Tìm hiểu thử ý kiến mọi người về bài báo "Những gia đình siêu tiết kiệm"

Tiết kiệm chỗ này lại phung phí chỗ khác thôi, ăn mặc tằn tiện nhưng mua 1 chiếc xe sang, hoặc dùng đồ xịn. Chỉ khổ vợ con.
 
Mới đọc bài báo này trên VnExpress. Mọi người thử xem đã từng thấy những trường hợp này xung quanh hay trực tiếp trải qua chưa nhĩ.

Trích phần đầu bài báo:

"Thấy vợ chuẩn bị ra chợ mua đồ ăn sáng, anh Tiến nói với theo, dặn chỉ mua đúng bốn cây hành, đủ nấu bốn bát mỳ.

Chị Minh nghe thấy nhưng không đáp, lẳng lặng đi thẳng. "Nhiều lúc phát ngượng với hàng xóm nhưng biết tính anh nên tôi không cự cãi", chị phân trần.

Không riêng bữa sáng, các bữa khác trong ngày, anh Ngọc Tiến, 40 tuổi, ở Hà Nội đều lên thực đơn chi tiết cho mâm cơm gia đình gồm một món canh, rau và hai món mặn. Thực phẩm quen thuộc là trứng, đậu phụ, lạc, cá khô và thịt, nhưng yêu cầu mỗi bữa cho bốn người không được tốn nhiều hơn 50 nghìn đồng. Những bữa cơm cứ lặp đi lặp lại đến mức cậu con trai út học lớp 3 luôn phàn nàn: "Cơm bán trú ở trường ngon hơn ở nhà". Nhưng anh Tiến lại kể về thời niên thiếu từng phải ăn cơm độn ngô, khoai, để con biết "bản thân đang có cuộc sống sung túc".

Ngoài chuyện ăn uống, anh yêu cầu mỗi thành viên không mua quá hai bộ quần áo mới trong một năm. Có lần, chị Minh xin mua váy mới để đi du lịch cùng công ty, anh chồng chì chiết nguyên tuần vì "có tận bốn chiếc trong tủ".

Mỗi tháng, hai vợ chồng chị Minh lĩnh lương khoảng 40 triệu đồng, mức thu nhập không thấp so với trung bình 7,2 triệu đồng của một lao động ở Hà Nội, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2021. Gia cảnh nội ngoại hai bên cũng không gặp khó khăn gì.

"Tôi muốn vợ con chi tiêu khoa học, dự phòng rủi ro. Ăn quá nhiều chất còn gây hại cho sức khỏe", anh Tiến giải thích. Anh quy định tiền học của con và sinh hoạt phí của cả nhà mỗi tháng không quá 10 triệu đồng. Số còn lại để tiết kiệm.

"Nhà người ta chỉ để ra khoảng 30% tiết kiệm chứ nhà này tiết kiệm tới 75% thì cực đoan quá", chị Minh thừa nhận.

Không thừa nhận mình tiết kiệm cực đoan, anh Đông Hùng, ở Hải Dương giải thích gia đình hướng theo cách sống tối giản của người Nhật. Thu nhập 18 triệu đồng mỗi tháng, chưa kể lương của vợ, nhưng anh lập quy tắc "3 không" cho cả gia đình: Không ăn hàng quán - không đi chơi - không mua sắm. Chưa hết, anh còn cấm bật đèn vào ban ngày, sau 9 giờ tối phải tắt điện, chỉ cho con bật đèn học, chỉ được bật điều hòa vào những ngày nắng nóng 39 độ C trở lên và đồ dùng trong nhà phải mua hàng giảm giá hoặc thanh lý.

Người đàn ông 45 tuổi còn tiết kiệm trong cả những tình huống ngặt nghèo. Có lần, anh sốt 39 độ, bụng đau thắt, mặt tái mét nhưng không chịu đi khám. Chỉ lúc ngất đi, người nhà mới đưa được anh lên xe cấp cứu đến viện vì chảy máu dạ dày cấp. Vừa tỉnh lại sau cuộc phẫu thuật anh nằng nặc đòi về vì sợ tốn tiền viện phí.

"Thậm chí anh ấy còn tiếc tiền về thăm bố mẹ", chị Hồng Nhung, 40 tuổi, vợ anh Hùng, thở dài. Quê cách nơi ở chừng 300 km, nhưng hai năm anh mới đưa vợ con về quê một lần, đa phần vào ngày thường, tránh lễ tết để khỏi tiền mừng tuổi, quà cáp."


Link: Những gia đình siêu tiết kiệm
:confused:

Gửi từ Nokia 6600 bằng vozFApp
Chuẩn truyền thống quay tay ra bài của VN tàu nhanh. Nhưng như nhà tôi chỉ mong tiết kiệm được bằng nửa mấy đứa trong bài. Hai vợ chồng đều tiêu phóng tay, tháng gần 100tr mà chả để được mấy. Như tháng này chưa hết tháng mà thấy tài khoản còn có 7 con số, giật mình :too_sad:
 
Chuẩn truyền thống quay tay ra bài của VN tàu nhanh. Nhưng như nhà tôi chỉ mong tiết kiệm được bằng nửa mấy đứa trong bài. Hai vợ chồng đều tiêu phóng tay, tháng gần 100tr mà chả để được mấy. Như tháng này chưa hết tháng mà thấy tài khoản còn có 7 con số, giật mình :too_sad:
Quay tay không thì không biết, chứ tôi biết 1 vài trường hợp như này ngoài đời luôn. Bố mẹ keo voãi chưởng, đến đời con nó phá tàn nhà.
 
Mới đọc bài báo này trên VnExpress. Mọi người thử xem đã từng thấy những trường hợp này xung quanh hay trực tiếp trải qua chưa nhĩ.

Trích phần đầu bài báo:

"Thấy vợ chuẩn bị ra chợ mua đồ ăn sáng, anh Tiến nói với theo, dặn chỉ mua đúng bốn cây hành, đủ nấu bốn bát mỳ.

Chị Minh nghe thấy nhưng không đáp, lẳng lặng đi thẳng. "Nhiều lúc phát ngượng với hàng xóm nhưng biết tính anh nên tôi không cự cãi", chị phân trần.

Không riêng bữa sáng, các bữa khác trong ngày, anh Ngọc Tiến, 40 tuổi, ở Hà Nội đều lên thực đơn chi tiết cho mâm cơm gia đình gồm một món canh, rau và hai món mặn. Thực phẩm quen thuộc là trứng, đậu phụ, lạc, cá khô và thịt, nhưng yêu cầu mỗi bữa cho bốn người không được tốn nhiều hơn 50 nghìn đồng. Những bữa cơm cứ lặp đi lặp lại đến mức cậu con trai út học lớp 3 luôn phàn nàn: "Cơm bán trú ở trường ngon hơn ở nhà". Nhưng anh Tiến lại kể về thời niên thiếu từng phải ăn cơm độn ngô, khoai, để con biết "bản thân đang có cuộc sống sung túc".

Ngoài chuyện ăn uống, anh yêu cầu mỗi thành viên không mua quá hai bộ quần áo mới trong một năm. Có lần, chị Minh xin mua váy mới để đi du lịch cùng công ty, anh chồng chì chiết nguyên tuần vì "có tận bốn chiếc trong tủ".

Mỗi tháng, hai vợ chồng chị Minh lĩnh lương khoảng 40 triệu đồng, mức thu nhập không thấp so với trung bình 7,2 triệu đồng của một lao động ở Hà Nội, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2021. Gia cảnh nội ngoại hai bên cũng không gặp khó khăn gì.

"Tôi muốn vợ con chi tiêu khoa học, dự phòng rủi ro. Ăn quá nhiều chất còn gây hại cho sức khỏe", anh Tiến giải thích. Anh quy định tiền học của con và sinh hoạt phí của cả nhà mỗi tháng không quá 10 triệu đồng. Số còn lại để tiết kiệm.

"Nhà người ta chỉ để ra khoảng 30% tiết kiệm chứ nhà này tiết kiệm tới 75% thì cực đoan quá", chị Minh thừa nhận.

Không thừa nhận mình tiết kiệm cực đoan, anh Đông Hùng, ở Hải Dương giải thích gia đình hướng theo cách sống tối giản của người Nhật. Thu nhập 18 triệu đồng mỗi tháng, chưa kể lương của vợ, nhưng anh lập quy tắc "3 không" cho cả gia đình: Không ăn hàng quán - không đi chơi - không mua sắm. Chưa hết, anh còn cấm bật đèn vào ban ngày, sau 9 giờ tối phải tắt điện, chỉ cho con bật đèn học, chỉ được bật điều hòa vào những ngày nắng nóng 39 độ C trở lên và đồ dùng trong nhà phải mua hàng giảm giá hoặc thanh lý.

Người đàn ông 45 tuổi còn tiết kiệm trong cả những tình huống ngặt nghèo. Có lần, anh sốt 39 độ, bụng đau thắt, mặt tái mét nhưng không chịu đi khám. Chỉ lúc ngất đi, người nhà mới đưa được anh lên xe cấp cứu đến viện vì chảy máu dạ dày cấp. Vừa tỉnh lại sau cuộc phẫu thuật anh nằng nặc đòi về vì sợ tốn tiền viện phí.

"Thậm chí anh ấy còn tiếc tiền về thăm bố mẹ", chị Hồng Nhung, 40 tuổi, vợ anh Hùng, thở dài. Quê cách nơi ở chừng 300 km, nhưng hai năm anh mới đưa vợ con về quê một lần, đa phần vào ngày thường, tránh lễ tết để khỏi tiền mừng tuổi, quà cáp."


Link: Những gia đình siêu tiết kiệm
:confused:

Gửi từ Nokia 6600 bằng vozFApp
Vnexpress nó quay tay ra bài đó giờ mà tin ah ? :beat_shot:
 
Nhà nghèo tiêu vậy là sang
Nhà cận nghèo tiêu vậy là bình thường
Nhà bình thường coi vậy là tiết kiệm
Nhà có điều kiện thì gọi là hà tiện
Còn nhà giàu mà tiêu vậy chắc không còn từ nào để tả:big_smile:
Hộ nghèo chỗ khu tôi sống tầm 60% dân số, 1 tháng cả nhà thu nhập chưa nổi 2 củ là bình thường
 
Mình đọc báo mà thấy kiểu phỏng vấn gia đình anh Tùng, anh Tuấn, chị Lan, abc các kiểu thì thường là nhà báo chém gió ra hết chứ nhà nào hơi đâu mà đi khai với nhà báo hết thế kia;)
 
Nhà nghèo tiêu vậy là sang
Nhà cận nghèo tiêu vậy là bình thường
Nhà bình thường coi vậy là tiết kiệm
Nhà có điều kiện thì gọi là hà tiện
Còn nhà giàu mà tiêu vậy chắc không còn từ nào để tả:big_smile:
Hộ nghèo chỗ khu tôi sống tầm 60% dân số, 1 tháng cả nhà thu nhập chưa nổi 2 củ là bình thường
anh ở nông thôn hả, tôi hỏi thật?.
vì kiếm ko ra 2tr ở thành phố thì khó tin vcl ra đấy chứ :D
 
anh ở nông thôn hả, tôi hỏi thật?.
vì kiếm ko ra 2tr ở thành phố thì khó tin vcl ra đấy chứ :D
Trên núi ở tây bắc, ở đây là " cả nhà " kiếm không nổi ấy chứ
Nhưng anh yên tâm, ở đây họ có thể thiếu ăn, nhưng rượu thì không:doubt:
 
mấy fen nghĩ thế nào nếu câu chuyện theo 1 hướng khác, người chồng thì tiết kiệm thậm chí là tằn tiện để vợ con mình được ăn uống thoải mái
xjIzSG9.png
 
Back
Top