Tìm giải pháp thay thế cốc dùng một lần

https://zingnews.vn/tim-giai-phap-thay-the-coc-dung-mot-lan-post1391818.html


Ảnh: GoPolution.
5118.jpg

5118.jpg
Ảnh: GoPolution.
Khi đội ngũ của tôi ở Closed Loop Partners bắt tay vào tìm kiếm các công ty khởi nghiệm để đỡ đầu, chúng tôi cũng bắt đầu nhận thấy rằng cần phải có một vườn ươm đổi mới sáng tạo để giải quyết những thách thức chưa có các giải pháp ở mức có thể đầu tư. Vì thế, chúng tôi quyết định đứng ra đảm nhận vai trò này.

Tôi thành lập chương trình tăng tốc đổi mới sáng tạo mang tên Trung tâm Nền Kinh tế Tuần hoàn (CCE) để triển khai các nghiên cứu về cách giải quyết những vấn đề trên, đồng thời tập hợp các bênt ham gia lại với nhau để cùng chung tay thực hiện những nỗ lực tập thể. Chúng tôi đã tạo được các mối quan hệ hợp tác với nhiều thương hiệu hàng tiêu dùng và nhà bán lẻ hàng đầu thị trường, như Nestlé và Walmart, cũng như nhiều tổ chức phi chính phủ lớn, như Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới và một số chuyên gia có uy tín bậc nhất thế giới trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo thiết kế, trong đó có hãng thiết kế danh tiếng IDEO.

Một trong những hoạt động chính của chúng tôi là quản lý các cuộc thi thách thức các doanh nhân phát triển những giải pháp cho các vấn đề cụ thể, cung cấp sự hỗ trợ về nguồn vốn và hướng dẫn cách xây dựng doanh nghiệp cho những người thắng cuộc.

Một trọng điểm nữa tập trung vào các hoạt động hợp tác trong giai đoạn tiền cạnh tranh (Chỉ các giai đoạn ban đầu trong quá trình phát triển một sản phẩm thương mại hoặc một công nghệ mới, trong đó các công ty đối thủ cùng hợp tác với nhau để cùng thực hiện các nghiên cứu cần thiết) giữa các thương hiệu lớn có chung những thách thức nhằm cung cấp các giải pháp ở quy mô đáp ứng tiêu chí cần thiết để nhận tài trợ.

Tôi mời Kate Daly, một cựu thành viên khác trong chính quyền của Bloomberg, về quản lý CCE. Một trong những sáng kiến đầu tiên mà cô đưa ra là Hiệp hội NextGen, với các đối tác sáng lập Starbucks và McDonald’s. Hiệp hội này đặt mục tiêu thúc đẩy các giải pháp xây dựng hệ thống cốc bán mang đi, dùng để đựng đồ uống nóng và lạnh), có thể thu hồi, trong đó tập trung nghiên cứu các thiết kế cốc có thể tái chế, phân hủy sinh học và tái sử dụng.

Hiện nay đối với hầu hết loại cốc bán mang đi đều tồn tại hai vấn đề. Thứ nhất, chúng thường bị dính lẫn đồ ăn hoặc đồ uống. Thứ hai, cốc giấy có một lớp lót mỏng bằng nhựa để tránh rò rỉ đồ chứa bên trong, có nghĩa là chúng hầu như không có giá trị gì trên thị trường giấy tái chế.

Kết quả là, trong số ước tính 250 tỷ chiếc cốc giấy được sản xuất trên toàn cầu mỗi năm, phần lớn đều có chung một kết cục ở bãi rác.
 
Back
Top