Thủ phạm thật sự gây hạn hán Miền Tây

BossOfVOZER

Member
Đọc thôi cũng không biết đúng sai mang về nhờ Vozer đánh giá

GIẾT CHẾT SÔNG MEKONG BỨC TỬ VỰA LÚA MIỀN TÂY
THỦ PHẠM KHÔNG PHẢI LÀ TRUNG CỘNG
FB_IMG_1584427260276.jpg

Thủy điện Hòa Bình xây trên sông Đà mà sông Đà (tả ngạn) hợp với sông Lô (hữu ngạn) tại ngã ba Việt Trì rồi đổ vào dòng sông Hồng xuôi về Hà Nội.

Khi xây thủy điện Hòa Bình trên sông Đà thì lượng nước sông Hồng dưới hạ lưu thay đổi hoàn toàn. Nước đã cạn hơn đến 1/2 và Hà Nội gần như vĩnh viễn không bao giờ sợ vỡ đê. Đê Yên Phụ ở nội thành hiện cũng được hạ thấp để mở rộng đường lưu thông cho Hà Nội.

Bây giờ nhìn con đê Yên Phụ và con đê sông Hồng đường Trần Quang Khải chạy dài xuống Minh Khai ở Hà Nội. Từ đó đi ra mép nước con sông Hồng vào mùa lũ cũng mất tận sơ sơ...nửa cây số, đủ hiểu con sông Hồng bây giờ không phải là con sông mà ngày xưa cứ mùa lũ là dân Bắc cứ như ngồi lên đống lửa.

Bây giờ tình cảnh Đồng Bằng Sông Cửu Long bị hạn nặng, chúng ta vẫn theo một motif hay tư duy cũ mèm là đổ lỗi cho Trung Quốc xây đập trên thượng nguồn xa lắc. Trong khi bản chất con sông Mekong tại thượng nguồn là sông nhỏ, dòng chảy yếu và lưu lượng nước thậm chí còn thua xa những con sông Sài Gòn, Đồng Nai.

Sông Mekong dài 4700km thì phần chảy trong lãnh thổ TQ hơn 2000km len lỏi giữa cao nguyên Thanh Tạng (Thanh Hải và Tây Tạng) với nguồn nước chủ yếu góp lại từ các con suối con lạch nhỏ chảy ra từ sự tan tuyết.

Gần 3000km còn lại của con sông Mekong chảy qua biên giới các nước Miến, Thái, Lào và bắt đầu vào Campuchia nằm nội thuộc hoàn toàn trong đất nước Chùa Tháp. Lúc này lượng nước sông Mekong phụ thuộc lớn vào các con sông tại Hạ Lào, Bắc Campuchia và miền Trung Việt Nam bên dãy Tây Trường Sơn đổ vào bởi các con sông suối do rừng mưa nhiệt đới tạo nên.

Đây là nguồn nước chính tạo nên sự to lớn, vĩ đại cho con sông Mekong ở hạ lưu. Nên nhớ rằng với người Trung Quốc, con sông Lan Thương tức Mekong ở lãnh thổ TQ là con sông nhỏ và nó thậm chí không tạo ra được nền văn minh quần cư nào hai bên bờ sông nó đi qua .

Nếu tính từ ĐBSCL tới vùng Thừa Thiên, tức biên giới Hạ Lào Bắc Miên theo đường bộ QL1 là 1100km thì chiều dài dòng Mekong với đường chảy uốn lượn phải có chiều dài lên đến 1500km, tức là 1/3 chiều dài tổng dòng sông.

Sự dạy dỗ sai lệch về địa lý cộng với thành kiến muôn đời với TQ, đã tạo ra rằng con sông Mekong hay ĐBSCL cạn nước là do TQ xây đập đầu nguồn. Trong khi cho đến nay các con số đều cho biết các hồ thủy điện của TQ chỉ chiếm giữ 7% tổng lưu lượng nước mà Mekong đổ ra cửa biển tại Việt Nam. Vậy 43% lưu lượng nước còn lại ở đâu nếu tính rằng sông Mekong chỉ còn 50% lượng nước so với nguyên thủy?

Việt Nam làm gì với các con sông Sekong tại Hạ Lào mà nguồn chảy nó là tại A Lưới A Shau - Huế, hay các con sông Sesan và Srepok tại Kontum, Gia Lai, Daklak, Dak nong? (Tất cả các sông này đều đổ nước vào Mekong).

Chúng ta có được dạy rằng thủy điện Yali đã chặn dòng nước đổ vào Mekong và trên con sông Sesan có 9 đập thủy điện Việt Nam đã xây. Thủy điện A Lưới, nước dưới hạ đập chảy vào Biển Đông hay chảy vào Mekong? Chúng ta có được dạy là nó chính là đầu nguồn sông Se Kong chảy vào Mekong không?

Trên con sông Serepok lớn nhất nam Tây Nguyên, thì Việt Nam đã làm bao nhiêu con đập? Đã có bao nhiêu người kiến nghị rằng thủy điện Srepok 4 và Srepok 4A đã bức tử con sông huyền thoại sử thi này?

Srepok 4 mà có cả 4A thì đủ hiểu trước đó có Srepok 1 Srepok 2 Srepok 3.

Và không mấy người Việt Nam được dạy Sesan và Srepok khi chảy vào Campuchia, đã hợp lưu lại tạo nên dòng chảy lớn nhất đổ vào Mekong, với lưu lượng nước trên 13 tỷ m3 nước/năm.

Những cánh rừng mưa nhiệt đới tại Tây Nguyên, nơi tạo ra lượng nước cho các con sông, Việt Nam còn giữ được bao nhiêu hay đi khắp Tây Nguyên chỉ thấy trơ trọi đồi núi, với cafe, tiêu, cao su...

Chúng ta không được dạy điều đó, ngoại trừ đóng đinh Đồng bằng Sông Cửu Long khô nước là tại bởi Trung Quốc.

Tác giả: Đăng Khoa

Mời bạn phản biện.
 
Đọc thôi cũng không biết đúng sai mang về nhờ Vozer đánh giá

GIẾT CHẾT SÔNG MEKONG BỨC TỬ VỰA LÚA MIỀN TÂY
THỦ PHẠM KHÔNG PHẢI LÀ TRUNG CỘNG

Thủy điện Hòa Bình xây trên sông Đà mà sông Đà (tả ngạn) hợp với sông Lô (hữu ngạn) tại ngã ba Việt Trì rồi đổ vào dòng sông Hồng xuôi về Hà Nội.

Khi xây thủy điện Hòa Bình trên sông Đà thì lượng nước sông Hồng dưới hạ lưu thay đổi hoàn toàn. Nước đã cạn hơn đến 1/2 và Hà Nội gần như vĩnh viễn không bao giờ sợ vỡ đê. Đê Yên Phụ ở nội thành hiện cũng được hạ thấp để mở rộng đường lưu thông cho Hà Nội.

Bây giờ nhìn con đê Yên Phụ và con đê sông Hồng đường Trần Quang Khải chạy dài xuống Minh Khai ở Hà Nội. Từ đó đi ra mép nước con sông Hồng vào mùa lũ cũng mất tận sơ sơ...nửa cây số, đủ hiểu con sông Hồng bây giờ không phải là con sông mà ngày xưa cứ mùa lũ là dân Bắc cứ như ngồi lên đống lửa.

Bây giờ tình cảnh Đồng Bằng Sông Cửu Long bị hạn nặng, chúng ta vẫn theo một motif hay tư duy cũ mèm là đổ lỗi cho Trung Quốc xây đập trên thượng nguồn xa lắc. Trong khi bản chất con sông Mekong tại thượng nguồn là sông nhỏ, dòng chảy yếu và lưu lượng nước thậm chí còn thua xa những con sông Sài Gòn, Đồng Nai.

Sông Mekong dài 4700km thì phần chảy trong lãnh thổ TQ hơn 2000km len lỏi giữa cao nguyên Thanh Tạng (Thanh Hải và Tây Tạng) với nguồn nước chủ yếu góp lại từ các con suối con lạch nhỏ chảy ra từ sự tan tuyết.

Gần 3000km còn lại của con sông Mekong chảy qua biên giới các nước Miến, Thái, Lào và bắt đầu vào Campuchia nằm nội thuộc hoàn toàn trong đất nước Chùa Tháp. Lúc này lượng nước sông Mekong phụ thuộc lớn vào các con sông tại Hạ Lào, Bắc Campuchia và miền Trung Việt Nam bên dãy Tây Trường Sơn đổ vào bởi các con sông suối do rừng mưa nhiệt đới tạo nên.

Đây là nguồn nước chính tạo nên sự to lớn, vĩ đại cho con sông Mekong ở hạ lưu. Nên nhớ rằng với người Trung Quốc, con sông Lan Thương tức Mekong ở lãnh thổ TQ là con sông nhỏ và nó thậm chí không tạo ra được nền văn minh quần cư nào hai bên bờ sông nó đi qua .

Nếu tính từ ĐBSCL tới vùng Thừa Thiên, tức biên giới Hạ Lào Bắc Miên theo đường bộ QL1 là 1100km thì chiều dài dòng Mekong với đường chảy uốn lượn phải có chiều dài lên đến 1500km, tức là 1/3 chiều dài tổng dòng sông.

Sự dạy dỗ sai lệch về địa lý cộng với thành kiến muôn đời với TQ, đã tạo ra rằng con sông Mekong hay ĐBSCL cạn nước là do TQ xây đập đầu nguồn. Trong khi cho đến nay các con số đều cho biết các hồ thủy điện của TQ chỉ chiếm giữ 7% tổng lưu lượng nước mà Mekong đổ ra cửa biển tại Việt Nam. Vậy 43% lưu lượng nước còn lại ở đâu nếu tính rằng sông Mekong chỉ còn 50% lượng nước so với nguyên thủy?

Việt Nam làm gì với các con sông Sekong tại Hạ Lào mà nguồn chảy nó là tại A Lưới A Shau - Huế, hay các con sông Sesan và Srepok tại Kontum, Gia Lai, Daklak, Dak nong? (Tất cả các sông này đều đổ nước vào Mekong).

Chúng ta có được dạy rằng thủy điện Yali đã chặn dòng nước đổ vào Mekong và trên con sông Sesan có 9 đập thủy điện Việt Nam đã xây. Thủy điện A Lưới, nước dưới hạ đập chảy vào Biển Đông hay chảy vào Mekong? Chúng ta có được dạy là nó chính là đầu nguồn sông Se Kong chảy vào Mekong không?

Trên con sông Serepok lớn nhất nam Tây Nguyên, thì Việt Nam đã làm bao nhiêu con đập? Đã có bao nhiêu người kiến nghị rằng thủy điện Srepok 4 và Srepok 4A đã bức tử con sông huyền thoại sử thi này?

Srepok 4 mà có cả 4A thì đủ hiểu trước đó có Srepok 1 Srepok 2 Srepok 3.

Và không mấy người Việt Nam được dạy Sesan và Srepok khi chảy vào Campuchia, đã hợp lưu lại tạo nên dòng chảy lớn nhất đổ vào Mekong, với lưu lượng nước trên 13 tỷ m3 nước/năm.

Những cánh rừng mưa nhiệt đới tại Tây Nguyên, nơi tạo ra lượng nước cho các con sông, Việt Nam còn giữ được bao nhiêu hay đi khắp Tây Nguyên chỉ thấy trơ trọi đồi núi, với cafe, tiêu, cao su...

Chúng ta không được dạy điều đó, ngoại trừ đóng đinh Đồng bằng Sông Cửu Long khô nước là tại bởi Trung Quốc.

Tác giả: Đăng Khoa

Mời bạn phản biện.
Đức
FY7e6U1.png
 
Hiện tại đang có dịch mà vẫn còn nguy cơ thiếu điện. Mai mốt các nhà máy hoạt động lại thì có thiếu kinh hơn nữa.

Mấy dự án nhiệt điện thì chạy hồ sơ cả đống, đặt những nơi ko phù hợp. Xây xong rồi thì lưới điện ở đó ko đáp ứng được.
 
  • Ưng
Reactions: mrg
Dài quá. Ai tóm váy do gì với
Chúng ta có được dạy rằng thủy điện Yali đã chặn dòng nước đổ vào Mekong và trên con sông Sesan có 9 đập thủy điện Việt Nam đã xây. Thủy điện A Lưới, nước dưới hạ đập chảy vào Biển Đông hay chảy vào Mekong? Chúng ta có được dạy là nó chính là đầu nguồn sông Se Kong chảy vào Mekong không?

Trên con sông Serepok lớn nhất nam Tây Nguyên, thì Việt Nam đã làm bao nhiêu con đập? Đã có bao nhiêu người kiến nghị rằng thủy điện Srepok 4 và Srepok 4A đã bức tử con sông huyền thoại sử thi này?

Srepok 4 mà có cả 4A thì đủ hiểu trước đó có Srepok 1 Srepok 2 Srepok 3.

Và không mấy người Việt Nam được dạy Sesan và Srepok khi chảy vào Campuchia, đã hợp lưu lại tạo nên dòng chảy lớn nhất đổ vào Mekong, với lưu lượng nước trên 13 tỷ m3 nước/năm.

Những cánh rừng mưa nhiệt đới tại Tây Nguyên, nơi tạo ra lượng nước cho các con sông, Việt Nam còn giữ được bao nhiêu hay đi khắp Tây Nguyên chỉ thấy trơ trọi đồi núi, với cafe, tiêu, cao su...

Nguyên nhân: do chúng ta tự xây đập ở Tây Nguyên, do chặt phá rừng ở Tây Nguyên, do mưa ở Tây Nguyên ngày càng ít. Tất cả là tại Tây Nguyên :ROFLMAO: ... hết !
 
CEO của 1 trong những cty outsource lớn nhất Đông Lào cũng share bài này trên mail everyone. Chắc % đúng cũng cao.
 
lưu lượng sông chảy vào sông mekong là gồm nước sông ở thượng nguồn50%, 50% còn lại là từ các sông ở tây nguyên chảy về đi ra theo sông mekong hạ nguồn(bắt đầu nối tiếp khu vực miền tây) rồi chảy dần ra biển, nhưng do tình trạng xây nhà máy thuỷ điện ở các sông ở tây nguyên ngăn đập quá nhiều khiến lượng nước đổ về giảm
 
dễ mà đụng được mấy cái thủy điện tây nguyên ak, bao nhiêu là tiền của ăn chia dây mơ rễ má của các quan chức từ trung ương về địa phương từ biết bao nhiêu nhiệm kỳ nay, thôi thì dân đông lào đã quen sống khổ sở thì thôi cứ ráng mà sống vậy, ai giỏi ai giàu đủ điều kiện thì cứ bay qua mấy nước khác mà sống thế nhé :)
 
Lời giải nào chống sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long? – Bài 2: Đi tìm nguyên nhân
https://www.thiennhien.net/2019/10/...-bang-song-cuu-long-bai-2-di-tim-nguyen-nhan/

ĐBSCL chỉ còn tồn tại 80 năm?
Hiện tượng sụt lún mặt đất, mất phù sa, nước biển dâng... sẽ khiến gần như toàn bộ ĐBSCL chìm dưới mặt nước biển vào năm 2100, nghiên cứu của Đại học Utrecht (Hà Lan) mới đây dự báo.
https://thanhnien.vn/thoi-su/dbscl-chi-con-ton-tai-80-nam-1056904.html

ĐBSCL: Báo động gần 700 điểm sạt lở bờ sông
Tình hình sạt lở bờ sông tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn biến ngày càng phức tạp.
https://nongnghiep.vn/dbscl-bao-dong-gan-700-diem-sat-lo-bo-song-d253388.html

Dẫn lại một báo cáo của Trung tâm Stimson có trụ sở ở Mỹ, các bản tin nước ngoài cho hay mực nước sông Mekong xuống thấp là “do các đập thượng nguồn làm thay đổi dòng chảy và do biến đổi khí hậu, dẫn đến những đợt hạn hán kéo dài”.

ĐBSCL của Việt Nam ở cuối nguồn con sông lớn này và đang phải chịu những tác động rõ rệt. Tiến sĩ Lê Anh Tuấn tại Đại học Cần Thơ cho VOA biết tuy ông không có số liệu dài hạn đến 100 năm, nhưng các trạm đo trên các nhánh sông Mekong ở Việt Nam cho thấy tính đến nay mực nước ở mức thấp nhất trong 10 năm qua, và điều này là “hết sức đáng lo ngại”.

Nguyên nhân số một của tình trạng này là hiện tượng El Nino làm lượng mưa đến khu vực ĐBSCL “rất là thấp” mặc dù thời điểm này đang là mùa mưa, theo tiến sĩ Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại trường đại học.

Nguyên nhân thứ hai là việc các nước có đập thủy điện ở thượng nguồn “tích nước càng nhiều càng tốt” do có dự báo sẽ thiếu nước vào mùa khô tới, tiến sĩ Tuấn nói thêm.

Ông Tuấn cảnh báo rằng các khó khăn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và một số mặt của đời sống xã hội sẽ “thấy rõ, gay gắt hơn” vào mùa khô.

Một nhà nghiên cứu khác, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái Mekong, cho rằng thời điểm nguy kịch nhất là khoảng tháng 3 năm tới, 2020. Ông Thiện nói với VOA:

“Sau Tết là qua mùa khô, đỉnh điểm của mùa khô là khoảng tháng 3. Bây giờ cái dấu hiệu mà lũ nó không về thì chứng tỏ là rất đáng báo động cho cái chuyện tháng 3 năm sau sẽ xâm nhập mặn sâu vào đất liền. Nếu tình trạng này tiếp diễn, không thay đổi, thì rất nguy hiểm cho đồng bằng. Có thể sẽ là một trận hạn lịch sử, còn nặng hơn năm 2016 nữa”.

Thạc sĩ Thiện so sánh rằng đỉnh lũ ở vùng ĐBSCL vào cuối năm 2015 chỉ cao hơn các cánh đồng 50 cm và sau đó hạn hán kỷ lục đã xảy ra vào đầu năm 2016, trong khi năm nay một số đoạn sông Mekong ở Lào và Thái Lan bị “cạn trơ đáy”, báo hiệu đợt hạn còn “tồi tệ hơn nhiều”.

Để giúp người dân đối phó từ sớm, tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho VOA biết cơ quan của ông đã đưa ra các khuyến cáo:

“Tốt nhất là hiện nay đang trong mùa mưa, người dân nên tích trữ nước mưa càng nhiều càng tốt, có thể trữ trong các ao hồ, kinh mương, và các bể trữ nước. Thứ hai, nên giảm bớt diện tích trồng lúa đi vì cây lúa tiêu thụ nước khá nhiều. Thứ ba, nên chọn các loại cây trồng khác ít sử dụng nước. Ở các vùng ven biển, không nên sản xuất nông nghiệp nhiều mà chuyển qua ví dụ như nuôi thủy sản nước lợ hoặc nước mặn”.

Nhìn lại 40 năm qua và hướng tới tương lai, tiến sĩ Tuấn khẳng định rằng “ngày càng thấy rõ” tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, và các đập thủy điện trên thượng nguồn ở Lào và Trung Quốc. Các vấn đề này đang có tính “thời sự, nóng bỏng” cho ĐBSCL, ông Tuấn nói.

Về tác động của các đập thủy điện, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện phân tích với VOA rằng trong khi không làm thay đổi tổng thể tích nước của dòng sông, các đập thủy điện có hồ chứa thường gây ra lũ chồng lũ vào những năm có mùa mưa nhiều nước; và làm tồi tệ thêm nạn hạn hán vì phải tích nước trong những năm rất khô hạn.

Đối với những năm bình thường, loại đập có hồ chứa mới phát huy tác dụng là giảm đỉnh lũ trong mùa mưa và tăng dòng chảy trong mùa khô, ông Thiện cho biết.

Việt Nam ở cuối nguồn sông Mekong, nơi có 8 đập của Trung Quốc đã đi vào hoạt động và 1 đập ở Lào sẽ bắt đầu trữ nước vào tháng 10 tới.

Tổ chức Sông ngòi Quốc tế tại Thái Lan mới đây cho biết “vẫn còn 28 đập khác ở Trung Quốc và 11 đập ở Lào đã được lên kế hoạch”, trong khi hiện nay mới nay chỉ có một vài đập thủy điện giữ nước “mà chúng ta đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng”.
 
Back
Top