Thủ đoạn của 2 băng nhóm đòi nợ cho các ngân hàng, công ty tài chính

Cryolite.

Senior Member
https://zingnews.vn/thu-doan-cua-2-...-ngan-hang-cong-ty-tai-chinh-post1406799.html
Mỗi tháng, Trần Hồng Tiến cung cấp thông tin để nhân viên đòi khoảng 500 hợp đồng vay nợ. Nếu 2 tháng liên tiếp không đòi đủ định mức, những người liên quan bị đuổi việc.

Trong vòng 7 ngày, Cục Cảnh sát hình sự phối hợp với Công an tỉnh Tiền Giang, Công an TP Hà Nội, Công an TP.HCM và các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đã triệt phá 2 băng nhóm tội phạm có tổ chức núp bóng doanh nghiệp để hoạt động đòi nợ thuê cho ngân hàng, công ty tài chính.

Đòi nợ cho ai?

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng, Thủ trưởng cơ quan CSĐT Bộ Công an, ngày 20/2, lãnh đạo Cục Cảnh sát hình sự đã giao Phòng Trọng án phối hợp với Công an TP Hà Nội, Công an TP.HCM triệt phá băng nhóm tội phạm có tổ chức hoạt động đòi nợ thuê, cưỡng đoạt tài sản núp bóng nhiều công ty khác nhau. Đường dây này có quy mô lớn tại nhiều tỉnh, thành phố, có sự câu kết chặt chẽ, phân công chức năng, nhiệm vụ cho từng bộ phận.

Doi no cho ngan hang anh 1
Công an đọc lệnh khám xét trong vụ Công ty Luật TNHH Pháp Việt.

Để tránh sự phát hiện của cơ quan công an, nhóm đòi nợ đã thành lập 7 công ty, thuê 119 người, chia thành nhiều bộ phận khác nhau để thực hiện công việc thu nợ cho các công ty có nhu cầu. Trần Hồng Tiến (SN 1974, trú tại quận 1, TP Hồ Chí Minh) là giám đốc điều hành, quyết định mọi vấn đề của công ty.

Bộ phận nhân sự do Nguyễn Thị Ái Vân (SN 1985, trú tại tỉnh Tiền Giang, Trưởng phòng quản lý nhân viên), Huỳnh Thị Phượng (SN 1994, trú tại tỉnh Bình Thuận) có nhiệm vụ phỏng vấn, nhận hồ sơ của nhân viên xin việc, lập bảng chấm công, làm các giấy tờ gửi xe, thẻ ngân hàng... cho các nhân viên công ty. Bộ phận kế toán do Võ Thị Cẩm Vân (SN 1984) làm Kế toán trưởng, quản lý 1 nhân viên kế toán có nhiệm vụ là tính tiền lương cho nhân viên và nhận, tổng hợp biên lai khách hàng trả tiền trực tiếp tại văn phòng do nhân viên công ty chuyển đến. Ngoài ra, Cẩm Vân còn ký thông báo về kết thúc khoản vay sau khi khách hàng trả tiền (ký thay cho Trần Hồng Tiến).

Bộ phận vận hành Accout (phụ trách dữ liệu thông tin khách hàng) do Nguyễn Thị Kim Trâm (SN 1975) làm Trưởng bộ phận, quản lý 1 nhân viên có nhiệm vụ quản lý, chia dữ liệu vào các tài khoản của nhân viên đòi nợ, đồng thời in các hồ sơ, tài liệu của khách hàng cho nhân viên khi có khách hàng trực tiếp đến văn phòng thanh toán khoản tiền nợ.

Bộ phận kỹ thuật (IT) do Phạm Văn Sơn (SN 1987) làm Trưởng phòng. Bộ phận thu hồi nợ do Nguyễn Đức Khoa (SN 1992) làm Phó phòng, quản lý 103 nhân viên, trong đó có 11 người là tổ trưởng và 92 nhân viên. Nhiệm vụ của nhóm này là gọi điện thoại theo thông tin khách hàng được cung cấp trong mỗi tài khoản để đòi tiền khách trả tiền nợ.

Doi no cho ngan hang anh 2
102 người liên quan được triệu tập đến trụ sở Cục Cảnh sát hình sự khu vực phía Nam để đấu tranh làm rõ.

Mỗi tháng công ty sẽ cấp cho nhân viên truy thu khoảng 500 hợp đồng (thông tin khách hàng) để đòi khoản nợ khách vay. Tiến và Khoa giao cho mỗi nhóm phải đòi nợ được số tiền là 300 triệu đồng, nếu 2 tháng liên tiếp không đòi được đủ số tiền trên thì bị đuổi việc nên trưởng nhóm luôn đôn đốc nhân viên tích cực đòi nợ để đạt được doanh số.

Cục Cảnh sát hình sự cho biết Công ty TNHH Mua Bán Nợ DSP mua các khoản nợ khó đòi mà khách hàng đã vay của Công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset Việt Nam (địa chỉ ở quận 1, TP.HCM) và một số tổ chức tín dụng khác với giá bằng 12-15% giá trị của tổng số tiền khách nợ. Sau khi có các thông tin khách hàng và các thông tin khoản nợ từ Công ty Mirae Asset Việt Nam, bộ phận vận hành (Accout) sẽ cập nhật các thông tin khoản vay của khách hàng vào hệ thống riêng của công ty.

Sau đó, công ty chia cho từng nhân viên để họ đòi nợ bằng cách gọi điện thoại cho khách hàng hoặc gây sức ép thông qua người thân, đồng nghiệp bằng cách sử dụng nhiều số điện thoại khác nhau liên tục gọi điện, nhắn tin chửi bới, đe dọa người thân quen dù họ không liên quan khoản vay.

Đáng chú ý, nhóm đòi nợ còn cắt ghép hình ảnh khách hàng, người thân khách hàng vào các hình ảnh đồi trụy, các thông tin không đúng sự thật. Sau đó tạo lập, dùng các tài khoản ảo đăng tải, bình luận lên mạng xã hội nhằm bôi nhọ danh dự, tạo sức ép buộc khách hàng phải trả tiền.

Nếu đồng ý trả tiền, khách hàng có thể trả tiền trực tiếp tại văn phòng hoặc chuyển khoản vào 4 tài khoản của công ty. Lúc đó, nhân viên truy thu sẽ gửi thông tin báo lại cho bộ phận kế toán để họ cập nhật vào dữ liệu truy thu của từng cá nhân, từng nhóm. Khi khách hàng trả nợ xong, công ty sẽ ký thông báo kết thúc khoản nợ gửi cho khách hàng.

Quá trình thi hành lệnh khám xét khẩn cấp tại các công ty trên địa bàn TP.HCM, cơ quan công an đã triệu tập 102 người về trụ sở Cục Cảnh sát hình sự khu vực phía Nam để đấu tranh làm rõ; thu giữ số tiền gần 600 triệu đồng; 101 cây máy tính; 6 laptop; 216 điện thoại và nhiều thùng tài liệu liên quan. Kết quả kiểm tra, trích xuất dữ liệu từ hệ thống quản trị của các công ty cho thấy từ ngày 2/7/2018 đến hết năm 2022, các công ty trên đã thu mua 335.607 hợp đồng vay tiền của khách có tổng dư nợ hàng nghìn tỷ đồng, đã đòi được tổng số tiền trên 500 tỷ đồng.

Đến nay, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã khởi tố, tạm giam 31 bị can về hành vi cưỡng đoạt tài sản và tiếp tục phân loại những người còn lại để có hướng xử lý.

Cũng liên quan hoạt động đòi nợ thuê, trước đó, ngày 14/2, Công an tỉnh Tiền Giang phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự, Công an TP.HCM và đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an khám xét khẩn cấp Công ty Luật TNHH Pháp Việt ở 3 chi nhánh ở TP.HCM phát hiện và thu giữ nhiều tang vật, tài liệu liên quan đến hoạt động khủng bố và cưỡng đoạt tài sản, mời làm việc 133 người liên quan. Cơ quan công an thu giữ 233 CPU máy tính, 4 laptop, nhiều điện thoại di động và các đồ vật, tài liệu liên quan đến hoạt động khủng bố, cưỡng đoạt tài sản...

Công ty này thành lập từ tháng 4/2020 với khoảng trên 200 nhân viên. Hoạt động của Công ty Luật TNHH Pháp Việt là nhận đòi nợ thuê cho các ngân hàng và các công ty tài chính như ngân hàng OCB, SHB, Công ty tài chính Mcredit, Shinhan Việt Nam). Trung bình mỗi tháng, công ty đòi nợ được từ 15 đến 20 tỷ đồng và được hưởng 30% số tiền này.

Công ty Luật TNHH Pháp Việt có trụ sở chính ở quận Tân Bình, TP.HCM do bà Lê Thị Tuyết (SN 1985) làm giám đốc; Trần Văn Châu (SN 1980) làm Phó giám đốc; Hồ Quốc Hùng (SN 1987) làm Giám đốc điều hành; Lê Thị Mỹ Duyên (SN 1994) là thư ký, phụ trách nhân sự. Trong đó, Châu và Hùng trực tiếp điều hành công ty; bà Tuyết được thuê đứng tên làm giám đốc vì là luật sư, đủ điều kiện pháp lý mở công ty luật.

Dùng mọi thủ đoạn để cưỡng đoạt tài sản, nhóm này đe dọa anh N.V.B vì nợ khoản tiền của Ngân hàng OCB chi nhánh TP Tân An, tỉnh Long An. Ngoài ra, các bị can còn nhắn tin, điện thoại khủng bố người thân của B, giáo viên và ban giám hiệu trường tiểu học nơi cháu anh B. đang theo học, đe dọa cho nổ cả trường học…

3 cấp độ đe dọa người vay nợ

Theo Cục Cảnh sát hình sự, thời gian qua, dịch vụ đòi nợ thuê bị biến tướng, nhiều cá nhân, tổ chức đòi nợ thuê lợi dụng việc đăng ký kinh doanh ngành nghề này để hoạt động đòi nợ bằng các biện pháp trái pháp luật. Vì lý do đó, theo Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020, dịch vụ này đã bị cấm. Các hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ được ký kết trước ngày 1/1/2021 phải thanh lý. Doanh nghiệp đang được cấp phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ có thể giải thể hoặc phải chuyển đổi sang ngành nghề kinh doanh khác.

Như vậy, bất cứ doanh nghiệp, đơn vị nào núp bóng dưới danh nghĩa công ty bảo vệ, tư vấn luật, mua bán nợ, ủy quyền đòi nợ, sử dụng nhân viên đòi nợ thuê liên kết với doanh nghiệp, cơ sở cho vay để thực hiện hoạt động đòi nợ thuê như Công ty Luật TNHH Pháp Việt, Công ty TNHH Mua Bán Nợ DSP là trái pháp luật và bị nghiêm cấm.

Công ty Luật TNHH Pháp Việt sử dụng thủ đoạn gồm 3 cấp độ: Thứ nhất gọi điện đe dọa khách trả tiền; thứ hai gọi điện đe dọa trả tiền nếu không sẽ giết người thân; thứ ba mang bình gas, quan tài, xăng đến đe dọa cho nổ tung cơ quan, nhà của khách hàng và người thân. Trong quá trình đòi tiền, các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau bằng cách thay nhau gọi điện đe dọa tăng áp lực để khách hàng trả tiền…

Về hoạt động hành nghề của luật sư, khi Công ty Luật TNHH Pháp Việt mượn danh nghĩa người có nghề luật sư để đứng tên làm giám đốc và đăng ký kinh doanh hoạt động trợ giúp pháp lý nhưng chỉ tuyển lao động phổ thông và thực hiện việc đe dọa, khủng bố người khác để đòi nợ thuê; thực tế không trợ giúp pháp lý như pháp nhân đăng ký. Số tiền mà công ty nhận được từ các công ty tài chính, ngân hàng do phạm tội mà có.

Theo quy định tại Luật Luật sư, chỉ các tổ chức hành nghề luật sư (công ty luật, văn phòng luật sư) mới có chức năng cung cấp dịch vụ pháp lý và những người hành nghề trong lĩnh vực này (luật sư) phải có chứng chỉ hành nghề do Bộ Tư pháp cấp. Dịch vụ pháp lý của luật sư theo quy định tại Điều 4 Luật Luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác. Luật Luật sư nói riêng, pháp luật Việt Nam nói chung không cho phép tổ chức hay cá nhân lợi dụng danh nghĩa công ty luật thông qua dịch vụ xử lý nợ xấu để hoạt động đòi nợ thuê trái pháp luật...

...
 
Công ty Luật TNHH Pháp Việt sử dụng thủ đoạn gồm 3 cấp độ: Thứ nhất gọi điện đe dọa khách trả tiền; thứ hai gọi điện đe dọa trả tiền nếu không sẽ giết người thân; thứ ba mang bình gas, quan tài, xăng đến đe dọa cho nổ tung cơ quan, nhà của khách hàng và người thân. Trong quá trình đòi tiền, các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau bằng cách thay nhau gọi điện đe dọa tăng áp lực để khách hàng trả tiền…
ghê răng vl
 
Công ty Luật TNHH Pháp Việt sử dụng thủ đoạn gồm 3 cấp độ: Thứ nhất gọi điện đe dọa khách trả tiền; thứ hai gọi điện đe dọa trả tiền nếu không sẽ giết người thân; thứ ba mang bình gas, quan tài, xăng đến đe dọa cho nổ tung cơ quan, nhà của khách hàng và người thân. Trong quá trình đòi tiền, các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau bằng cách thay nhau gọi điện đe dọa tăng áp lực để khách hàng trả tiền…
ghê răng vl
trước éo biết thằng lol nào lấy số mình làm số bảo đảm cho bọn F.
nó gọi dọa dẫm các kiểu, chửi bới. nhưng mà mõm với mình thì mình nhây lại với nó. đang rảnh có người gọi nc cũng hay. cắm tai nghe buôn thoải mái. được đúng 2 lần nó chán không thấy gọi lại lần nào nữa.
gì chứ mõm thì chúng nó chỉ chửi bới để mình sợ thôi. cứ nhây lại là chúng nó chán. loại này không sợ. sợ nhất là loại dùng mấy thằng trẻ trâu cầm phóng lợn ấy. loại đấy vừa ngu vừa liều.:amazed:
 
trước éo biết thằng lol nào lấy số mình làm số bảo đảm cho bọn F.
nó gọi dọa dẫm các kiểu, chửi bới. nhưng mà mõm với mình thì mình nhây lại với nó. đang rảnh có người gọi nc cũng hay. cắm tai nghe buôn thoải mái. được đúng 2 lần nó chán không thấy gọi lại lần nào nữa.
gì chứ mõm thì chúng nó chỉ chửi bới để mình sợ thôi. cứ nhây lại là chúng nó chán. loại này không sợ. sợ nhất là loại dùng mấy thằng trẻ trâu cầm phóng lợn ấy. loại đấy vừa ngu vừa liều.:amazed:
Mà mấy thằng cho vay này cũng ngu nhỉ? Kiểu lúc cho vay sao ko điện thoại xác minh số điện thoại trước,toàn tới khi không trả nợ mới gọi mấy số ảo bọn kia cho đại.Mấy người xung quanh mình cũng dính gọi chửi như thím với spam ảnh facebook có kèm mặt họ đòi nợ đứa khác
Wm50DWV.gif
 
Mà mấy thằng cho vay này cũng ngu nhỉ? Kiểu lúc cho vay sao ko điện thoại xác minh số điện thoại trước,toàn tới khi không trả nợ mới gọi mấy số ảo bọn kia cho đại.Mấy người xung quanh mình cũng dính gọi chửi như thím với spam ảnh facebook có kèm mặt họ đòi nợ đứa khác
Wm50DWV.gif
ko riêng gì bọn đòi nợ. bọn Fe cũng thế. nó gần như kiểu làm lấy doanh số nên éo xác minh đâu. :amazed:
nhưng kiểu của nó chỉ là spam cuộc gọi rồi spam chửi bới để a với người quen a thấy phiền thôi. a mà nhây nhây với nó. vài hm nó chán ấy mà
 
trước éo biết thằng lol nào lấy số mình làm số bảo đảm cho bọn F.
nó gọi dọa dẫm các kiểu, chửi bới. nhưng mà mõm với mình thì mình nhây lại với nó. đang rảnh có người gọi nc cũng hay. cắm tai nghe buôn thoải mái. được đúng 2 lần nó chán không thấy gọi lại lần nào nữa.
gì chứ mõm thì chúng nó chỉ chửi bới để mình sợ thôi. cứ nhây lại là chúng nó chán. loại này không sợ. sợ nhất là loại dùng mấy thằng trẻ trâu cầm phóng lợn ấy. loại đấy vừa ngu vừa liều.:amazed:

May là nó chán hoặc nó đòi dc.
Chứ tôi có đứa bạn bị bạn bè nó lấy số đi vay, sau đó nó tìm dc số qua zalo fb gì đó lấy dc ảnh, cắt ghép rồi dán đầy cột điện.

Mà mấy cái này thì dân đen chịu thôi, ko phải ai cũng như ông gì bên tòa án hcm.
 
Mà mấy thằng cho vay này cũng ngu nhỉ? Kiểu lúc cho vay sao ko điện thoại xác minh số điện thoại trước,toàn tới khi không trả nợ mới gọi mấy số ảo bọn kia cho đại.Mấy người xung quanh mình cũng dính gọi chửi như thím với spam ảnh facebook có kèm mặt họ đòi nợ đứa khác
Wm50DWV.gif

Toàn lấy số đt với địa chỉ nhà người ta rồi đi vay, mua trả góp.
Nhà tôi cũng dính 1 vụ, nó gọi đòi tiền mua trả góp laptop cho con nhỏ nào tên lạ hoắc. Tôi nói nhà không có ai tên vậy cái nó dọa đến nhà quậy. Tôi nói muốn đến cứ đến nhưng về được hay không thì chưa biết, nó chửi đm mấy câu tôi đách thèm trả lời cái nó cúp máy. Cả tuần sau không thấy gọi cũng không thấy đến luôn.
5Su8paU.png
5Su8paU.png


Gửi từ Xiaomi POCO F2 Pro bằng vozFApp
 
thằng bạn sv của tôi lấy info tôi đi vay làm chúng nó gọi tôi suốt, lúc đầu thì bắt tôi liên hệ thằng mượn tiền, sau chơi chiêu nói thằng kia mượn tiền cho tôi nên giờ đòi tôi, tôi bảo méo mượn ai thì nó hù qua nhà . đám cho vay online này nó ko dám đòi nợ trực tiếp đâu, chỉ bôi nhọa online thôi
 
Mà mấy thằng cho vay này cũng ngu nhỉ? Kiểu lúc cho vay sao ko điện thoại xác minh số điện thoại trước,toàn tới khi không trả nợ mới gọi mấy số ảo bọn kia cho đại.Mấy người xung quanh mình cũng dính gọi chửi như thím với spam ảnh facebook có kèm mặt họ đòi nợ đứa khác
Wm50DWV.gif
Thằng tôi quen đá banh chung làm bên sắt, nó nói nhiều khi bí kpi, nó sẽ gọi cho cái số đảm bảo đó hỏi đúng tên hay ko, người nghe chỉ cần nói đúng tôi đây là done kèo ko cần nói gì thêm. Ko biết thực hư ra sao. Thôi thì giờ cứ bật auto ghi thoại cho chắc, có gì còn mang ra nói chuyện dc.
 
Back
Top