thảo luận Thủ đô Hà Nội và top 9 bài ca đi cùng năm tháng

buitaovy

Junior Member

Thủ đô Hà Nội vừa hiện đại, vừa cổ kính với những Hồ Gươm, chùa Một Cột, đền Ngọc Sơn, Văn miếu Quốc Tử Giám,… luôn gợi lên trong lòng mỗi người những cảm xúc rất riêng. Hà Nội có mùi hương hoa sữa thơm nồng, có ngan ngát mùi hương cốm mới. Hà Nội có cả cái rét mướt của mùa đông lẫn cái ấm áp của mùa xuân. Cả những hàng phượng rực đỏ khi hè sang cũng làm người ta lưu luyến Hà Nội nhiều hơn nữa.​

Để lưu giữ những vẻ đẹp bình dị mà thân thuộc đó, các nhạc sĩ đã dùng chất liệu âm nhạc để viết nên những ca khúc về Hà Nội đi cùng năm tháng. Dưới đây là những ca khúc nổi bật trong số đó.

1. Người Hà Nội – sáng tác: Nguyễn Đình Thi​

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi đã sáng tác nên ca khúc “Người Hà Nội” để ca ngợi và lưu giữ những dấu ấn lịch sử, những thăng trầm của thủ đô Hà Nội từ thời kháng chiến chống Pháp lên con người và cả thành phố.

Theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh vào tháng 12 – 1946, cả thủ đô đã lên đường sơ tán. Và khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra được ít ngày, Nguyễn Đình Thi đã viết nên bài hát này với tên gọi ban đầu là “Bài hát của một người Hà Nội”.


Bài hát về thủ đô Hà Nội đã được nhiều nghệ sĩ thể hiện như Trọng Tấn, Cao Minh, Ánh Tuyết,… và tất cả đều rất thành công.

nguoi-ha-noi-292x400.webp


2. Nhớ mùa Thu Hà Nội – sáng tác: Trịnh Công Sơn​

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có rất nhiều bài hát đi cùng năm tháng. Một trong số đó chính là “Nhớ mùa thu Hà Nội”. Bài hát ra đời vào một buổi sáng năm 1985, trong một tháng ở tại thủ đô Hà Nội của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sau chuyến sang thăm Liên Xô theo lời mời của bộ văn hóa Liên Xô lúc bấy giờ.

Trải khắp bài hát là nỗi nhớ hướng về tất cả chứ không phải hướng về một cá nhân cụ thể nào, nỗi nhớ cho một tình yêu giữa đất và người khi vừa nhen nhóm đã phải rời xa. Nỗi nhớ xuyên suốt bài hát dường như vô hình nhưng lại dường như cũng hữu hình, khơi gợi lên sự đồng cảm của biết bao thế hệ những người yêu âm nhạc. Ca sĩ Hồng Nhung đã thể hiện rất thành công bài hát này, khơi gợi cho người nghe nỗi nhớ đủ sức làm lay động lòng người khi hát về mùa thu của thủ đô Hà Nội.

nho-mua-thu-ha-noi-600x400.webp


3. Có phải em mùa thu Hà Nội – Sáng tác: Tô Như Châu, Trần Quang Lộc​

Cuộc gặp gỡ giữa nhạc sĩ Trần Quang Lộc và thi sĩ Tô Như Châu chính là cơ duyên đã tạo nên bài hát “Có phải em mùa thu Hà Nội”. Từ những câu thơ mượt mà trong bài thơi dài 320 chữ được Tô Như Châu sáng tác vào tháng 8-1970 tại Đà Nẵng, nhạc sĩ Trần Quang Lộc đã phổ nhạc và cho ra đời bài hát được xem như tuyệt phẩm về thủ đô Hà Nội và còn được hát mãi đến tận bây giờ.

Trần Quang Lộc đã đưa những vần thơ đắt nhất của Tô Như Châu kết hợp với một giai điệu có thể nói là tuyệt đẹp, tiết tấu hết sức tự nhiên, mang đến nhiều cảm xúc cho người nghe. “Có phải em mùa thu Hà Nội” chính thức ra đời năm 1972 và đến hiện tại đã được rất nhiều ca sĩ thể hiện thành công như Hồng Nhung, Thu Phương,…

co-phai-em-mua-thu-ha-noi-587x400.webp


4. Hà Nội đêm trở gió – sáng tác: Chu Lai, Trọng Đài​

Ra đời vào năm 1993, “Hà Nội đêm trở gió” là ca khúc viết riêng cho vở kịch cùng tên của nhà văn Chu Lai và được Nhà hát Kịch Hà Nội công diễn tại rạp Công nhân. Tuy là nhạc phẩm viết riêng cho vở kịch nhưng chính nhờ giai điệu đậm chất trữ tình và đầy sâu lắng đã đưa bài hát đến với nhiều người hơn và trở thành một ca khúc bất hủ hát về thủ đô Hà Nội.

Những hình ảnh chiều mùa thu “nắng vàng hồng tươi những nụ cười”, hay hình ảnh “áo học trò xanh những hàng me” cho đến những tiếng rao hàng rong ngoài phố,… đều để lại những ấn tượng sâu sắc với bất cứ ai từng gắn bó với thủ đô Hà Nội. Đây cũng chính là ca khúc đã góp phần làm nên tên tuổi của ca sĩ Mỹ Linh.

hanoidemtrogio1-261x400.webp


5. Nồng nàn Hà Nội – sáng tác: Nguyễn Đức Cường​

Một trong những bài hát hay viết về thủ đô Hà Nội xinh đẹp đến từ nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường với “Nồng nàn Hà Nội. Xuyên suốt bài hát là những giai điệu với tiết tấu nhanh, vui tươi, âm hưởng tràn đầy sức sống.

“Nồng nàn Hà Nội” kể về một thủ đô Hà Nội vô cùng gần gũi, thân thuộc, vô cùng mộc mạc với những từ ngữ tự nhiên, ca từ sinh động. Cũng chính những điều này đã đen về giải thể nghiệm trong Bài hát Việt cho Nguyễn Đức Cường. Bài hát nhận được rất nhiều sự yêu thích của khán giả thủ đô, từ đó tên tuổi của Nguyễn Đức Cường cũng được khán giả biết đến nhiều hơn.

nong-nan-ha-noi-400x400.webp


6. Hà Nội mùa vắng những cơn mưa – sáng tác: Trương Quý Hải​

Bắt nguồn từ bài thơ “Thơ chia tay người Hà Nội” của Bùi Thanh Tuấn, “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa” được Trương Quý Hải thổi vào đó những giai điệu mang đầy âm hưởng lãng mạn khiến người nghe không khỏi xao xuyến và nhớ thương về một thủ đô Hà Nội đầy thân thuộc.

Lấy bối cảnh là một thủ đô Hà Nội với những cơn gió đầu mùa, ca khúc miêu tả một hương vị đặc trưng của mùa đông Hà Nội, một mùa đông với những cơn gió len lỏi qua khe cửa, se sắt lạnh đến nao lòng. Bài hát chứa đựng cảm xúc giao thoa giữa đất trời và con người Hà Nội, gợi lên trong mỗi người những cảm xúc rất riêng. Rất nhiều ca sĩ nổi tiếng như Hồng Nhung, Mỹ Tâm, Cẩm Vân,… đã thể hiện rất thành công bài hát này.

ha-noi-mua-vang-nhung-con-mua-283x400.webp


7. Em ơi Hà Nội phố – sáng tác: Phú Quang, thơ: Phan Vũ​

“Em ơi Hà Nội phố” lấy cảm hứng sáng tác từ bài thơ “Hà Nội phố” của Phan Vũ, bài thơ được ra đời khi miền Bắc Việt Nam còn đang vật lộn với chiến tranh, gồng mình ngăn cản quân Mỹ đang leo thang đánh phá Hà Nội. Chính nhạc sĩ Phú Quang sau này đã phổ nhạc và tạo nên “Em ơi Hà Nội phố”

Thủ đô Hà Nội trong “Em ơi Hà Nội phố” đẹp đến nao lòng. Một thủ đô Hà Nội hiện lên với những cổ kính, u tịch, sâu lắng nhưng vẫn da diết thân thương thể hiện rõ qua các hình ảnh quen thuộc: cây bàng, phố cũ rêu phong, mái ngói xô nghiêng,…. Xuyên suốt bài hát là vẻ trầm mặc, cổ kính của những con phố khắp thủ đô Hà Nội. Được thể hiện rất thành công qua giọng ca của Bằng Kiều, Hồng Nhung, Thanh Lam,…, “Em ơi Hà Nội phố” đã trở thành một bài ca bất hủ, vẫn còn được hát cho đến tận hôm nay.

em-oi-ha-noi-pho-anh-1-600x400.webp


8. Hà Nội niềm tin và hy vọng – sáng tác: Phan Nhân​

“Hà Nội niềm tin và hy vọng” được sáng tác trong bối cảnh cả thủ đô Hà Nội đang chống chọi với 12 ngày đêm B52 oanh tạc bầu trời. Cố nhạc sĩ Phan Nhân cũng là một chiến sĩ trong mặt trận đó, chính trong khoảnh khắc tự hào và anh dũng của cả thủ đô lần đó mà ca khúc đã được ra đời.

Cảm hứng của ca khúc đến từ niềm hân hoan của người dân khi anh dũng chiến đấu và chiến thắng được những pháo đài bay của giặc. Bài hát chứa đựng rất nhiều niềm tự hào, chứa cả vẻ oai nghiêm và chững chạc của thủ đô Hà Nội. Đan xen vào đó là vẻ đẹp hào hoa, thanh lịch vốn có từ ngàn đời nay. NSND Trần Khánh, Trọng Tấn, Việt Hoàng, Đăng Dương,… là những người đã thể hiện rất thành công ca khúc này.

ha-noi-niem-tin-va-hy-vong-404x400.webp


9. Nhớ về Hà Nội – sáng tác: Hoàng Hiệp​

“Nhớ về Hà Nội” có thể xem như một tác phẩm kinh điểm của dòng nhạc đương đại những năm cuối thế kỷ 20. “Nhớ về Hà Nội” là một bài hát của cố nhạc sĩ Hoàng Hiệp, nói về tình yêu đối với thành phố bên sông Hồng.

Bài hát về thủ đô nhưng được sáng tác bởi một người con đất Nam Bộ đã mang đến một ý nghĩa đặc biệt cho “Nhớ về Hà Nội”. Bài hát là nỗi niềm, là cảm xúc tự nhiên của tác giả khi nhớ lại những năm tháng oai hùng đã từng sống và chiến đấu tại đất thủ đô xinh đẹp.


“Nhớ về Hà Nội” có những danh lam thắng cảnh gắn với mảnh đất thiêng liêng này. Có “Hồ Gươm xanh thắm”, có “tháp Rùa nghiêng”, có cả “những công viên vừa mới xây” mang đến một âm hưởng vừa cổ kính, vừa hiện đại. Bài hát đã được rất nhiều thế hệ ca sĩ thể hiện và đều rất thành công. Có thể kể đến như Quang Dũng, Hồng Nhung, Mỹ Tâm,…

nho-ve-ha-noi-600x400.webp


Thông qua những bài hát này, hy vọng mọi người sẽ hiểu hơn và yêu thêm những nét đẹp, những biến cố thăng trầm của thủ đô Hà Nội yêu dấu, thêm tự hào về đất nước, về dân tộc hào hùng của tất cả chúng ta.

*Nguồn: https://tay.com.vn/top-9-bai-hat-gay-xao-xuyen-ve-thu-do-ha-noi/
 
Back
Top