Tìm hiểu thử ý kiến mọi người về bài báo "Những gia đình siêu tiết kiệm"

qhoangDaLat

Senior Member
Mới đọc bài báo này trên VnExpress. Mọi người thử xem đã từng thấy những trường hợp này xung quanh hay trực tiếp trải qua chưa nhĩ.

Trích phần đầu bài báo:

"Thấy vợ chuẩn bị ra chợ mua đồ ăn sáng, anh Tiến nói với theo, dặn chỉ mua đúng bốn cây hành, đủ nấu bốn bát mỳ.

Chị Minh nghe thấy nhưng không đáp, lẳng lặng đi thẳng. "Nhiều lúc phát ngượng với hàng xóm nhưng biết tính anh nên tôi không cự cãi", chị phân trần.

Không riêng bữa sáng, các bữa khác trong ngày, anh Ngọc Tiến, 40 tuổi, ở Hà Nội đều lên thực đơn chi tiết cho mâm cơm gia đình gồm một món canh, rau và hai món mặn. Thực phẩm quen thuộc là trứng, đậu phụ, lạc, cá khô và thịt, nhưng yêu cầu mỗi bữa cho bốn người không được tốn nhiều hơn 50 nghìn đồng. Những bữa cơm cứ lặp đi lặp lại đến mức cậu con trai út học lớp 3 luôn phàn nàn: "Cơm bán trú ở trường ngon hơn ở nhà". Nhưng anh Tiến lại kể về thời niên thiếu từng phải ăn cơm độn ngô, khoai, để con biết "bản thân đang có cuộc sống sung túc".

Ngoài chuyện ăn uống, anh yêu cầu mỗi thành viên không mua quá hai bộ quần áo mới trong một năm. Có lần, chị Minh xin mua váy mới để đi du lịch cùng công ty, anh chồng chì chiết nguyên tuần vì "có tận bốn chiếc trong tủ".

Mỗi tháng, hai vợ chồng chị Minh lĩnh lương khoảng 40 triệu đồng, mức thu nhập không thấp so với trung bình 7,2 triệu đồng của một lao động ở Hà Nội, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2021. Gia cảnh nội ngoại hai bên cũng không gặp khó khăn gì.

"Tôi muốn vợ con chi tiêu khoa học, dự phòng rủi ro. Ăn quá nhiều chất còn gây hại cho sức khỏe", anh Tiến giải thích. Anh quy định tiền học của con và sinh hoạt phí của cả nhà mỗi tháng không quá 10 triệu đồng. Số còn lại để tiết kiệm.

"Nhà người ta chỉ để ra khoảng 30% tiết kiệm chứ nhà này tiết kiệm tới 75% thì cực đoan quá", chị Minh thừa nhận.

Không thừa nhận mình tiết kiệm cực đoan, anh Đông Hùng, ở Hải Dương giải thích gia đình hướng theo cách sống tối giản của người Nhật. Thu nhập 18 triệu đồng mỗi tháng, chưa kể lương của vợ, nhưng anh lập quy tắc "3 không" cho cả gia đình: Không ăn hàng quán - không đi chơi - không mua sắm. Chưa hết, anh còn cấm bật đèn vào ban ngày, sau 9 giờ tối phải tắt điện, chỉ cho con bật đèn học, chỉ được bật điều hòa vào những ngày nắng nóng 39 độ C trở lên và đồ dùng trong nhà phải mua hàng giảm giá hoặc thanh lý.

Người đàn ông 45 tuổi còn tiết kiệm trong cả những tình huống ngặt nghèo. Có lần, anh sốt 39 độ, bụng đau thắt, mặt tái mét nhưng không chịu đi khám. Chỉ lúc ngất đi, người nhà mới đưa được anh lên xe cấp cứu đến viện vì chảy máu dạ dày cấp. Vừa tỉnh lại sau cuộc phẫu thuật anh nằng nặc đòi về vì sợ tốn tiền viện phí.

"Thậm chí anh ấy còn tiếc tiền về thăm bố mẹ", chị Hồng Nhung, 40 tuổi, vợ anh Hùng, thở dài. Quê cách nơi ở chừng 300 km, nhưng hai năm anh mới đưa vợ con về quê một lần, đa phần vào ngày thường, tránh lễ tết để khỏi tiền mừng tuổi, quà cáp."


Link: Những gia đình siêu tiết kiệm
:confused:

Gửi từ Nokia 6600 bằng vozFApp
 
Mới đọc bài báo này trên VnExpress. Mọi người thử xem đã từng thấy những trường hợp này xung quanh hay trực tiếp trải qua chưa nhĩ.

Trích phần đầu bài báo:

"Thấy vợ chuẩn bị ra chợ mua đồ ăn sáng, anh Tiến nói với theo, dặn chỉ mua đúng bốn cây hành, đủ nấu bốn bát mỳ.

Chị Minh nghe thấy nhưng không đáp, lẳng lặng đi thẳng. "Nhiều lúc phát ngượng với hàng xóm nhưng biết tính anh nên tôi không cự cãi", chị phân trần.

Không riêng bữa sáng, các bữa khác trong ngày, anh Ngọc Tiến, 40 tuổi, ở Hà Nội đều lên thực đơn chi tiết cho mâm cơm gia đình gồm một món canh, rau và hai món mặn. Thực phẩm quen thuộc là trứng, đậu phụ, lạc, cá khô và thịt, nhưng yêu cầu mỗi bữa cho bốn người không được tốn nhiều hơn 50 nghìn đồng. Những bữa cơm cứ lặp đi lặp lại đến mức cậu con trai út học lớp 3 luôn phàn nàn: "Cơm bán trú ở trường ngon hơn ở nhà". Nhưng anh Tiến lại kể về thời niên thiếu từng phải ăn cơm độn ngô, khoai, để con biết "bản thân đang có cuộc sống sung túc".

Ngoài chuyện ăn uống, anh yêu cầu mỗi thành viên không mua quá hai bộ quần áo mới trong một năm. Có lần, chị Minh xin mua váy mới để đi du lịch cùng công ty, anh chồng chì chiết nguyên tuần vì "có tận bốn chiếc trong tủ".

Mỗi tháng, hai vợ chồng chị Minh lĩnh lương khoảng 40 triệu đồng, mức thu nhập không thấp so với trung bình 7,2 triệu đồng của một lao động ở Hà Nội, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2021. Gia cảnh nội ngoại hai bên cũng không gặp khó khăn gì.

"Tôi muốn vợ con chi tiêu khoa học, dự phòng rủi ro. Ăn quá nhiều chất còn gây hại cho sức khỏe", anh Tiến giải thích. Anh quy định tiền học của con và sinh hoạt phí của cả nhà mỗi tháng không quá 10 triệu đồng. Số còn lại để tiết kiệm.

"Nhà người ta chỉ để ra khoảng 30% tiết kiệm chứ nhà này tiết kiệm tới 75% thì cực đoan quá", chị Minh thừa nhận.

Không thừa nhận mình tiết kiệm cực đoan, anh Đông Hùng, ở Hải Dương giải thích gia đình hướng theo cách sống tối giản của người Nhật. Thu nhập 18 triệu đồng mỗi tháng, chưa kể lương của vợ, nhưng anh lập quy tắc "3 không" cho cả gia đình: Không ăn hàng quán - không đi chơi - không mua sắm. Chưa hết, anh còn cấm bật đèn vào ban ngày, sau 9 giờ tối phải tắt điện, chỉ cho con bật đèn học, chỉ được bật điều hòa vào những ngày nắng nóng 39 độ C trở lên và đồ dùng trong nhà phải mua hàng giảm giá hoặc thanh lý.

Người đàn ông 45 tuổi còn tiết kiệm trong cả những tình huống ngặt nghèo. Có lần, anh sốt 39 độ, bụng đau thắt, mặt tái mét nhưng không chịu đi khám. Chỉ lúc ngất đi, người nhà mới đưa được anh lên xe cấp cứu đến viện vì chảy máu dạ dày cấp. Vừa tỉnh lại sau cuộc phẫu thuật anh nằng nặc đòi về vì sợ tốn tiền viện phí.

"Thậm chí anh ấy còn tiếc tiền về thăm bố mẹ", chị Hồng Nhung, 40 tuổi, vợ anh Hùng, thở dài. Quê cách nơi ở chừng 300 km, nhưng hai năm anh mới đưa vợ con về quê một lần, đa phần vào ngày thường, tránh lễ tết để khỏi tiền mừng tuổi, quà cáp."


Link: Những gia đình siêu tiết kiệm
:confused:

Gửi từ Nokia 6600 bằng vozFApp
Quay tay ra bài, VNE lạ gì. Thằng lều núp gầm giường hay sao biết tường tận thế được.
Nhưng chắc cũng có những người tương tự, khổ cái là ai mà nói ra cho người khác biết.
xjIzSG9.png


Theo các bạn, tập trung tiết kiệm Hay tập trung phát triển thu nhập tốt hơn?

via theNEXTvoz for iPhone
Phát triển thu nhập đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản rồi mới đến "tiết kiệm".
Như trên bài là khổ dâm.
 
Nên biết tiêu dùng thông minh hơn là hà tiện như vầy. Ví dụ 1 món đồ vô cửa hàng trong mall mua giá 1 củ, nhưng lên lazada, shopee áp code đủ thứ vô thì 700k thì mua bên rẻ hơn. 1 món đồ nếu mua về ko xài thì note lại để lần sau ko mua nữa. Mua đồ dùng cần thiết thì cứ mua đồ tốt nhất trong tầm giá cho phép do sẽ xài bền hơn chứ mua đồ rẻ vớ vẩn dăm ba bữa hư hết. Đi chơi hay giải trí gì thì xài tiền thoải mái hơn do đi làm cả tuần rồi phải xả hơi :big_smile:
 
Khi ko / chưa phát triển thu nhập đc thì nên tiết kiệm
Nhưng tiết kiệm và hà tiện là 2 khái niệm khác nhau :sexy_girl:
t thấy tằn tiện quá mức . Nhất là cặp đầu theo như báo , 1 tháng 2 vc 40tr mà ăn uống thế kia thì chịu . Xong lại còn lôi ngày xưa ăn uống kham khổ để bắt các con học theo .

via theNEXTvoz for iPhone
 
t thấy tằn tiện quá mức . Nhất là cặp đầu theo như báo , 1 tháng 2 vc 40tr mà ăn uống thế kia thì chịu . Xong lại còn lôi ngày xưa ăn uống kham khổ để bắt các con học theo .

via theNEXTvoz for iPhone
Thì hà tiện đấy, chỉ khổ những người sống cùng thôi
 
Khi ko / chưa phát triển thu nhập đc thì nên tiết kiệm
Nhưng tiết kiệm và hà tiện là 2 khái niệm khác nhau :sexy_girl:
Chuẩn, bữa cơm gia đình 100k, thì 70k thì tiết kiệm, ngày nào cũng nốc rau với mì thì gặp bác sĩ sớm. Sống có lần sao khổ dâm sáng mì trưa mì tối mì.
 
Trước 97 98 thì có khi thế thật nhưng do thời đó khổ, nhớ hồi đó qua nhà hàng xóm chơi đi toilet mà bấm nút còn bị chỉnh ngay phải múc từ phi để xả vì bấm nút tốn nước :LOL: . Còn h thời đại nào r còn tiết kiệm cái ăn cái mặc cái ở.
 
Mình cũng mới đọc bài báo này khi nãy, tiết kiệm thì có thật nhưng cảm giác như vậy ko tồn tại, bị VNE chém gió quá đà, đọc rất thiếu tự nhiên.
 
Trước 97 98 thì có khi thế thật nhưng do thời đó khổ, nhớ hồi đó qua nhà hàng xóm chơi đi toilet mà bấm nút còn bị chỉnh ngay phải múc từ phi để xả vì bấm nút tốn nước :LOL: . Còn h thời đại nào r còn tiết kiệm cái ăn cái mặc cái ở.
Mình cũng mới đọc bài báo này khi nãy, tiết kiệm thì có thật nhưng cảm giác như vậy ko tồn tại, bị VNE chém gió quá đà, đọc rất thiếu tự nhiên.
Bây giờ vẫn còn nhiều nhà như thế. Khu tập thể ở cao xà lá, HN có mấy nhà bần vc. Bọn đấy gọi là súc vật mọi rợ cũng ko quá lời.
Vài đồng bạc mà cắn xé nhau ầm ầm suốt ngày đêm, ở gần bọn mọi nhức đầu vl

via theNEXTvoz for iPhone
 
Thực ra đầy gia đình như vậy. Nhưng mà của thiên trả địa thôi. Mốt thằng con bảo thôi bố sống tốn tiền quá
Chết cho lẹ tiền đám ma chắc chắn có lời bố nhé.
Chuẩn, những gì ông bố đối xử với cả gia đình thằng con nó thấy hết, khi nó lớn thì ông bố lãnh đủ, lúc đó tha hồ ngồi ngẫm lại hành động của mình
 
Có ng bỏ 100k ăn thì tiếc, mà mua con xe 100tr hay xây cái nhà 1tỉ thì ko tiếc.
Hay mua con xe 1 tỉ lại tiếc mấy tr đổ xăng

Gửi từ Google Pixel 3a XL bằng vozFApp
 
Back
Top