Tiểu thuyết của Lý Lan đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam

Với tiểu thuyết "Bửu Sơn Kỳ Hương", Lý Lan nhận giải thưởng thường niên của Hội Nhà văn ở hạng mục văn xuôi. Tác phẩm được đánh giá là mới lạ, giàu chất điện ảnh và giàu cảm xúc.

Hoi Nha van Viet Nam anh 1
Tiểu thuyết Bửu Sơn Kỳ Hương. Ảnh: P.T.

Ngày 28/12, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã họp Ban chung khảo và quyết định trao Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Theo nguồn tin của Zing, Hội đã tìm được chủ nhân của giải thưởng thường niên (Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam) và giải Tác giả trẻ.

Giải thường Văn học năm 2022​

Theo đó, tiểu thuyết Bửu Sơn Kỳ Hương của nhà văn Lý Lan đã được vinh danh ở hạng mục văn xuôi. Lý Lan là một tác giả, dịch giả quen thuộc với độc giả Việt. Có lẽ, nhiều người biết tới cái tên Lý Lan qua bản dịch bộ truyện Harry Potter. Với tác phẩm Bửu Sơn Kỳ Hương, Lý Lan một lần nữa khẳng định được vị thế của mình trong làng văn Việt.

Tác phẩm được đánh giá là mới lạ, cả về đề tài lẫn bút pháp. Lối kể độc đáo, giàu chất điện ảnh, Lý Lan tái hiện quá khứ lịch sử đầy biến động của xứ Lục châu, tập trung vào gia tộc người Hoa làm nghề thuốc dưới biển hiệu Phước Xuân Đường, thịnh suy đi cùng biến động của lịch sử Nam Kỳ.

Trong tác phẩm này, Lý Lan viết về các nhân vật lịch sử như Trương Vĩnh Ký hay Tôn Thọ Tường, Phan Thanh Giản, rồi thông qua những hình tượng ấy, kể câu chuyện thuở hàn vi.

Nhận xét về tác phẩm, tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Xuân cho rằng Lý Lan đã vẽ nên một không gian u huyền của tự nhiên, một quang cảnh ngổn ngang của lịch sử, một gặp gỡ như định mệnh của nhiều nền văn hóa, một khắc ghi kỳ thú về phong tục, sinh hoạt và ngôn ngữ; nổi bật trên đó là tình yêu, những mối tình trong trẻo thoáng qua hay nặng trĩu mùi tục lụy, thảy đều lỡ làng, mà người đã bước vào đó rồi thì một đời đi tìm và đau đáu nhớ thương...

Năm nay, hội đồng quyết định trao 2 giải thưởng về thơ: nhà thơ Trần Lê Khánh với tập Ngàn bài thơ khác và nhà thơ Nguyễn Bảo Chân với tập thơ song ngữ Bóng của ý nghĩ.

Giải thưởng văn học dịch gọi tên dịch giả Nguyễn Hữu Dũng với bộ tiểu thuyết Hiệp sĩ thánh chiến của văn hào Ba Lan Henryk Sienkiewicz. Để dịch tác phẩm này, dịch giả Nguyễn Hữu Dũng đã dành ra 30 năm nghiên cứu chuyển ngữ ấn bản toàn tập tác phẩm Henryk Sienkiewicz do Panstwowy Instyut Wydawniczy xuất bản năm 1948 tại Warszawa, giáo sư Julian Krzyanowski chủ biên.

Tại buổi ra mắt sách tại TP.HCM hồi tháng 10, dịch giả Nguyễn Hữu Dũng đã tâm sự rằng Henryk Sienkiewicz là nhà văn có vị trí đặc biệt trong trái tim ông.

“Có lẽ văn của Henryk Sienkiewicz cũng có điểm tương đồng với động cơ đốt trong, nó cháy bằng chất gì đó trong tôi và trong những bạn đọc Việt Nam suốt thời gian qua và độc giả chắc chắn sẽ càng yêu mến ông qua tiểu thuyết Hiệp sĩ thánh chiến", vị dịch giả đã nói.

Hạng mục văn học thiếu nhi trao cho tác giả Trung Sỹ với tập truyện dài Thung lũng đồng vang. PGS.TS Phạm Xuân Thạch từng nhận xét Thung lũng Đồng Vang là những trang viết đẹp về thiên nhiên và phong tục, về cuộc sống làng xóm và nhà trường. Nhà văn viết rất hay về hình hài những con chuồn chuồn, về những con cá, về một bữa cỗ, về những thứ cây cỏ hoa lá tầm thường nhưng tuyệt đẹp trên những triền đồi và những bờ bãi. Thay vì làm giống không ít nhà văn là đẩy lũ trẻ vào một cuộc phiêu lưu nhiều khi hiểm nguy với một thế giới đầy những cạm bẫy thì Trung Sỹ chọn cách tạo nên một thế giới thuần khiết, trong sáng và nhẹ nhõm.

Hạng mục lý luận phê bình năm nay không có giải.
https://zingnews.vn/tieu-thuyet-cua-ly-lan-doat-giai-thuong-hoi-nha-van-viet-nam-post1389255.html
 
Công nhận Harry Potter cô dịch hay vl, nhất là cái xưng hô, nghe thân quen và hợp không tưởng. Rồi mấy cái thuật ngữ pháp thuật nữa :big_smile:
Đấy là do bạn ít đọc thôi. Đọc nhiều một chút sẽ thấy nhiều vấn đề lắm. Nhưng nếu set HP vào phân khúc khách hàng thiếu nhi thì dịch thế là vừa đủ.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Hồi bé đọc bản HP do cô dịch thấy hay mà sau đọc lại bản eng k thấy sát lắm, cơ mà cho trẻ em đọc thì vậy là được rồi

Thấy hay là tốt rồi . So sánh với bản eng chi ..
Ngày xưa thích đọc trinh thám mà nói thật truyện bên tây dịch sang tiếng việt đọc thấy kỳ kỳ chắc do khác biệt về văn hoá và cách nói chuyện

Gửi từ Xiaomi Mi 9T Pro bằng vozFApp
 
Nghe tên bà này chỉ nhớ mỗi cái Trạm chơi, mà cái Trạm chơi này có khi còn nổi hơn mấy cái tiểu thuyết của bà 🤣
 
Đấy là do bạn ít đọc thôi. Đọc nhiều một chút sẽ thấy nhiều vấn đề lắm. Nhưng nếu set HP vào phân khúc khách hàng thiếu nhi thì dịch thế là vừa đủ.

via theNEXTvoz for iPhone
Đấy là do bạn thượng đẳng thôi, chứ Lý Lan dịch Harry Potter đúng là đẳng cấp cao của dịch thuật, chốt. :big_smile:
 
Đấy là do bạn thượng đẳng thôi, chứ Lý Lan dịch Harry Potter đúng là đẳng cấp cao của dịch thuật, chốt. :big_smile:
Ko hề. Bản dịch của tôi có 50k/trang thôi. So ra trong giới chỉ là hạ đẳng. Nhưng người đọc nhiều, dịch nhiều sẽ hiểu bản dịch của HP ngày xưa nhiều sạn nhiều như thế nào.

via theNEXTvoz for iPhone
 
tác phẩm Henryk Sienkiewicz do Panstwowy Instyut Wydawniczy xuất bản năm 1948 tại Warszawa, giáo sư Julian Krzyanowski
tiếng Ba Lan sao nó toàn w z với y không nhỉ, đọc lên là thấy rợn hết cả người :surrender:
 
Ko hề. Bản dịch của tôi có 50k/trang thôi. So ra trong giới chỉ là hạ đẳng. Nhưng người đọc nhiều, dịch nhiều sẽ hiểu bản dịch của HP ngày xưa nhiều sạn nhiều như thế nào.
Bản dịch của bạn bao nhiêu kệ bạn, kể tui nghe chi zậy cha? Bạn khỏi chụp mũ mấy người khen Lý Lan là đọc ít hay dịch ít, tụi tui có phải dân đọc sách hay dân đi phiên dịch đâu mà phải so đo số sách đã đọc với bạn?

Đối với tui và những người đọc Harry Potter thì bản dịch của Lý Lan chắc chắn là đỉnh cao của dịch thuật rồi. Cá nhân tui đã từng tham khảo ý kiến của những người dịch thuật chuyên nghiệp cũng như làm việc với dàn admin của một trong những fanpage lớn nhất về Harry Potter tại VN (rất tiếc không chia sẻ thông tin được vì nó tế nhị) thì điểm chung là tất cả đều thừa nhận bản dịch của Lý Lan quá hay và họ đều không hiểu vì sao ở thời điểm đó khi mà internet chưa phát triển + bị dí deadline mà Lý Lan vẫn có thể dịch ra được hay như vậy, quá khủng.

Ngoài ra, tui thấy ở trên cũng có vài vozer bảo bản dịch "không sát nghĩa", nhưng những người làm dịch thuật mà tui quen biết đều cho rằng cái khó của phiên dịch chính là làm sao để truyền tải cho người đọc hiểu ngôn ngữ của một nền văn hoá khác mà không bị tách xa khỏi nền văn hoá hiện tại (trường hợp này là văn hoá phương Tây chuyển qua văn hoá phương Đông) chứ không phải dịch sát nghĩa vì dịch sát nghĩa thì họ bỏ lên GG Translate nhanh hơn. Vậy nên mới có những trường hợp vài dịch giả phải viết lại luôn một phần cốt truyện của tác phẩm vì cảm thấy dịch ra thì người đọc hiểu không nổi.

Đương nhiên ngồi soi thì kiểu gì mà chả ra lỗi, muốn vạch lá tìm sâu thì sẽ tìm được, tuy nhiên người bình thường thì họ sẽ thán phục trước những cụm từ tài tình như Phúc Lạc Dược, Tử Thần Thực Tử, Trường Sinh Linh Giá, Chậu Tưởng Ký, người thượng đẳng thì chê "nhiều sạn".
 
Có thín nào đọc tiểu thuyết này chưa, xin đánh giá qua để cho anh em xuống tiền, chứ tự nhiên lại xoay về HP làm gì
 
Back
Top