Tiếng Trung quá khó ngay cả với người Trung Quốc.

Ký âm được nhưng nếu hiện tượng đồng âm khác nghĩa quá nhiều, thì đọc sẽ không hiểu.
Nói chuyện hằng ngày thì còn dùng ngữ cảnh để suy đoán, chứ trong văn bản như thế thì hỏng.
Thực ra mình thấy tiếng Trung đơn âm nhưng có rất nhiều từ là đa âm ẩn,nó ghép với từ khác thì người ta mới hiểu được. ví dụ mấy từ có chữ shi như ren shi. Bây giờ nếu ký âm thì ghép lại thành renshi là giải quyết được vấn đề, còn những chữ shi đứng lẻ giống nhau thì thêm chấm, thêm chữ i gì đó là đủ.
 
Tiếng Trung học nói thì dễ, với tôi thì dễ hơn cả tiếng Anh vì nó không có nhiều quy tắc ngữ pháp như tiếng Anh :doubt:
Nhưng nhớ mặt chữ và đặc biệt là viết tay thì khó thật sự, nếu không dùng hàng ngày thì tôi chịu không viết tay được :canny:
 
vấn đề trong clip của thread mình nghĩ sâu xa là do phát triển của công nghệ, bây giờ phần lớn người dân toàn dùng bàn phím để liên lạc trao đổi thành ra việc viết lách gần như ít đi, những quốc gia sử dụng chữ tượng hình như Tàu hay Nhật thì bị ảnh hưởng khá nhiều.
Tàu thì còn đỡ vì ngôn ngữ của họ là 100% tượng hình, Nhật thì tôi nghĩ còn nặng hơn vì chỉ có 50% là Hán tự(tượng hình)
 
Tiếng TQ siêng thì lên trình nhanh lắm !
Học tầm 6 tháng là giao tiếp đc .

Còn muốn chuyên sâu, phiên dịch đồ ... thì tính Theo Năm , chua lắm !
 
Tiếng Tàu khó vl, em đang tầm hsk4 thi thử ở viện khổng tử điểm cũng cao phết mà hôm qua học quyển giáo trình trung cấp khó vl, toàn từ lạ hoắc :v

via theNEXTvoz for iPhone
 
Mấy từ đơn giản mà học sinh lớp 1 Việt Nam khi học hết cuối năm, hoặc học kém thì lớp 2 có thể viết được. Nhưng ngay cả đối với người trưởng thành,có học ở Trung Quốc cũng không thể viết một số từ đơn giản. hèn chi thấy bảo nhân viên văn phong của Trung họ bị stress nhiều vì mỗi ngày phải vật lộn với đống chữ viết này,một trang giấy chắc tốn công đọc hiểu gấp 10 lần tiếng Việt. Nếu có một thứ gì đó mà Việt Nam hơn Trung Quốc thì tôi có thể tự tin mà nói đó là chữ viết.
Chữ quốc ngữ có ưu điểm là ký âm tốt thôi, chứ xét toàn diện hơn tí lấy gì ăn được chữ Tàu.
Chữ hán có bề dày lịch sử cả ngàn năm truyền từ tổ tiên họ để lại, đặc điểm lớn nhất của chữ hán không hẳn là tượng hình mà là chữ ít - nghĩa nhiều. Thứ 2 là cách viết chữ hán có sự cầu kỳ trau chuốt, có độ thẩm mỹ cao nên được yêu thích hơn hẳn so với các loại chữ non-latin như hindi, arab, cam thái... còn nâng được lên tầm nghệ thuật bằng thư pháp
Chữ quốc ngữ thì là do các tu sĩ BĐN nghĩ ra và được người Pháp đưa vào giảng dạy cho người Việt vào TK 20 vì người Việt lúc đó tuyền mù chữ và không học nổi tiếng Pháp. Đây chỉ như một loại chữ đệm để đến bước cuối cùng là học tiếng Pháp cho người Việt mà thôi, ấy thế mà dòng đời xô đẩy nó lại thành chữ viết chính thức cho tới nay.
 
đầu tiên mình cũng nghĩ chữ nó như thế thành ra khó hoà nhập các thứ, nên bỏ đi . Nhưng mà xem những cái chữ viết ra giấy theo hàng theo lối nó đẹp mê hồn. thế bỏ cũng tiếc thật sự.
 
vậy nên thằng nhật đi copy tiếng trung nên giờ mới thảm đó. theo tôi từng đọc, nhật đã từng 2 lần cố bỏ chữ kanji(copy chữ hán của bọn trung), nhưng vì bảng chữ cái hiragana của nó chỉ có 5 âm cơ bản, nên nếu bỏ kanji số lượng từ khác nghĩa nhưng đồng cách viết hiragana quá nhiều, nên k bỏ dc. tiếng nhật là 1 thứ tiếng mà ngay cả người trưởng thành cũng k biết hết nổi bộ chữ kanji chứ đừng nói con nít. ngay cả những ng từng sống và làm việc ở nhật khi về vn 1 thời gian cũng quên mất mặt chữ, nhìn thì có thể nhớ chứ kêu viết thì thôi. copy của bọn trung về thì vậy thôi, ngay cả bọn trung cũng khó học. nhìn nó phải viết cả 1 câu dài ngoằng phát mệt trong khi trong ngôn ngữ khác chỉ cần vài từ là xong
 
Học tiếng trung toàn viết bính âm la tinh quen, sau đếch biết viết ntn, luyện chữ TQ quá lâu mà nếu ko viết chỉ gõ phím thì ko thể nhớ nổi, thế nên chỉ học nghe nói cho nhanh, mất vài tháng là giao tiếp thoải mái
 
Chú t học phổ thông 9 năm bên TQ mới về Vn
Mà nhiều chữ nhìn còn không hiểu
Thì các fen biết món đó khó thế nào rồi đấy =]]
 
Một nguyên nhân cực kì quan trọng là tiếng Quan Thoại - tiếng Trung tiêu chuẩn hiện nay chỉ có 4 thanh. Số lượng từ đồng âm khác nghĩa cực kì nhiều.
Do đó nếu dùng chữ ký âm thì sẽ hỏng hết. Không thể hiểu được, các văn bản sẽ bị loạn hết.

Do đó Trung Quốc mới phải dùng chữ tượng hình, không thể chuyển sang chữ ký âm. Nỗ lực phổ biến chữ Giản Thể đã là 1 cuộc cách mạng cực lớn của Mao Trạch Đông rồi. Còn giữ chữ Phồn Thể thì còn mù chữ kha khá.
Tụi hongkong , đài loan toàn xài phòn thể mà ta ? Ko biet ti le ko biet chữ bên 2 khu đó thế nào
 
Chữ quốc ngữ có ưu điểm là ký âm tốt thôi, chứ xét toàn diện hơn tí lấy gì ăn được chữ Tàu.
Chữ hán có bề dày lịch sử cả ngàn năm truyền từ tổ tiên họ để lại, đặc điểm lớn nhất của chữ hán không hẳn là tượng hình mà là chữ ít - nghĩa nhiều. Thứ 2 là cách viết chữ hán có sự cầu kỳ trau chuốt, có độ thẩm mỹ cao nên được yêu thích hơn hẳn so với các loại chữ non-latin như hindi, arab, cam thái... còn nâng được lên tầm nghệ thuật bằng thư pháp
Chữ quốc ngữ thì là do các tu sĩ BĐN nghĩ ra và được người Pháp đưa vào giảng dạy cho người Việt vào TK 20 vì người Việt lúc đó tuyền mù chữ và không học nổi tiếng Pháp. Đây chỉ như một loại chữ đệm để đến bước cuối cùng là học tiếng Pháp cho người Việt mà thôi, ấy thế mà dòng đời xô đẩy nó lại thành chữ viết chính thức cho tới nay.
Không ăn được là ăn cái gì?
Chữ ít nghĩa nhiều mà không nhớ được hết đống chữ đó thì để làm gì?
Cầu kì, chau chuốt, thẩm mĩ nên được yêu thích hơn các tiếng non latin khác. Cái này đưa ra bằng chứng, không nói mồm nhé.
Tôi chả cần biết cái tiếng tàu nhà anh nó thế nào chữ chữ quốc ngữ nhà tôi nói từ nào kí âm được từ đấy, dễ học dễ dùng, thuận tiện cao, tôi cho nó ăn được tiếng tàu đấy.
 
Tụi hongkong , đài loan toàn xài phòn thể mà ta ? Ko biet ti le ko biet chữ bên 2 khu đó thế nào
Diện tích, dân số 2 khu đó đều nhỏ, lại có kinh tế phát triển. Trung Quốc giai đoạn sau cách mạng thì dân số đông, mù chữ nhiều, nghèo khó. Nếu vẫn cứ giữ chữ phồn thể thì còn lâu mới phổ cập xóa mù chữ được.
 
Back
Top