anhvu_1805
Senior Member

Tòa Tối cao Mỹ chặn lệnh trục xuất khẩn cấp của ông Trump
Tòa Tối cao Mỹ vừa tạm dừng trục xuất người nhập cư theo Đạo luật Kẻ thù Ngoại bang, giữa lúc nhóm Venezuela ở Texas kiện chính quyền Trump cưỡng ép họ rời Mỹ.

Tòa Tối cao Mỹ vừa tạm dừng trục xuất người nhập cư theo Đạo luật Kẻ thù Ngoại bang, giữa lúc nhóm Venezuela ở Texas kiện chính quyền Trump cưỡng ép họ rời Mỹ.
Rạng sáng ngày 19/4 (giờ Mỹ), Tòa án Tối cao Mỹ đã ban hành lệnh tạm hoãn việc trục xuất nhóm người nhập cư đến từ Venezuela, vốn đang đối mặt với khả năng bị đưa ra khỏi nước Mỹ theo Đạo luật Kẻ thù Ngoại bang – một đạo luật có tuổi đời hơn 200 năm, lần đầu tiên được Tổng thống Donald Trump tái kích hoạt từ giữa tháng 3, theo CNN.
Tòa án Tối cao Mỹ bất ngờ tạm hoãn trục xuất người nhập cư theo Đạo luật Kẻ thù Ngoại bang. Ảnh: Reuters.
![]()
Tòa án Tối cao Mỹ bất ngờ tạm hoãn trục xuất người nhập cư theo Đạo luật Kẻ thù Ngoại bang. Ảnh: Reuters.
Lệnh của Tòa Tối cao mang tính chất khẩn cấp, yêu cầu chính quyền Trump tạm dừng mọi hành động trục xuất đối với các thành viên trong nhóm cho đến khi có phán quyết tiếp theo.
Đồng thời, Tòa cũng yêu cầu phía chính phủ phải nộp văn bản phản hồi sau khi Tòa Phúc thẩm Liên bang Khu vực 5 (trụ sở tại Louisiana) đưa ra bước đi tiếp theo trong vụ việc.
Nhóm luật sư thuộc Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) và Democracy Forward cáo buộc chính quyền Trump lạm dụng Đạo luật Kẻ thù Ngoại bang – văn bản pháp lý từ thế kỷ 18 – để trục xuất nhanh người nhập cư mà không cần tuân thủ quy trình luật di trú hiện hành.
Trước đó, Tòa án Tối cao từng cho phép chính quyền áp dụng đạo luật, nhưng yêu cầu phải thông báo đầy đủ cho người bị ảnh hưởng và tạo điều kiện để họ kháng cáo tại tòa án nơi họ đang bị giam giữ.
Tuy nhiên, tại phiên điều trần khẩn hôm 18/4, luật sư ACLU cho biết người bị giam chỉ nhận được thông báo trục xuất chưa đầy 24 giờ, kèm bằng chứng ảnh chụp. Luật sư Bộ Tư pháp phản bác, cho rằng lệnh Tòa chỉ yêu cầu có thông báo, chứ không buộc phải cho quyền kháng cáo ngay lập tức.
Dù tỏ ra thông cảm, Thẩm phán James Boasberg (Tòa Liên bang Washington D.C.) cho rằng ông không đủ thẩm quyền để can thiệp khi vụ việc đang được xem xét ở cấp cao hơn.