Thực hư về thuyết 'Mặt trăng rỗng'

Frieren

Senior Member
https://giaoducthoidai.vn/thuc-hu-ve-thuyet-mat-trang-rong-post629478.html
Mặt trăng có rỗng?

Mặt trăng có rỗng?

Tuy nhiên, ngay cả khi con người đã đặt chân lên bề mặt vệ tinh này, những bí ẩn về trăng vẫn chưa kết thúc.

Những suy đoán

Ý tưởng về Mặt trăng rỗng thực ra không mới, mà đã được biết đến trong tác phẩm The First Men in the Moon của HG Wells ra mắt năm 1901 và xuất hiện trong nhiều tiểu thuyết khoa học viễn tưởng sau đó.

Tuy nhiên, đây được cho là một khái niệm mơ hồ, viển vông, giống như ý tưởng về các thành phố trên sao Hỏa. Thế nhưng mới đây, một số học giả đã xem xét nghiêm túc ý tưởng trên, với giả thuyết Mặt trăng thậm chí là vật thể nhân tạo, được đặt ở đó bởi những sức mạnh ngoài tầm hiểu biết của chúng ta.

Nhà khoa học viễn tưởng nổi tiếng người Mỹ, Isaac Asimov, Giáo sư Hóa sinh tại Đại học Boston, vào năm 1965 lưu ý một bằng chứng về tính không tự nhiên của Mặt trăng là nó dường như rất khớp với Mặt trời để tạo ra nhật thực toàn phần.

Theo ông, khoảng cách giữa Mặt trời và Trái đất bằng 395 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng, mà đường kính của Mặt trời cũng vừa đúng bằng 395 lần đường kính Mặt trăng.

Như thế, con người ở trên Trái đất sẽ nhìn thấy Mặt trăng và Mặt trời to bằng nhau nên mới có hiện tượng thiên văn thú vị như nhật thực toàn phần. Không một suy luận thiên văn nào có thể giải thích vì sao có sự trùng hợp tuyệt đối như vậy.

Giả thuyết Mặt trăng rỗng đã được tiếp thêm sức mạnh vào năm 1969 trong sứ mệnh Apollo 12. Lúc đó, các phi hành gia Pete Conrad và Alan Bean đã tiến hành những thí nghiệm để làm sáng tỏ thành phần của thiên thể, thiết lập một dãy máy đo địa chấn xung quanh địa điểm hạ cánh.

Vào ngày 20/11/1969, Apollo 12 đã dùng khoang tàu vũ trụ va chạm vào bề mặt Mặt trăng, tạo ra tác động tương đương với việc cho nổ vài tấn thuốc nổ TNT và gây ra hiện tượng được gọi là “moonquake” (nguyệt chấn) kéo dài 10 phút. Trong khi địa chấn trên Trái đất chỉ kéo dài nửa phút trong tình huống như vậy.

Một số nhà khoa học giải thích điều này là do sự khác biệt về kết cấu, loại và mật độ của các địa tầng trên Mặt trăng, nhưng đối với những người theo thuyết âm mưu thì điều này không dễ để cho qua và giả thuyết Mặt trăng rỗng càng được phổ biến.

Năm 1970, các nhà khoa học Michael Vasin và Alexander Shcherbakov, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô đã đưa vấn đề lên một mức mới, khi cho rằng, Mặt trăng không chỉ rỗng, mà nó còn là một con tàu vũ trụ do trí tuệ ngoài hành tinh tạo ra.

Họ đã nêu ý tưởng này trong một bài báo có tên Is the Moon the Creation of Alien Intelligence? (Mặt trăng có phải là sự sáng tạo của trí tuệ ngoài hành tinh?) được xuất bản trên tạp chí Sputnik.

Theo đó, các hố trên Mặt trăng hầu hết quá nông cho thấy chúng được hình thành từ những thiên thạch va chạm vào một loại vỏ bọc thép nào đó bên dưới mặt đất.

Hai nhà khoa học đã củng cố giả thuyết của họ bằng dữ liệu khoa học, chẳng hạn như một số loại đá trên Mặt trăng có chứa các kim loại đã qua xử lý như đồng thau, các nguyên tố Uranium 236 và Neptunium 237, mà họ cho rằng không thể tìm thấy trong tự nhiên.
 
Rõ ràng là vậy, khi loài người khám phá ra cách cổng bí mật trên mặt trăng, cũng là lúc Alien thức giấc

Gửi từ Xiaomi M2101K6G bằng vozFApp
 
Mặt trăng quay quanh trái đất chứ không quay quanh trục của chính nó.
Năm 35t mới biết là Mặt trăng không xoay quanh trục :beat_plaster: Ngũ vai.
Trên thực tế, mặt trăng mất 27,3 ngày để hoàn thành một vòng quay quanh Trái đất cũng như để hoàn thành một vòng quay quanh trục của nó. Chính sự chuyển động đồng bộ này, sự trùng hợp của chuyển động này, mà chúng ta luôn nhìn thấy cùng một mặt của vệ tinh tự nhiên của chúng ta.
 
Trên thực tế, mặt trăng mất 27,3 ngày để hoàn thành một vòng quay quanh Trái đất cũng như để hoàn thành một vòng quay quanh trục của nó. Chính sự chuyển động đồng bộ này, sự trùng hợp của chuyển động này, mà chúng ta luôn nhìn thấy cùng một mặt của vệ tinh tự nhiên của chúng ta.


Kết quả của hiện tượng khóa thủy triều khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, thời gian để quay quanh trục bằng với thời gian quay quanh Trái Đất. Bỏ qua hiệu ứng dao động quanh trục, kết quả là một mặt của Mặt Trăng luôn hướng về Trái Đất, theo như hình vẽ bên trái. Nếu Mặt Trăng hoàn toàn không quay, nó sẽ cho ta thấy mặt gần và mặt xa khi quay quanh Trái Đất, điều này thể hiện ở hình bên phải.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Khóa_thủy_triều
 
Xoay quanh cái gì nữa bác, tất cả chúng ta đều đang lơ lửng trong vũ trụ nên khi nói xoay thì phải nói xoay quanh cái gì vì cái trục mà bác nói có thể cũng đang quay quanh một trục khác. Lấy ví dụ, Scotland Yard nơi mình đang làm CS đã 12 năm quay quanh trục trái đất trong 23,xx giờ đó, còn nó quay quanh trục mặt trời trong 365,xx ngày đó, còn nếu tính theo trục của ngân hà Milky way thì nó đang quay theo trục đó 230 triệu năm, và Milky way thì khả năng đang tịnh tiến theo "chiều nổ" của Big bang.
851f9b4f69d3b9b8f5d7bdafe9a27ebf.gif
 
Back
Top