Tí, Vàng vì đâu nên nỗi ?

Mồm thì kêu cần người comment đóng góp, đến khi có người quote bài góp ý thì lại kêu "cần gì phải cay thế", "chẳng có giá trị gì cả". Đến đây thì mọi người hiểu theard thuộc team nào rồi ha.
Bác cứ nói thế e lại ngại chết, chả nhẽ bây giờ bác bảo e vạch quần ra xin lỗi bác mới được à :shame: ?
 
Giật títt to đùng rồi giờ lại còn đòi điểm chung với điểm riêng? :go: văn kém thì rèn rũa lại, chê thì lại dựng lông :confuse: thiếu gì thớt mà phải lên đây dìm phim? Tôi nhắc lại là trạng tí chưa ra phim mới có cái trailer anh review cc gì vậy? Suốt ngày mở mồm câu liền lạc, màu sắc... Y xì mấy thằng cha tinh tế review điện thoại :oh: tôi viết chán truyện chẳng quaéo phải nick này. Thích thì tự tìm hiểu nhá :feel_good: tôi dùng clone công khai, hỏi vài thằng là biết :feel_good:
Acc clone ko post đc hả fen ơi. Nói mồm chi bằng hành động? Bác cứ viết đi e auto tym cho bác , bớt mấy cái top bê đê trồi lên 😆.
Dựng lông ? 😆
Người e thật ra Chỉ có thằng bé của e có lông thôi mà dựng là dựng nó ko hà 😆 chứ ko dựng lông đâu.
Văn kém, ok e nhắc lại là e có trình bày rồi nhé 👍
 
Anh làm ra sản phẩm tốt , hay thì anh có phát biểu ngu người ta cũng bảo là anh ... Cá tính !
Còn đằng này...
 
Chủ đề này em muốn viết từ lâu nhưng đắn đo mãi nên hay không ? nhưng cuối cùng e quyết định viết coi như để trả lời cho topic này.

https://voz.vn/t/lan-song-tay-chay-am-i-qua-de-khi-xoa-so-mot-bo-phim-mot-con-nguoi.223196/

o0o​

Dạo gần đây những lùm xùm bên tác phẩm phim sắp ra mắt : “Trạng Tí” làm dấy lên những suy nghĩ và cả những lời nhận xét không mấy thiện cảm từ khán giả. Những người sẽ bỏ tiền túi để xem phim chứ không phải vì sự cố gắng nỗ lực của bất kỳ ai ?

Công bằng mà nói dù là một tác phẩm chuyển thể đi chăng nữa nhưng Trạng Tí hay Cậu Vàng cũng chỉ là một bộ phim. Một bộ phim đơn giản cũng chỉ là trò giải trí cho khán giả và đem lại doanh thu cho người làm phim. Mục đích của khán giả là xem để giải trí và nsx thì kiếm tiền, chứ không một ai trong chúng ta dám nói bỏ ra vài chục tỉ để nói làm vì đam mê và vì khán giả, vì nước nhà hay mượn sự nổi tiếng của một nghệ sĩ quá cố để làm quảng cáo. Trong trường hợp cụ thể này thì phim Trạng Tí và phim Cậu Vàng lại càng không thể đáp ứng được những yếu tố cao cả như những gì nsx đã nói.

Mặc dù sản xuất bởi 2 nhóm tác giả nhưng khá thú vị là hai bộ phim này có quá nhiều điểm chung. Nào ! bây giờ chúng ta thử sơ lược những điểm chung của 2 bộ phim này, cũng là khơi nguồn mọi tranh cãi.

Nhân vật.

Ngoại hình và tính cách.

Vàng trong phim là một chú chó thuộc giống shiba của Nhật điều này đã gây tranh cãi trước lúc bộ phim phát sóng, một con chó không thuần Việt mà muốn mang hơi thở văn hóa Việt thì thực sự ...lố . Giả sử có thể châm chước bỏ qua đi nguồn gốc con chó thì hình ảnh trên phim Vàng khá nhợt nhạt. Trong phim Cậu Vàng thoạt nhìn thì người ta cứ nghĩ đây là nhân vật chính vì nó gắn mác cho cả một bộ phim. Nhưng thật bất ngờ Vàng không phải là nhân vật chính trong chuyện phim kể. Nó giống như là một nhân vật phụ có nhiệm vụ kéo view cho cả bộ phim. Mạch phim gắn kết lỏng lẻo, trong nhiều phân cảnh người ta còn thấy hình ảnh về Vàng là 1 chú chó hiếu chiến, lì lợm và dữ dằn ( tất nhiên ta không đòi hỏi khả năng diễn xuất của một con chó). Phải nói thẳng là hình ảnh Vàng trên phim ở phân cảnh cắn nhau cùng một con chó khác đã làm bộ phim tối lại. Nếu đây là chủ đích của đạo diễn thì rõ ràng tầm nhìn của anh ta quá kém. Giống như người ta đưa cho anh ta một hòn ngọc thô nhưng anh ta không biết phải làm gì với nó cả. Trong cả một bộ phim thì chỉ duy nhất có một cảnh người ta ấn tượng về vàng lúc nó nhảy lên chụp con cá giữa bối cảnh của một mẫu ruộng xanh mướt làng quê Việt Nam. Nhưng chỉ một chi tiết này cũng không thể cứu vãn cả một bộ phim.

Ở Trạng Tí chúng ta bắt gặp nhân vật chính thường xuyên hơn, nhưng người vào vai Tí một lần nữa theo gót phim Cậu Vàng vì không tôn trọng nguyên tác. Nhân vật Tí trong phim đối lập hoàn toàn so với nguyên tác của bộ truyện "Thần Đồng Đất Việt". Khi nsx phim chọn một diễn viên nhí cao và lớn hơn so với đám bạn : Tí, Sửu, Dần, Mẹo nhưng trông lại khá ngờ nghệch, ngô nghê và có nét trầm lặng chứ không giống như trong truyện. Đó là một em bé hiếu động, mập mạp, nghịch ngợm và vô cùng đáng yêu với hàm răng sún. Họa tiết trên áo của Trạng Tí là hình ảnh bản đồ Việt Nam còn trong phim là hình ảnh may trên trang phục của bá quan triều đình phong kiến thời xa xưa ? Điều đó thể hiện sự thiếu tôn trọng, thiếu hiểu biết với lịch sử, văn hoá của đất nước và xã hội Việt Nam. Qua đó cũng thấy được tính "bố đời"- ngổ ngáo của ekip dựng phim.

Đạo diễn

Cả hai bộ phim này đều được sx bởi những vị đạo diễn trẻ. Hãy khoan đánh giá năng lực thì chúng ta hãy nói về văn hóa ứng xử của họ. Tương tự như vị đạo diễn phim Cậu Vàng thì vị đạo diễn phim Trạng Tí của chúng ta đều có chung sở thích nhận gạch xây nhà. Với những status viết trên facebook sẵn sàng chửi bới, công kích khán giả - những người sẽ đem lại doanh thu cho chính họ. Viết và xóa, họ không chỉ giỏi diễn hề mà còn đem cả sự hằn học của chính họ vào trong tác phẩm. Sau những lời chỉ trích về việc chọn giống chó mà vị đạo diễn này chỉnh sửa tới lui kịch bản để diễn viên phải thốt lên những câu thoại như : “ mày có biết con chó nhà lão hạc không? Đấy ! đấy con chó đấy! đến con chó nó cũng biết sống cho phải đạo nữa là con người”, hay đây không phải là chuyện trí khôn của ta đây hàm ý chúng tôi không cần các bạn dạy đời, dạy khôn… Bình thường câu nói này khá phổ biến trong xã hội nhưng nó chưa bao giờ là chuẩn mực trong đời sống chứ chưa nói mang tính dạy đời trên phim. Tất cả đều nói lên đạo đức nghề và văn hóa sống của 2 vị đạo diễn trẻ. Việc họ cải biên nguyên tác nhưng lại bấu vào những giá trị có sẵn của nguyên tác để kích cầu người xem vô hình chung tạo ra phản ứng ngược. Tới lúc đó họ quay sang chửi bới và dùng ngôn ngữ của lớp giang hồ mạng để chỉ trách một bộ phận khán giả chê bai tác phẩm của họ. họ PR sản phẩm bằng cách than thở cho rằng họ hy sinh vì khán giả, mong ước của người quá cố bằng cách lên facebook than thở vì ai ? vì cái gì ? thực chất họ bất chấp mọi thứ để kiếm tiền.

Quá nhiều những hạt sạn

Trong cả hai bộ phim ngay từ lúc phát trailer đã khiến người ta bức xúc vì những điểm phi thực tế như : trẻ con có thể đổ đầy nước một cái giếng làng, bóng bằng quả bưởi thì có thể nẩy như quả bóng cao su, trẻ con nhảy lên thành giếng hò hét vui vẻ điều này thực sự nguy hiểm nếu con trẻ bắt chước và làm theo,… Việc dùng hình ảnh chó Nhật trong một bối cảnh làng quê nghèo khó vốn đã không phù hợp nay lại dùng ngôn ngữ “chợ búa” trong phim khiến người ta chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm.Để bao biện cho những sai lầm của mình trong việc cải biên tác phẩm các nsx trẻ chuyển hướng vấn đề bằng cách cho rằng tác phẩm của họ được làm mới và không theo nguyên tác. Họ sáng tạo nhưng họ đâu biết họ biến Trạng Tí thành một bộ phim nửa thần thoại của trung quốc nửa dân gian Việt Nam. Một con chó Nhật trong một bối cảnh nghèo khó , 1 cổ hai tròng rõ ràng là một lối sáng tạo lai căng, dị hợm. Khác biệt so với suy tưởng và tham vọng của nhà làm phim Trạng Tí hay Cậu Vàng đều là một nồi lẩu thập cẩm không hơn không kém .



Màu sắc trong cả hai bộ phim không có sự liền lạc, nổi khối ở chỉnh thể nhân vật. Ngay cả thị giác và thính giác đều không đáp ứng được nguyện vọng người xem khi nhân vật nói khẩu hình một đằng lời thoại một nẻo,.. thua thiệt hẳn so với phim “Mắt Biếc” ra mắt cách đây ít lâu. Dù nó không phải là tuyệt tác nhưng còn có thể đánh giá ở thang phim trung bình khá.

Ở đời người ta nói : "mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên”. Rõ ràng yếu tố con người tạo nên phim có vấn đề, thay vì tiếp thu ý kiến khán giả để thay đổi thì họ sẵn sàng đáp gạch bất kỳ ai có suy nghĩ khác với họ, chê họ. Với bản ngã, cái tôi to đùng, chính họ đã coi thường khán giả, chính họ làm nên thất bại của họ. Sự tẩy chay của khán giả sẽ có lẽ không chỉ đến với những bộ phim này mà có thể là tất cả những tác phẩm của họ về sau. Nếu như họ không chịu sửa đổi thì khả năng chiếm được cái nhìn thiện cảm của khán giả thực sự khó. Cuối cùng tôi xin nhắc lại câu nói của cố nhà văn Nam Cao thay cho lời kết : “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong nghệ thuật thì thật là đê tiện” ./.
Vì ngu
 
Chủ đề này em muốn viết từ lâu nhưng đắn đo mãi nên hay không ? nhưng cuối cùng e quyết định viết coi như để trả lời cho topic này.

https://voz.vn/t/lan-song-tay-chay-am-i-qua-de-khi-xoa-so-mot-bo-phim-mot-con-nguoi.223196/

o0o​

Dạo gần đây những lùm xùm bên tác phẩm phim sắp ra mắt : “Trạng Tí” làm dấy lên những suy nghĩ và cả những lời nhận xét không mấy thiện cảm từ khán giả. Những người sẽ bỏ tiền túi để xem phim chứ không phải vì sự cố gắng nỗ lực của bất kỳ ai ?

Công bằng mà nói dù là một tác phẩm chuyển thể đi chăng nữa nhưng Trạng Tí hay Cậu Vàng cũng chỉ là một bộ phim. Một bộ phim đơn giản cũng chỉ là trò giải trí cho khán giả và đem lại doanh thu cho người làm phim. Mục đích của khán giả là xem để giải trí và nsx thì kiếm tiền, chứ không một ai trong chúng ta dám nói bỏ ra vài chục tỉ để nói làm vì đam mê và vì khán giả, vì nước nhà hay mượn sự nổi tiếng của một nghệ sĩ quá cố để làm quảng cáo. Trong trường hợp cụ thể này thì phim Trạng Tí và phim Cậu Vàng lại càng không thể đáp ứng được những yếu tố cao cả như những gì nsx đã nói.

Mặc dù sản xuất bởi 2 nhóm tác giả nhưng khá thú vị là hai bộ phim này có quá nhiều điểm chung. Nào ! bây giờ chúng ta thử sơ lược những điểm chung của 2 bộ phim này, cũng là khơi nguồn mọi tranh cãi.

Nhân vật.

Ngoại hình và tính cách.

Vàng trong phim là một chú chó thuộc giống shiba của Nhật điều này đã gây tranh cãi trước lúc bộ phim phát sóng, một con chó không thuần Việt mà muốn mang hơi thở văn hóa Việt thì thực sự ...lố . Giả sử có thể châm chước bỏ qua đi nguồn gốc con chó thì hình ảnh trên phim Vàng khá nhợt nhạt. Trong phim Cậu Vàng thoạt nhìn thì người ta cứ nghĩ đây là nhân vật chính vì nó gắn mác cho cả một bộ phim. Nhưng thật bất ngờ Vàng không phải là nhân vật chính trong chuyện phim kể. Nó giống như là một nhân vật phụ có nhiệm vụ kéo view cho cả bộ phim. Mạch phim gắn kết lỏng lẻo, trong nhiều phân cảnh người ta còn thấy hình ảnh về Vàng là 1 chú chó hiếu chiến, lì lợm và dữ dằn ( tất nhiên ta không đòi hỏi khả năng diễn xuất của một con chó). Phải nói thẳng là hình ảnh Vàng trên phim ở phân cảnh cắn nhau cùng một con chó khác đã làm bộ phim tối lại. Nếu đây là chủ đích của đạo diễn thì rõ ràng tầm nhìn của anh ta quá kém. Giống như người ta đưa cho anh ta một hòn ngọc thô nhưng anh ta không biết phải làm gì với nó cả. Trong cả một bộ phim thì chỉ duy nhất có một cảnh người ta ấn tượng về vàng lúc nó nhảy lên chụp con cá giữa bối cảnh của một mẫu ruộng xanh mướt làng quê Việt Nam. Nhưng chỉ một chi tiết này cũng không thể cứu vãn cả một bộ phim.

Ở Trạng Tí chúng ta bắt gặp nhân vật chính thường xuyên hơn, nhưng người vào vai Tí một lần nữa theo gót phim Cậu Vàng vì không tôn trọng nguyên tác. Nhân vật Tí trong phim đối lập hoàn toàn so với nguyên tác của bộ truyện "Thần Đồng Đất Việt". Khi nsx phim chọn một diễn viên nhí cao và lớn hơn so với đám bạn : Tí, Sửu, Dần, Mẹo nhưng trông lại khá ngờ nghệch, ngô nghê và có nét trầm lặng chứ không giống như trong truyện. Đó là một em bé hiếu động, mập mạp, nghịch ngợm và vô cùng đáng yêu với hàm răng sún. Họa tiết trên áo của Trạng Tí là hình ảnh bản đồ Việt Nam còn trong phim là hình ảnh may trên trang phục của bá quan triều đình phong kiến thời xa xưa ? Điều đó thể hiện sự thiếu tôn trọng, thiếu hiểu biết với lịch sử, văn hoá của đất nước và xã hội Việt Nam. Qua đó cũng thấy được tính "bố đời"- ngổ ngáo của ekip dựng phim.

Đạo diễn

Cả hai bộ phim này đều được sx bởi những vị đạo diễn trẻ. Hãy khoan đánh giá năng lực thì chúng ta hãy nói về văn hóa ứng xử của họ. Tương tự như vị đạo diễn phim Cậu Vàng thì vị đạo diễn phim Trạng Tí của chúng ta đều có chung sở thích nhận gạch xây nhà. Với những status viết trên facebook sẵn sàng chửi bới, công kích khán giả - những người sẽ đem lại doanh thu cho chính họ. Viết và xóa, họ không chỉ giỏi diễn hề mà còn đem cả sự hằn học của chính họ vào trong tác phẩm. Sau những lời chỉ trích về việc chọn giống chó mà vị đạo diễn này chỉnh sửa tới lui kịch bản để diễn viên phải thốt lên những câu thoại như : “ mày có biết con chó nhà lão hạc không? Đấy ! đấy con chó đấy! đến con chó nó cũng biết sống cho phải đạo nữa là con người”, hay đây không phải là chuyện trí khôn của ta đây hàm ý chúng tôi không cần các bạn dạy đời, dạy khôn… Bình thường câu nói này khá phổ biến trong xã hội nhưng nó chưa bao giờ là chuẩn mực trong đời sống chứ chưa nói mang tính dạy đời trên phim. Tất cả đều nói lên đạo đức nghề và văn hóa sống của 2 vị đạo diễn trẻ. Việc họ cải biên nguyên tác nhưng lại bấu vào những giá trị có sẵn của nguyên tác để kích cầu người xem vô hình chung tạo ra phản ứng ngược. Tới lúc đó họ quay sang chửi bới và dùng ngôn ngữ của lớp giang hồ mạng để chỉ trách một bộ phận khán giả chê bai tác phẩm của họ. họ PR sản phẩm bằng cách than thở cho rằng họ hy sinh vì khán giả, mong ước của người quá cố bằng cách lên facebook than thở vì ai ? vì cái gì ? thực chất họ bất chấp mọi thứ để kiếm tiền.

Quá nhiều những hạt sạn

Trong cả hai bộ phim ngay từ lúc phát trailer đã khiến người ta bức xúc vì những điểm phi thực tế như : trẻ con có thể đổ đầy nước một cái giếng làng, bóng bằng quả bưởi thì có thể nẩy như quả bóng cao su, trẻ con nhảy lên thành giếng hò hét vui vẻ điều này thực sự nguy hiểm nếu con trẻ bắt chước và làm theo,… Việc dùng hình ảnh chó Nhật trong một bối cảnh làng quê nghèo khó vốn đã không phù hợp nay lại dùng ngôn ngữ “chợ búa” trong phim khiến người ta chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm.Để bao biện cho những sai lầm của mình trong việc cải biên tác phẩm các nsx trẻ chuyển hướng vấn đề bằng cách cho rằng tác phẩm của họ được làm mới và không theo nguyên tác. Họ sáng tạo nhưng họ đâu biết họ biến Trạng Tí thành một bộ phim nửa thần thoại của trung quốc nửa dân gian Việt Nam. Một con chó Nhật trong một bối cảnh nghèo khó , 1 cổ hai tròng rõ ràng là một lối sáng tạo lai căng, dị hợm. Khác biệt so với suy tưởng và tham vọng của nhà làm phim Trạng Tí hay Cậu Vàng đều là một nồi lẩu thập cẩm không hơn không kém .



Màu sắc trong cả hai bộ phim không có sự liền lạc, nổi khối ở chỉnh thể nhân vật. Ngay cả thị giác và thính giác đều không đáp ứng được nguyện vọng người xem khi nhân vật nói khẩu hình một đằng lời thoại một nẻo,.. thua thiệt hẳn so với phim “Mắt Biếc” ra mắt cách đây ít lâu. Dù nó không phải là tuyệt tác nhưng còn có thể đánh giá ở thang phim trung bình khá.

Ở đời người ta nói : "mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên”. Rõ ràng yếu tố con người tạo nên phim có vấn đề, thay vì tiếp thu ý kiến khán giả để thay đổi thì họ sẵn sàng đáp gạch bất kỳ ai có suy nghĩ khác với họ, chê họ. Với bản ngã, cái tôi to đùng, chính họ đã coi thường khán giả, chính họ làm nên thất bại của họ. Sự tẩy chay của khán giả sẽ có lẽ không chỉ đến với những bộ phim này mà có thể là tất cả những tác phẩm của họ về sau. Nếu như họ không chịu sửa đổi thì khả năng chiếm được cái nhìn thiện cảm của khán giả thực sự khó. Cuối cùng tôi xin nhắc lại câu nói của cố nhà văn Nam Cao thay cho lời kết : “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong nghệ thuật thì thật là đê tiện” ./.
nhiều chữ quá, đức cái.
nghe nói phải chi Vàng là con chó cỏ hay con chó phóc thì t cũng đi coi rồi... nghe bảo shiba ngàn đô nên thôi ...
 
Anh làm ra sản phẩm tốt , hay thì anh có phát biểu ngu người ta cũng bảo là anh ... Cá tính !
Còn đằng này...
Vậy mà, e nói cái ae vẫn nói mà e còn bị mấy thằng kia chửi nữa , hic 😭
 
Vậy mà, e nói cái ae vẫn nói mà e còn bị mấy thằng kia chửi nữa , hic 😭
tôi thấy văn hóa tranh luận của cậu quá kém
nếu cậu có lý thì hãy sử dụng lý lẽ để phản biện cậu kia
tôi thấy cậu chả đưa ra được lý lẽ nào để bác bỏ ngoài công kích cá nhân
 
Back
Top