Tính năng mới trên iPhone 14 liên tục làm phiền cảnh sát Mỹ

MasterchiefsReborn

Senior Member
https://zingnews.vn/tinh-nang-moi-tren-iphone-14-lien-tuc-lam-phien-canh-sat-my-post1392899.html

Công cụ cảnh báo tai nạn trên iPhone 14 liên tục đẩy tin sai đến tổng đài của cảnh sát Mỹ, gây khó khăn trong quá trình cứu hộ.

Tính năng tự động xác định tai nạn xuất hiện trên iPhone 14, Apple Watch mới, được Táo khuyết quảng cáo rằng có mức độ tin cậy cao, đã trải qua thử nghiệm nghiêm ngặt. Tuy nhiên, công cụ nêu trên gây phiền hà cho nhiều sở cảnh sát ở Mỹ bởi các cuộc gọi giả.

Công nghệ của Táo khuyết không phân biệt được chuyển động khi người dùng trượt tuyết, dẫn đến phát hiện nhầm lẫn tai nạn.

Hàng chục cuộc gọi báo tai nạn giả mỗi ngày do iPhone

Một ngày sau lễ Giáng sinh, trước giờ tan ca, Trung tâm Liên lạc Khẩn cấp của hạt Sterns, bang Minnesota, Mỹ, nhận được một cuộc gọi với tông giọng máy đọc. “Chủ sở hữu của chiếc iPhone này bị tai nạn ôtô nghiêm trọng và không thể phản hồi”, đầu dây bên kia lên tiếng.

Cuộc gọi tiếp tục cung cấp tọa độ của chủ máy với bán kính chính xác ước tính ở mức 5 m. Âm thanh nền là tiếng động cơ máy trượt tuyết. Cảnh sát điều phối cố liên lạc nhưng không có phản hồi. Sau đó, văn phòng cảnh sát đã điều người di chuyển đến khu vực theo tọa độ được xác định. Đó là một khu trượt tuyết. Nhưng không có dấu hiệu nào của một vụ tai nạn.

Lý do là vốn không có sự cố nào xảy ra tại đây. Cuộc gọi vô tình được kích hoạt bởi phần mềm phát hiện tự động trên iPhone 14 series và Apple Watch mới. Sự việc nói trên tiêu tốn khoảng nửa tiếng làm việc ngoài giờ của cảnh sát phụ trách.

Jon Lentz, Đội trưởng đội tuần tra của Văn phòng Cảnh sát hạt Stearns cho rằng 30 phút là không nhiều. Nhưng điều này tiềm ẩn nguy cơ. Lentz nói với MPR rằng họ đã nhận được 7 cuộc gọi giả trong vài tuần qua. Trong đó có 4 người gọi tự động lúc họ trượt tuyết.

Sau khi tìm cách liên lạc, cảnh sát cũng đã tiếp cận được những người được báo gặp tai nạn. “4 giờ sau, chúng tôi mới gọi được anh ấy. Người đàn ông cho biết rằng không thực sự chắc chắn về sự cố đã xảy ra”, cảnh sát trưởng kể lại.

Những cuộc gọi cấp cứu tương tự cũng xuất hiện ở các bang Minnesota, Colorado (Mỹ). Vào mùa đông, ở môn trượt tuyết, có các hành động dạng dừng, rẽ đột ngột có thể khiến cảm biến của iPhone bị đánh lừa. Một số trung tâm nhận hàng chục cuộc gọi tự động giả mỗi ngày. Số lượng tăng mạnh ở khu vực có các khu trượt tuyết.

Không chỉ tiêu tốn thời gian của cảnh sát, các cuộc gọi tự động giả từ iPhone, Apple Watch khiến phí phạm tài nguyên cứu trợ. Khi cảnh sát dành ưu tiên cho những vụ việc không có thật, những người khác có thể gặp nguy hiểm vì không được hỗ trợ.

.........
 
Ngồi buồn* nghĩ sơ nếu dùng mô hình kiểm chứng như Waze thì thế nào, đại loại là thông báo cho người có iphone gần đó rằng gần họ có người gặp tai nạn, rồi chỉ họ tới tận nơi để xác nhận, nhưng đến đây thì sinh ra đủ thứ phức tạp:
  • Người nhận được thông báo phủ nhận trong khi tai nạn có thật thì liệu có phù hợp pháp luật hay đạo đức? Nếu có thì ai mà dám phủ nhận, chỉ ignore câu hỏi nếu không thấy gì.
  • Người mua iphone giờ tự nhiên có trách nhiệm (luật pháp/đạo đức) thấy tai nạn phải confirm cho Apple trong khi người dùng Android thì không cần, không có?
...

(*) Buồn vì làm CS ở Scotland Yard thiếu 2 tháng nữa mới được 12 năm.
 
Back
Top