tử thụ động để áp dụng phương pháp TDOA sẽ cần 3 đến 4 xe hoặc máy thu tín hiệu ở cách xa nhau. Khi cùng 1 xung radar hoặc datalink từ mục tiêu truyền đến 3 hoặc 4 đầu thu tín hiệu này, sẽ không đến cùng lúc, mà sẽ có chênh lệch về thời gian. Dựa vào chênh lệch thời gian nhận tín hiệu này mà từ mỗi xe thu tín hiệu sẽ vẽ được 1 đường hyperbola, vị trí mục tiêu sẽ là đường giao thoa của 3-4 hyperbola. Đây là phương pháp có độ chính xác rất cao. Tính được khoảng cách tới mục tiêu gần như ngay lập tức, và có tác dụng với cả mục tiêu bay. Nên rất phổ biến trên các hệ thống giám sát thụ động hiện đại ví dụ như VERA, ALR-218 (EA-18G), ASQ-239 (F-35). Tuy vậy nhược điểm rất lớn là để tính khoảng cách tới mục tiêu thì các đài thu phải nhận cùng 1 xung (nếu xung thứ 1 chiếu đến đài thu 1 còn đến đài thu 2 chỉ nhận xung thứ 2 thì chênh lệch thời gian đến là vô nghĩa). Do vậy để chống lại hệ thống theo dõi dạng này thì các máy bay tàng hình sẽ sử dụng radar AESA hoặc PESA do các radar này thường có gain cao (chùm tia hẹp hơn) và low side lobes (năng lượng phát ra từ các chùm phụ cực thấp). Ngoài ra hệ thống datalink trên máy bay tàng hình cũng là directional datalink (datalink với chùm tia cực bé và chiếu về 1 hướng) như MADL thay vì omidirectional datalink (datalink chiếu về mọi hướng) như Link 16.
Ngoài ra, vì để có thể tính toán được khoảng cách thì cần sự so sánh kết quả thời gian nhận xung radar từ các đài thu tín hiệu, hay nói cách khác là các đài thu này cần phải có liên kết datalink, nên 1 cách để làm hệ thống này kém hiệu quả đi là gây nhiễu datalink này
VERA.PNG

F-35 TDOA.PNG


- Kinematic ranging/ motion analysis (phân tích chuyển động):

Tiền thân phương pháp này được sử dụng bởi tàu ngầm để tính toán khoảng cách tới mục tiêu khi chỉ dùng sonar thụ động. Về sau được phát triển thêm để sử dụng cho máy bay
Phương pháp này được thực hiện như sau, tạm gọi máy bay địch là máy bay A, máy bay mang hệ thống ESM là máy bay B. Máy bay B sẽ thực hiện các động tác lượn sang trái, rồi lại lượn qua bên phải trong thời gian nhất định, rồi tính toán vận tốc góc thay đổi của máy bay A khi máy bay B lượn qua trái và so sánh với khi nó lượn qua phải, qua đó có thể tính, hay đúng hơn là ước lượng khoảng cách tới mục tiêu
Ưu điểm của phương pháp này là chỉ cần 1 máy bay thay vì nhiều, có thể tính khoảng cách và ước lượng vận tốc của máy bay đối địch. Nhược điểm là tốn rất nhiều thời gian mới có thể tính được vận tốc của mục tiêu và khoảng cách tới mục tiêu. Ngoài ra nó cũng chỉ hiệu quả nếu mục tiêu chỉ bay thẳng với vận tốc cố định, chứ nếu nó cũng quẹo trái, quẹo phải, lên xuống thất thường như thằng điên thì chịu không tính được
Phương pháp này không chỉ được dùng trên ASQ-239 (F-35) và Spectra (Rafale), mà còn được sử dụng trên hệ thống IRST Legion pod mới được gắn trên F-18 E/F, F-15 và F-16
kinematic ranging.PNG


Vậy, sau khi đã hiểu cơ bản thì đến việc trả lời cho câu hỏi: tại sao hệ thống giám sát điện tử thụ động không trở thành cảm biến chính thay thế radar?:
1- Các hệ thống ESM/ELINT chỉ phát hiện được mục tiêu nếu mục tiêu phát ra tín hiệu bằng radar hoặc datalink. Tuy nhiên với công nghệ hiện tại, chỉ cần 1 máy bay trong cả phi đội sử dụng radar, thì cũng có thể chia sẻ thông tin cho toàn phi đội. Hay nói cách khác, nếu chỉ dựa vào hệ thống thụ động thì dễ rơi vào trường hợp tưởng phi đội của địch chỉ có 1 chiếc nhưng hóa ra nó có cả 4-5 chiếc
2- Do chỉ phụ thuộc vào tín hiệu phát ra từ mục tiêu nên khả năng xác định loại mục tiêu của hệ thống thụ động sẽ kém hơn rất nhiều so với radar. Ví dụ 1 quả tên lửa hành trình, 1 máy bay chiến đấu, 1 mồi giả cùng sử dụng link 16 data link thì hệ thống thụ động cũng không phân biệt được cái nào với cái nào
3- Đa số các phương pháp tính khoảng cách của hệ thống thụ động cần rất nhiều thời gian so với phương pháp tính khoảng cách của radar, đặc biệt nếu mục tiêu có thể bay và di chuyển

Phát triển trong tương lai?:
Hướng phát triển hiện tại là chuyển dần hệ thống theo dõi thụ động lên các hệ thống UAV hoặc tên lửa hành trình, do chúng có giá thành rẻ có thể cho đi theo bầy, ngoài ra còn có thể có thời gian bay lượn lâu hơn so với phi công mà không bị mệt mỏi. Một ví dụ tiêu biểu là hệ thống SPEAR-EW của MBDA, thay thế đầu đạn và cảm biến của tên lửa SPEAR bằng hệ thống gây nhiễu và thêm nhiên liệu nâng tầm bắn lên 420 km, ngoài ra phần cánh cũng được gắn antenna thụ động giúp nó vừa có thể làm nhiệm vụ gây nhiễu, vừa có thể làm nhiệm vụ định vị vị trí radar đối phương để chuyển thông tin về máy bay phóng, điều này giúp máy bay có thể xác định vị trí radar mà không cần bay vào vùng nguy hiểm . Ngoài ra với kích cỡ khá nhỏ, 1 chiếc máy bay cỡ bé như F-35 cũng có thể mang tới 24 quả SPEAR-EW nếu dùng cả giá phóng trong và ngoài thân

6.png
 
Last edited:
bác nào có bài viết về vũ khí laser không,thấy cái này có vẻ tương lai phết,cái này mà phát triển thì tên lửa,drone các kiểu đi vào dĩ vãng hết
 
Máy bay tàng hình nó tanvf hình dc k
Nó giảm diện tích phản xạ radar và giảm phát xạ hồng ngoại, khiến tầm phát hiện của đối phương bị giảm. Giống như bác nhìn cái tàu thủy từ xa thì dễ còn con kiến thì khó ấy
 
Back
Top